chống sự xâm nhập và ảnh hưởng của văn hóa độc hại, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa.
2.3. NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.1. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hoà bình
Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. GS Trần Văn Giàu nhận định: “Bị đô hộ hàng mấy mươi thế kỷ bởi một nước có văn hóa cao hơn nhiều và số dân đông gấp bội mà sau ngàn năm “ta vẫn là ta”, hẳn không phải vì những mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn, mà chủ yếu là nhờ văn hóa, nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình, chứ lấy sức đọ sức, lấy số đọ số, thì dân Việt Nam, nước Việt Nam chỉ còn là đối tượng của khảo cổ học” [74, tr.56]. Yêu nước của người Việt Nam bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân, từ sự quan tâm đến những người ruột thịt, đến tình làng, nghĩa xóm, sau đó phát triển cao thành tình yêu quê hương, đất nước. Yêu nước đã trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam, không còn dừng lại ở trình độ một nhận thức, tình cảm, mà đã trở thành một chủ nghĩa - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nó là một lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, có tác dụng to lớn trong việc động viên, cổ vũ mọi người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc khi có nguy cơ xâm lược từ ngoài tới hay kiên trì góp sức vào sự nghiệp dựng xây đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” [46, tr.79].
Chủ nghĩa yêu nước có vai trò to lớn trong hệ thống GTVH tinh thần TTDT, là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị”, là “động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [27, tr.94]. Giáo dục, tuyên truyền,
thực hành yêu nước là vấn đề lớn đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến [17].
Giáo dục lòng yêu nước cho SV là giúp cho SV hiểu được những vấn đề chung nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước. SV phát huy tinh thần yêu nước, thống nhất ý chí và hành động, năng động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Việt Nam
- Nhân Cách Và Một Số Khái Niệm Liên Quan Trực Tiếp
- Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách Sinh Viên
- Giáo Dục Tinh Thần Lạc Quan, Yêu Đời, Yêu Cái Đẹp
- Những Nhân Tố Khách Quan Tác Động Đến Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Cho Sinh Viên
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Hình Thành, Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Người Việt Nam có quyền tự hào về nền văn hiến lâu đời. Tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc như vọng mãi từ ngàn xưa “Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Bình Ngô đại cáo), tiếng hô “sát thát” từ hội nghị Diên Hồng và dõng dạc lên tiếng - tuyên ngôn: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư. Rành rành phân định tại sách trời”… cho đến thời đại Hồ Chí Minh một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chúng ta có quyền tự hào “Trải qua bao nhiêu thử thách nặng nề dưới ách đô hộ của nước ngoài, nhân dân ta vẫn giữ được tính cách là tâm hồn Việt Nam ở tiếng nói cũng như lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập dân tộc, tính cần cù trong lao động sản xuất và dũng cảm trong chiến đấu vì tự do” [10, tr.32].
Giáo dục truyền thống hôm nay cần một sự ôn hòa, trí tuệ và tích cực, có khả năng lan tỏa, nhanh chóng chạm tới trái tim thế hệ trẻ để cho chính thế hệ trẻ tự ý thức được về điều đó. Ví dụ như một tác phẩm văn học “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi 20”, MV “Tiếng gọi non sông”, MV “Quốc ca - Tiến quân ca”, dự án âm nhạc “Những trái tim Việt Nam”, chương trình đại nhạc hội “Khí phách Đại Việt”…đã nhanh chóng truyền đi thông điệp về tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc Việt Nam tới hàng triệu triệu người Việt và bạn bè trên khắp thế giới. Và mỗi người con đất Việt đều có quyền tự hào:
Việt Nam của tôi tuy chưa giàu có, nhưng đã không còn là nước nghèo chỉ sau hơn 20 năm phát triển, khi đất nước này chỉ có được hoà bình 35 năm, còn người Mỹ thì chưa bao giờ hứng chịu bất kỳ cuộc chiến tranh quốc tế nào. Việt Nam chúng tôi yên bình, những người trẻ tuổi có thể yên ổn học hành mà không sợ bị đánh bom hay xả súng, còn nước Mỹ và nhiều nước khác luôn phải lo đối phó với khủng bố. Việt Nam của tôi gồng mình hứng chịu chiến tranh, chưa thôi đau đớn vì những vết thương chiến tranh để lại, nhưng vẫn tiến lên phía trước… Bao nhiêu đó cũng đã đủ để tôi nói với bạn bè quốc tế rằng: Tôi tự hào là người Việt Nam! [79].
