Thực Trạng Các Phương Pháp Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Các Trường Thcs Huyện Văn Bàn

Xu hướng không muốn mặc trang phục của dân tộc thể hiện bản sắc của mỗi tộc người, hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng “Kinh hóa”, “Âu hóa” là một thực trạng trong một bộ phận học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Văn Bàn. Qua khảo sát vẫn còn 71 học sinh không có biểu hiện thích mặc trang phục của dân tộc; 66 thỉnh thoảng mới mặc. Và có 84 số học sinh được hỏi không có biểu hiện về việc nhận mình là người dân tộc thiểu số.

Về tính cách, môi trường sống do các em có đặc tính sống khép mình, ngại giao tiếp, nếu không có các hoạt động để tạo điều kiện cho các em vui chơi, hoạt động tập thể thì việc hòa nhập với bạn cùng dân tộc và dân tộc khác trong các sinh hoạt hàng ngày ở nhà trường, khu ở bán trú sẽ hạn chế. Vẫn còn 41 em được hỏi thỉnh thoảng có biểu hiện thiếu tôn trọng người dân tộc khác. Đây cũng là một vấn đề nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo cần quan tâm, bởi nếu không chú ý điểm này dễ làm cho học sinh có cách sống xã cách, dễ xảy ra mất đoàn kết giữa các học sinh cùng dân tộc và giữa học sinh dân tộc này với dân tộc khác. Các hành vi đua đòi, ăn chơi, lười học tập, vi phạm nội quy nề nếp vẫn còn xảy ra với 10 học sinh được hỏi, học sinh vi phạm như uống rượu, bia, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ học để trốn đi chơi game online,… Những biểu hiện lệch lạc này cần được khắc phục bằng các biện pháp hiệu quả hơn để giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em.

2.2.5. Thực trạng các phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Bảng 2.5. Mức độ sử dụng những phương pháp để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS


TT


Phương pháp

Mức độ


Tổng CBQL


Tổng GV


Trung bình CBQL


Trung bình GV

Thứ bậc CB QL


Thứ bậc GV

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa sử dụng

CB

QL

GV

CB

QL

GV

CB

QL

GV


1

Giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông

(thuyết trình)


50


75


26


25


0


0


202


275


2,52


3,44


4


3


2

Đàm thoại: Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học

sinh trả lời


48


70


32


30


0


0


208


204


2,6


3,37


3


4


3

Trực quan: Thông qua việc tham

quan, trải nghiệm


42


65


38


35


0


0


202


265


2,52


3,31


4


5

4

Tổ chức các trò

chơi cho học sinh

54

82

26

18

0

0

214

282

2,67

3,52

2

2


5

Khen thưởng, kỷ

luật; nhắc nhở động viên kịp thời


56


87


24


13


0


0


216


287


2,7


3,58


1


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 7

Qua khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên thì giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh bằng phương pháp thuyết trình có 50 CBQL và 75 giáo viên cho rằng thường xuyên tổ chức. Phương pháp đàm thoại có 48 ý kiến CBQL và 70 GV thường xuyên tổ chức. Các phương pháp trực quan, trò chơi đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện. Song mức độ thực hiện chưa phải là thường xuyên, việc sử dụng phương pháp đàm thoại và trực quan để giáo dục hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chưa được tổ chức thường xuyên.

Tóm lại, qua khảo sát chưa có phương pháp nào được đánh giá là các trường THCS sử dụng thường xuyên. Đây cũng là một yếu tố cho người quản lý cần chú ý điều chỉnh trong kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường.

2.2.6. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Bảng 2.6. Các trường THCS đã giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các hình thức chủ yếu‌


