Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên


nhưng khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là rất hạn chế. Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước ở các hồ chứa và nước sông, suối. Về mùa khô tình trạng thiếu nước xảy ra rất trầm trọng, ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng. Do đó, trong thời gian tới cần có những công trình nghiên cứu về khai thác nguồn nước từ suối ngầm, xây dựng thêm các "hồ treo" để dự trữ và cung cấp nước cho người dân trong vùng.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Rừng trên địa bàn huyện đa dạng loài cây và trạng thái. Có thể chia tài nguyên rừng thành các khu vực như sau:

- Khu vực phía Bắc của huyện gồm các xã Bạch Đích, Thắng Mố, Sùng Cháng, Sủng Thài, do địa hình cao dốc, nhiều đá lộ đầu nên diện tích rừng còn ít, chất lượng rừng không cao, loài cây chủ yếu là Kháo, De, Thừng mực, tre nứa, vầu tái sinh...còn lại chủ yếu là đất trống trạng thái (IA, IB và trạng thái

đất trống có cây rải rác IC).

- Khu vực phía Nam của huyện gồm: Các xã Du Già, Du Tiến, Lũng Hồ, Ngọc Long. Đây là khu vực có độ che phủ của rừng cao nhất trong toàn huyện, khu vực này còn rừng tự nhiên với các loài cây quý hiếm như Pơmu, Trai, Nghiến, Giẻ…

- Khu vực phía Tây của huyện gồm: Các xã Na Khê, Lao Và Chải, Ngam La, Đường Thượng, thị trấn Yên Minh. Diện tích rừng tự nhiên còn ở mức trung bình với các loài cây lấy gỗ và rừng vầu, tre, nứa ở các khu vực ven trục giao thông chính, rừng trồng chủ yếu là Thông, Sở.

- Khu vực phía Đông của huyện gồm: Các xã Đông Minh, Hữu Vinh, Mậu Long, Mậu Duệ do địa hình phức tạp gồm các dãy núi đất và núi đá vôi xen lẫn nên diện tích rừng còn ít và không tập trung. Thực vật chủ yếu là một số loài cây bản địa như Kháo, Tống quá sủ, Vầu, Tre nứa, lau lách.


Ngoài tài nguyên rừng của huyện còn phải kể đến các loại cây có tác dụng tăng độ che phủ mặt đất, chống xói mòn, rửa trôi như: cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả (xoài, hồng, lê), nghề nuôi ong đã góp phần không nhỏ vào kinh tế vườn rừng và góp phần nâng cao độ che phủ mặt đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi góp phần đắc lực cho việc bảo vệ đất đai và cải thiện môi trường sinh thái của huyện.

Tuy tiềm năng tài nguyên rừng của Yên Minh rất lớn nhưng ý thức bảo vệ và phát triển rừng của người dân chưa cao. Uỷ ban nhân dân huyện đã có những định hướng phát triển và khai thác tài nguyên đất rừng nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp, việc áp dụng quy trình công nghệ và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư vào ngành lâm nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc khai thác tài nguyên đất rừng còn nhiều bất cập, hiệu quả kinh tế thấp.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Qua thăm dò khảo sát, hiện nay trên địa bàn huyện có mỏ Antimon thuộc xã Mậu Duệ bước đầu đã đi vào khai thác với trữ lượng có thể khai thác hàng năm ước tính hàng ngàn tấn.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.3.1. Lợi thế

- Yên Minh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong mối giao lưu kinh tế, văn hoá, thương mại với Trung Quốc và các huyện, các tỉnh trong vùng.

- Là huyện có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai đa dạng với nhiều loại đất, thích hợp với nhiều loài cây trồng đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Nếu định hướng đầu tư đúng sẽ đẩy nhanh nền kinh tế toàn huyện và cải thiện đời sống nhân dân trong vòng 5 đến 10 năm tới.

3.1.3.2. Tồn tại

- Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện

đi lại và xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi rất khó khăn.