Giáo dục về giá trị hòa bình giúp SV hiểu đây là giá trị phổ biến của toàn nhân loại. Hòa bình là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng một thế giới bình yên và thịnh vượng cho mọi dân tộc. Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi. Hoà bình còn là bản lĩnh, ý chí quyết tâm đấu tranh giữ gìn, bảo vệ nền hoà bình, độc lập dân tộc, tích cực tham gia giữ gìn hoà bình thế giới. Việt Nam đã và đang là một dân tộc như vậy. Không những thế, trong con mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam luôn luôn là biểu tượng của hòa bình, của khát vọng độc lập, tự do, của lòng nhân ái, khoan dung. Chúng ta đã và đang đấu tranh với tư thế của người có chính nghĩa, có văn hóa, được kết tinh từ hàng ngàn năm đánh giặc, giữ nước; có tinh thần đại nghĩa của dòng máu Lạc
- Hồng và tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh [48, tr.107-110]. Một Việt Nam thanh bình, yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Câu chuyện của ngày hôm nay, mỗi người Việt Nam yêu nước chân chính cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, không làm phương hại đến lợi ích dân tộc. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo phải dựa vào ngọn cờ chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, tinh thần thượng tôn pháp luật, ở nền tảng văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc. Đó cũng chính là thông điệp gửi tới các bạn trẻ SV hôm nay.
2.3.2. Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Nó trở thành cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam là tinh hoa đã được hun đúc và thử thách qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Nhờ đó, con người Việt Nam ý thức được mình thuộc về một quốc gia, dân tộc, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước vận mệnh dân tộc, điều đó giúp cho dân tộc ta trở thành một khối thống nhất vững mạnh. “Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương...và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi toàn quốc là đồng bào. Tinh thần đoàn kết toàn dân từ đó mà ra” [64, tr.203]. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tinh thần đoàn kết đã được thể hiện mãnh liệt qua lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Người còn nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Ý thức cộng đồng Việt Nam thể hiện qua sự đồng thuận về nhận thức, về tình yêu, về trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng, với quê hương, đất nước. Đó là sự đồng thuận: trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích tập thể nhỏ - bộ phận với lợi ích toàn thể cộng đồng dân tộc; trong nỗ lực đương đầu với các thách thức, giải quyết các khó khăn; để xây dựng và gìn giữ tình cảm gắn kết cộng đồng, cùng tạo nên định hướng giá trị chung của dân tộc Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đang diễn ra, tất yếu nảy sinh phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn lợi ích. Ý thức cộng đồng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng nó đang bị chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng bè phái, cục bộ tác động xấu đến một bộ phận nhân dân. Cần giáo dục cho SV nhận thức đúng đắn khái niệm và bản chất của đoàn kết, ý thức cộng đồng. Bản thân SV cũng bị chi phối bởi một hệ thống các lợi ích của SV trong mối quan hệ với lợi ích cộng đồng, dân tộc. Hàng tối các bạn lên Facebook cọ sát với chuyện gần, xa, lạ, cũ, xã hội phản chiếu tốt xấu lẫn lộn, rồi ngày mai trên giảng đường lại nghe thầy cô nói về những điều đạo lý như đặt ra cho các bạn phép toán phải tự giải. Đây chính là vấn đề của thời kinh tế thị trường, mở cửa, chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc đối với công tác giáo dục đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng cho SV Việt Nam hiện nay.
2.3.3. Giáo dục lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý
Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Tuy vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Người Việt Nam hay nói đến “tình sâu, nghĩa nặng”, vì nghĩa mà vợ chồng sống với nhau đến thuở đầu bạc, răng long. Cha mẹ lo cho con khi còn nhỏ, con cái có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi già yếu. Anh em trong nhà xem nhau “anh thuận, em hoà là nhà có phúc”. Quan hệ làng xóm “tối lửa, tắt đèn có nhau”, rộng ra cộng đồng là tư tưởng “thương người như thể thương thân”. Nhân ái đã trở thành một giá trị cao đẹp của dân tộc ta. Hồ Chí
Minh là một biểu tượng tuyệt vời của lòng nhân ái, “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
Trong những năm qua, tinh thần nhân ái tiếp tục được nhân dân ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới. Các phong trào mang tính xã hội phát triển rộng khắp, có ý nghĩa sâu sắc như “uống nước nhớ nguồn”, “xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”; “gây quỹ vì người nghèo”, “hiến máu nhân đạo”, “vòng tay nhân ái”, “nối vòng tay lớn”, …
Bao dung là sự chấp nhận và tôn trọng con người đa dạng về đủ mọi mặt, còn khoan dung là đức tính rộng lượng, dễ dàng thông cảm, chấp nhận và tha thứ. Người khoan dung cũng có thể không bao dung khi không tôn trọng những gì mà mình không đồng ý. Còn người bao dung thì luôn có tính khoan dung vì đã chấp nhận sự khác biệt của người khác, nên cũng dễ thông cảm và tha thứ. Sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi biết tha thứ, tâm hồn ta sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Nguyễn Trãi là người đã đạt đến đỉnh cao về tư tưởng nhân ái, khoan dung “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Ngày nay, khoan dung là một vấn đề toàn cầu. Bởi vậy, vì hòa bình, hạnh phúc và tự do của con người, khoan dung trở thành một cam kết quốc tế. Theo UNESCO, khoan dung không chỉ là một lối hành xử có văn hóa giữa các cá nhân trong một cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác mà còn nhấn mạnh sự tôn trọng, sự chấp nhận và sự thưởng thức những đa dạng, phong phú trong các nền văn hóa trên toàn thế giới.