TT


Hình thức

Mức độ thực hiện


Tổng


TB

Thái độ tham gia


Tổng


TB

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Khôn

g sử dụng

Rất thích


Thích

Không thích


1

Thông qua các

giờ dạy văn hóa trên lớp



57


43


157


1,96



35


65


135


1,68


2

Tổ chức lễ, hội theo các ngày lễ, tết của đất nước

và địa phương


63


30


7


256


3,2


40


45


15


225


2,8


3

Thông qua các buổi sinh hoạt trên lớp và hoạt động của Đội TNTP Hồ

Chí Minh


22


54


26


200


2,5



77


23


177


2,2


4

Thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao,

vui chơi, giải trí


16


73


11


205


2,56


11


76


13


198


2,47


5

Thông qua các hoạt động tình

nguyện, từ thiện



11


89


122


1,52



18


82


118


1,47

6

Thông qua dã

ngoại, tham quan


47

53

147

1,84

30

43

27

203

2,53


7

Thông qua tìm hiểu, cuộc thi về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các

dân tộc



71


29


171


2,13



47


53


147


1,84

Qua việc khảo sát về mức độ thực hiện Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh kết quả thu được, thể hiện như sau: Thực chất việc tổ chức Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn chủ yếu mới chỉ ở mức độ “thỉnh thoảng” tổ chức, chưa phải hoạt động mang tính thường xuyên của các nhà trường. Cụ thể: Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp có 57 ý kiến cho rằng nhà trường thỉnh thoảng tổ chức; 16 ý kiến thường xuyên và 73 ý kiến cho rằng thỉnh thoảng tổ chức hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí; hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương có 71 ý kiến là thỉnh thoảng mới tổ chức. Chính việc chưa tổ chức một cách thường xuyên, hình thức đa dạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS huyện Văn Bàn dẫn đến thái độ, tình cảm cho các em có thái độ tham gia yêu thích chưa nhiều. Có 65 ý kiến không thích Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp; 53ý kiến không thích Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc tại địa phương,… phải chăng đó cũng chính là việc lựa chọn hình thức chưa phù hợp, mức độ chưa thường xuyên. Vậy phải làm như thế nào để tất cả học sinh THCS phải hứng thú, yêu thích các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc? Đó cũng chính là sự trăn trở của tác giả đề tài và các nhà quản lý giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, làm thế nào để thu hút được các em học sinh có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động, trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc? Làm thế nào để mỗi nhà giáo đang công tác, giảng dạy ở các trường phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng của huyện có thể hiểu và truyền lửa cho học sinh của mình, tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc với những bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi tộc người trên địa bàn huyện trong giai đoạn phát triển, hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay?

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Để đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của Ban giám hiệu trường THCS, tôi đã tiến hành khảo sát 80 cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên - tổng phụ trách Đội của 10 trường THCS và lãnh đạo Phòng Giáo dục - đào tạo huyện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Tình trạng xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn


TT


Nội dung

Kết quả


Tổng


Trung bình


Thứ bậc


Tốt

Chưa tốt

Không

thực hiện

1

Kế hoạch cụ thể về hoạt động giáo dục

truyền thống văn hóa dân tộc

18

7

0

68

0,85

5


2

Kế hoạch quản lý nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc


13


12


0


63


0,78


7


3

Kế hoạch bồi dưỡng công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

CBQL, GV


15


10


0


65


0,81


6


4

Kế hoạch quản lý: giờ sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể


23


2


0


73


0,91


1

5

kế hoạch phối hợp các lực lượng trong

và ngoài nhà trường

19

6

0

69

0,86

4


6

kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả

hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


21


4


0


71


0,88


2


7

Có quy chế khen thưởng, phê bình

trong thực hiện kế hoạch Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


20


5


0


70


0,87


3

Kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy, việc xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của ban lãnh đạo các trường THCS chưa tốt, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để quản lý hoạt động này (xếp thứ 5). Hầu hết các nội dung điều tra khảo sát đối với CBQL đánh giá ở mức động chưa tốt

và còn có trường hợp không thực hiện. Cụ thể nội dung này xếp thứ 2 vì việc xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, quy chế khen thưởng, phê bình trong thực hiện kế hoạch Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vẫn chưa tốt; xếp thứ 6 là việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho CBQL, GV chưa tốt; thấp nhất là việc xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc không thực hiện (xếp cuối sung),… đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong các trường THCS của huyện những năm qua chưa cao.