- Dân cư ở phân tán, nhiều thôn bản nhỏ, trình độ học vấn còn hạn chế


so với mặt bằng chung của tỉnh. Mặc dù nhân dân trong huyện đã cố gắng tận dụng triệt để quỹ đất nông nghiệp nhưng do thiếu vốn đầu tư và thiếu nguồn nước nên diện tích có khả năng mở rộng thêm diện tích ruộng trong những năm gần đây không tăng lên được bao nhiêu.

Tài nguyên khoáng sản không nhiều, đất đai tuy rộng lớn nhưng những khu vực đất bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ít và phân tán. Những khu vực đồi núi dốc do canh tác không hợp lý đã làm đất đai bị xói mòn, nhiều đá lộ đầu gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Với những đặc điểm trên đặt ra cho tỉnh Hà Giang cần có những nhiệm vụ cấp bách trong thời kỳ mới là:

+ Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

+ Tổ chức khoanh nuôi phục hồi làm giàu rừng trên những diện tích đất trống có đủ điều kiện khoanh nuôi phục hồi rừng.

+ Sử dụng hợp lý và hiệu quả đối với diện tích đất trống đồi núi trọc trong công tác trồng rừng giai đoạn từ nay đến năm 2015. Đặc biệt quan tâm loài cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao, đa tác dụng, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng rừng trồng trong giai đoạn mới.

Hiện nay do chưa có điều kiện nên việc đánh giá và lập bản đồ về hiện trạng xói mòn đất chưa được thực hiện để đánh giá chính xác mức độ suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh. Nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất rất khan hiếm nhất là vào mùa khô ở các huyện vùng cao. Rừng đã bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân không đảm bảo. Do vậy việc khôi phục rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt là rất cấp thiết.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Biểu 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2000 – 2005


Chỉ tiêu

Đv tính

Năm 2000

Năm 2005

Nông lâm nghiệp

%

70

53,12

Công nghiệp - xây dựng

%

12

19,91

Thương mại - dịch vụ

%

18

26,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 4

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Yên Minh năm 2006


Từ số liệu biểu 3.1 cho thấy trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển biến với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, khu vực kinh tế nông lâm nghiệp cũng có bước tăng trưởng nhưng chậm hơn. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng là do chủ yếu được đầu tư trực tiếp của Nhà nước theo các chương trình dự án.

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.2.1.1. Trồng trọt

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình, thiên tai, song dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, toàn dân tích cực khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích gieo trồng. Diện tích gieo trồng của cây lúa năm 2006 là 2.084ha, sản lượng lúa đạt 10.049 tấn tăng so với năm 2000 là 3.321 tấn, trong

đó diện tích thâm canh là 1.927ha chiếm 93% diện tích lúa. Diện tích gieo trồng cây Ngô là 6.334 ha, với 2.320 ha Ngô vụ xuân, 4.014ha Ngô chính vụ. Sản lượng ước đạt 14.965 tấn tăng so với năm 2003 là 3.496 tấn.

Cây đậu tương được quan tâm chú trọng, đầu tư thâm canh đưa các loại giống mới có năng xuất cao vào sản xuất, diện tích cây đậu tương tăng đáng kể từ 391 ha năm 2000 lên 2.500 ha năm 2005 và 2.630 ha năm 2006, sản lượng đạt 1.423 tấn tăng 1.188 tấn so với năm 2000.

Cây chè được huyện xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất Nông nghiệp, toàn huyện có 276 ha chè cho thu hoạch, năng xuất búp tươi đạt 30 tạ/ha/năm,. Trong những năm tới huyện cần đầu tư phát triển diện tích cây chè và quan tâm đến việc thâm canh diện tích chè hiện có. Ngoài ra trong các hộ gia đình đã xuất hiện mô hình trang trại với các giống cây trồng phong phú như Xoài, Nhãn, Vải, mía, Lê, Mận,… cho giá trị kinh tế cao làm tăng thu nhập của người dân. Bên cạnh các cây công nghiệp, ở mỗi hộ gia đình trong toàn huyện, cây rau đậu các loại cũng được chú trọng và mở rộng được diện tích 850 ha bước đầu đã đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong vùng.


3.2.1.2. Chăn nuôi:

Với dự án Bò thế giới, đầu tư cho vay mua bò, cho vay mua Dê theo nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ nên chăn nuôi chủ yếu trong huyện là Trâu, Bò, Dê…Trong những năm qua đàn gia súc của huyện phát triển tốt và ổn định.

Đến nay tổng đàn gia súc của huyện có: 70.389 con, tăng 17.236 con (32,4%) so với năm 2000, trong đó:

- Đàn Trâu: 15.850 con, tăng 1.612 con, bình quân mỗi năm tăng 6,04%.

- Đàn Bò: 14.580 con, tăng 4.197 con, bình quân mỗi năm tăng 8,08%.

- Đàn Ngựa: 3.330 con, giảm 839 con, giảm mỗi năm là 4%.

- Đàn Dê: 9.539 con, tăng 2.788 con, bình quân mỗi năm tăng 8,26%.

- Đàn Lợn: 27.052 con, tăng 9.440 con, mỗi năm tăng 10,72%

- Đàn ong: 1.376 đàn, tăng 372 đàn, bình quân mỗi năm tăng 7.4%.

(Nguồn: Phòng thống kê, năm 2006)

Từ đó cho thấy những năm gần đây người dân đã chú trọng hơn đến chăn nuôi, tỷ lệ gia súc hàng năm tăng bình quân 8%/năm nhờ có sự quan tâm của các cấp thông qua các dự án về chăn nuôi, trồng cỏ Voi phục vụ chăn nuôi, một phần người dân cũng đã xác định được chăn nuôi ngoài cung cấp sức kéo nó còn là nguồn thu nhập lớn trong hộ gia đình.

3.2.1.3. Sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành việc giao đất giao rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đã từng bước được nhân dân nhận thức rò hơn đã có những hộ gia đình đã vươn lên làm kinh tế từ mô hình trang trại vườn rừng có thu nhập cao và ổn định. Bằng các nguồn vốn như: Chương trình 327, dự án 661, định canh định cư, dự án HPM.Từ năm 2000- 2006 toàn huyện đã trồng mới được; 3.924ha rừng trong đó: trồng rừng phòng hộ tập chung: 2.271 ha, trồng rừng sa mộc, thông phân tán theo hộ gia đình: 1.023 ha. Ngoài ra nhân dân tự trồng rải rác một số diện tích như: cây Sở, Thông, Tre luồng…góp phần


nâng cao độ che phủ rừng từ 24% năm 2000 lên 26% năm 2006, tuy nhiên so với nghị quyết Đảng bộ khoá 14 của huyện đề ra vẫn còn thấp (38%).

3.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê, dân số của toàn huyện đến ngày 10/1/2007 là

71.062 người, với 12.864 hộ, bình quân 5,5 người/hộ, trong đó hộ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 97,24% tổng số hộ. Trên địa bàn có 16 dân tộc sinh sống trên 18 xã, thị trấn. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người H’mông: 53%. Dân số nông thôn 63.644 người, chiếm 93,15% tổng dân số. Mật độ dân số trên toàn huyện là 89,22 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều. Dân số tập trung đông ở thị trấn, thị tứ và ven các trục giao thông chính.

Tổng số lao động trong toàn huyện là 35.533 người, chiếm 52% tổng dân số, trong đó lao động nông thôn chiếm trên 90% tổng lao động xã hội toàn huyện. Về chất lượng lao động, Yên Minh được đánh giá tương đối thấp so với các vùng khác trong tỉnh, công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn rất ít, mức sống của nhân dân còn thấp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,75% (năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,02%) bình quân mỗi năm giảm 0,05%. Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả.

Thông qua chương trình 135 của Chính phủ với tổng vốn đầu tư là xấp xỉ 49 tỷ cho xây dựng 148 công trình. “Chương trình mái nhà, bể nước, con bò” với 4.232 hộ được hỗ trợ vay 6.305 tỷ đồng. “Di dân ra biên giới” với tổng số vốn đầu tư 900 triệu đồng thuộc 4 xã vùng biên, dự án “Định canh - định cư” với tổng số vốn đầu tư 4.151,3 triệu đồng giúp nhân dân ổn định cuộc sống tăng gia sản xuất. Các chủ trương chính sách xã hội, xây mới và mở rộng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động như: Công nhân cho mỏ quặng, các cơ sở sản vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, sản xuất gạch, ngói, cho hộ gia đình cá nhân vay vốn đầu tư làm ăn

đã làm giảm bớt lượng lao động nhàn dỗi trong huyện. Tuy nhiên lượng lao

động nông nhàn trong huyện vẫn còn ở mức cao.


Trong những năm qua thu nhập bình quân của người dân có mức tăng lên, đời sống được nâng cao, nhưng tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí mới còn cao với tổng số 7.519 hộ.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông

Quốc lộ 4C chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 42 km đường cấp IV mặt đường trải nhựa. Đây là tuyến đường huyết mạch của huyện chạy dọc theo hướng Bắc Nam nối với các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc. Còn lại hệ thống

đường giao thông của huyện chưa phát triển, chất lượng đường kém đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đặc biệt là vận chuyển hàng hoá, đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Trong địa bàn huyện có 2 con sông lớn là sông Miện và sông Nhiệm chảy qua Yên Minh. Đây là 2 nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Được sự quan tâm của Nhà nước, đến nay trên

địa bàn huyện đã xây dựng được hơn 100 công trình thuỷ lợi và 22 công trình kiên cố hoá kênh mương đảm bảo nước tưới ổn định cho diện tích vụ xuân là 360, 8 ha, vụ mùa là 1362,7 ha.

3.2.3.3. Y tế – giáo dục

- Y tế

Với sự đầu tư của Nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, mạng lưới y tế từ huyện xuống cơ sở ngày càng được củng cố, cho đến nay 18/18 xã, thị trấn đã có trạm y tế trong đó thiết bị và nhân lực cũng được củng cố và tăng cường đảm bảo khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân trên địa bàn ở tuyến cơ sở.

- Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn huyện có 754 phòng học, có 18/18 xã, thị trấn

được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học quốc gia. Tỷ lệ huy


động trẻ từ 6-14 tuổi đến trường đạt 96,7%. Tuy nhiên công tác giáo dục trong những năm qua cũng còn một số vấn đề cần quan tâm đó là: Chất lượng dạy và học của các nhà trường chưa đồng đều, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, nhất là giáo viên cấp II và cấp III. một số địa bàn vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất như phòng làm việc, phòng học, nhà ở cho giáo viên còn tạm bợ, chủ yếu là nhà tranh tre nứa lá.

3.2.4. Kinh tế hộ gia đình

Theo số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Yên Minh thu nhập bình quân của hộ gia đình từ các nguồn thu khác nhau trên địa bàn huyện thể hiện trong bảng sau:

Biểu 3.2: Thu nhập bình quân của hộ gia đình/năm


TT

Nguồn thu nhập

Thu nhập bình

quân/hộ (tr.đồng)

%

1

Thu nhập từ làm ruộng nước

1,97

23

2

Thu nhập từ làm nương rãy

3,68

43

3

Thu nhập từ khai thác lâm sản ngoài gỗ

0,68

8

4

Thu nhập từ chăn nuôi

1,75

20

5

Dịch vụ khác

0,20

2

6

Vườn (cây ăn quả)

0,30

4


Tổng

8,58

100

Từ kết quả biểu 2 cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ nương rãy (chiếm 43%), tiếp đến là canh tác lúa nước. Nguồn thu nhập này chiếm 23% nguồn thu nhập chính của người dân, kế tiếp là thu nhập từ chăn nuôi chiếm tới 20% nguồn thu nhập chính. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể, nhưng người dân quan tâm chưa được đúng mức và chưa có định hướng phát triển chăn nuôi với các quy mô cụ thể. Còn lại các nguồn thu từ khai thác lâm sản ngoài gỗ từ rừng, dịch vụ, trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, nguồn thu này cũng phân bố không đều trong các huyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022