Trọng nghĩa tình đạo lý: Theo quan niệm chung, đạo lý là cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức ở đời. Khi nghiên cứu và đánh giá một nền văn hóa bên những giá trị khác, giá trị về đạo lý là yếu tố quan trọng để đánh giá về tầm vóc, bản lĩnh và văn minh của mỗi dân tộc. Nhưng xét về bình diện chung thì
có thể nói đạo lý ở các quốc gia khác nhau có nhiều nét tương đồng, đặc biệt trong thế kỷ 21 này do tính pha trộn, học hỏi và khoa học công nghệ tác động. Bản thân SV cần hiểu, thấm nhuần và sống có lòng nhân ái, bao dung,
trọng nghĩa tình đạo lý. Để giáo dục những phẩm chất đó, không chỉ đơn thuần là vấn đề lý thuyết mà còn rất cần một sự làm gương, tình thương, sự bao dung, độ lượng đối với SV, làm cho họ tự nhận ra, tự nảy sinh và phát triển những phẩm chất đó với người khác, với xã hội.
2.3.4. Giáo dục đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị, trung thực
Cần cù sáng tạo là phẩm chất quý báu của người Việt Nam. Truyện Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa có ý nghĩa “Cần”, đó là truyện ngợi ca đức tính cần cù, lao động có kĩ thuật, có sáng tạo, biết vượt qua những trở ngại của cát lún, đất bùn, ao đầm…để lập xong kinh thành của nước Âu Lạc. Bánh chưng Bánh dày không phải chỉ là truyện trung hiếu, truyện triết lý Trời tròn Đất vuông, mà còn là truyện ngợi ca tinh thần lao động sáng tạo của người dân biết từ vật liệu có sẵn chế biến ra những món ăn mới ngon lành, đặc sắc mà không cầu kì v.v. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống sáng tạo và sáng tạo vô song. Bởi vì, không sáng tạo thì làm sao sống cạnh nước lớn luôn luôn có ý thức đồng hoá và xâm lược. Không sáng tạo làm sao đánh thắng được giặc ngoại xâm hùng mạnh, giữ vững được nền độc lập, không sáng tạo thì làm sao giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc. Dân tộc Việt Nam ngàn năm đứng vững trước họa xâm lăng là một kỳ công. Hơn nữa, các khái niệm, phạm trù, ngôn ngữ trong văn hóa ngoại lai đã được các nhà văn hóa Việt Nam vận dụng, bổ sung, cấu trúc lại, đã được “Việt Nam hoá”. Và ngày nay, “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghiã tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống” [16, tr.56].
Người Việt Nam thể hiện đức tính cần cù sáng tạo là ở sự chăm chỉ, cần mẫn, kiên nhẫn trong công việc, quyết tâm đạt được mục đích của mình. Cần
cù sáng tạo, vượt khó là một phẩm chất quý báu có thể giúp con người vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời, biết đứng lên mỗi khi vấp ngã. Tuy nhiên, năng động, sáng tạo không phải là một tố chất bẩm sinh, nó được hình thành trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự cần cù chịu khó trau dồi kiến thức, tích lũy vốn sống. Tinh thần cần cù năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên trong cuộc sống có mối liên hệ mật thiết với nhau, cần cù năng động, sáng tạo giúp cho ý chí vươn lên trong cuộc sống trở thành hiện thực. Thành công thật sự hiếm khi đến với những nỗ lực ngắn hạn, mà đó là cả một quá trình dài kiên trì phấn đấu. Nếu như người Nhật thường được nhắc đến thái độ làm việc nghiêm túc, tính tiết kiệm và sự trung thành, người Mỹ với tầm nhìn, tính tự lập, đề cao quyền cá nhân thì với người Việt chúng ta cũng có thể tự hào về đức tính cần cù chăm chỉ, năng động sáng tạo của mình.
Có thể điểm những tấm gương sáng vượt qua hoàn cảnh, nỗi bất hạnh của mình và chiến thắng. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ, từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam. Từ suy nghĩ “cuộc sống luôn thử thách con người, con người sống phải có ý thức và nghị lực, phải vượt lên chính bản thân mình để làm điều có ích cho xã hội” đã giúp chàng trai Nguyễn Thiện Huy (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) 22 tuổi nhưng chỉ cao 1,2m quyết tâm vượt khó trở thành sinh viên đại học. Lê Minh Tâm sinh năm 1990 (Hòa Thành, Tây Ninh) là chàng trai khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ và đã trở thành sinh viên khoa Ngữ văn, trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992 (Cầu Giấy, Hà Nội) mắc chứng nhược cơ bẩm sinh, đôi chân không thể hoạt động được nữa. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Hoàng đoạt danh hiệu thủ khoa khối A trường đại học FPT. Sau đó trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất của trường đại học FPT được trao học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo …Những năm qua phong trào SV nghèo vượt khó phát triển rộng khắp các trường cao đẳng, đại học là một