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

* Lực lượng phối hợp tham gia hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc:

Với câu hỏi: “Theo thầy/cô, trong Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, lực lượng nào có vai trò quan trọng?” đã thu được kết quả sau:

Bảng 2.8. Các lực lượng phối hợp tham gia tổ chức các hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của nhà trường


TT


Lực lượng phối hợp

Mức độ


Tổng


Trung bình


Thứ bậc

Rất

quan trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

1

Cán bộ quản lý nhà trường

43

7

0

143

1,78

1

2

Giáo viên chủ nhiệm

34

16

0

134

1,67

4

3

Giáo viên bộ môn

19

31

0

119

1,48

6

4

Đội TNTP Hồ Chí Minh

40

10

0

140

1,75

3

5

Tập thể lớp

22

38

0

142

1,77

2

6

Ban đại diện cha mẹ học sinh

12

38

0

112

1,4

9

7

Gia đình

26

24

0

126

1,57

5

8

Bạn bè

14

36

0

114

1,42

8

9

Cộng đồng nơi cư trú

17

33

0

117

1,46

7

10

Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương

19

31

0

119

1,48

6

Trung bình

24,6

26,4

0

126,6

1,57


Với bảng khảo sát trên cho thấy 10 lực lượng phối hợp tham gia hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đều được đánh giá là quan trọng và rất quan trọng. Đặc biệt có 43 ý kiến cho rằng cán bộ quản lý nhà trường, 40 ý kiến cho rằng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, 34 ý kiến giáo viên chủ nhiệm, 26 ý kiến cho rằng gia đình là những lực lượng rất quan trọng để tham gia vào quá trình chỉ đạo, tổ chức, thực hiện nội dung Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Mỗi một lực lượng đều có vai trò quan trọng trong các hoạt động của nhà trường và có sự gắn kết với nhau.

* Sự phối hợp trong hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Để nắm được thực trạng phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, tôi đã điều tra và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Mức độ phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác trong tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh‌


TT


Phối hợp lực lượng

Mức độ (%)


Tổng


Trung bình


Thứ bậc


Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Chưa

phối hợp

1

Giáo viên chủ nhiệm

65

35


265

3,31

3

2

Giáo viên bộ môn

75

25


275

3,43

2

3

Đội TNTP

78

25


284

3,55

1

4

Ban đại diện cha mẹ học sinh

30

55

15

230

2,87

6

5

Cộng đồng nơi cư trú

45

50

5

245

3,06

5


6

Chính quyền và các tổ chức

xã hội ở địa phương


60


40


260

3,25


4

Qua khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý là lực lượng chủ đạo trong mọi hoạt động. Việc phối hợp giữa Ban lãnh đạo nhà trường với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh xếp thứ nhất của các ý kiến đánh giá là mức độ thường xuyên; với giáo viên bộ môn là thứ 2 và giáo viên chủ nhiệm là thứ 3 phối hợp thường xuyên. Song bên cạnh đó đối với lực lượng là Ban đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng nơi cư trú thì mức độ phối hợp thường xuyên không cao. Thậm chí còn có 15 ý kiến cho rằng Ban lãnh đạo nhà trường chưa phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và 5 ý kiến cho rằng chưa phối hợp với cộng đồng nơi cư trú.

Qua trò chuyện với thầy N.V.H hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên Thượng về nội dung phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, Thầy cho rằng: “Nhà trường chưa chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội như cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương để tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; bởi vì, công việc giảng dạy của nhà trường đã chiếm hầu hết thời gian trong tuần, bên cạnh đó các hoạt động chủ yếu là lồng ghép vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ theo kế hoạch của nhà trường”.

Qua quan sát hoạt động thăm quan của học sinh trường dân tộc bán trú THCS Chiềng Ken, chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh đi thăm quan một số di tích ngay trên địa bàn xã (đền Ken); chưa có sự phối hợp giữa các tổ chức như Liên đội, các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm khác hay với Đoàn thanh niên của xã; tại nơi thăm quan chủ yếu giáo viên chủ nhiệm tự hướng dẫn học sinh, không có người địa phương hiểu biết về lịch sử và truyền thống dân tộc để giới thiệu, giáo dục cho các em học sinh.

Thực tế cho thấy, tại các nhà trường cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc dựa trên kế hoạch chung của nhà trường theo biên chế năm học. Bộ phận chuyên môn cơ bản đã triển khai kế hoạch hoạt động đến các lực lượng phối hợp và thực hiện hoạt động giáo dục cho học sinh.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí