Những Nhân Tố Khách Quan Tác Động Đến Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Cho Sinh Viên


kết, tập hợp rộng rãi mọi SV Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Qua đó, Hội góp phần tích cực giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho SV.

Gia đình là một nhân tố chủ quan tác động đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT cần được xác định. Theo nguyên lý giáo dục, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội được thực hiện xuyên suốt trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Các phẩm chất tâm lý về tính tích cực cá nhân học sinh từ môi trường giáo dục của gia đình có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành ở trẻ những kỹ năng, hành vi và thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt. Tiền đề này vẫn cần được củng cố và phát huy đối với SV. Trong môi trường giáo dục đại học, đương nhiên, gia đình không thể theo dõi sát việc học tập của con em họ như ở phổ thông. Tuy nhiên, những hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình đối với SV có ảnh hưởng sâu sắc đến tính tích cực học tập của họ. Đó là sự bù đắp cần thiết về mặt tâm lý đối với SV trong học tập, giúp SV có thể đứng vững, vượt qua những khó khăn, thử thách và căng thẳng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Hơn nữa, phẩm chất đạo đức, nhân cách con người Việt Nam truyền thống có cội nguồn sâu nặng trong quan hệ huyết thống, đạo lý “cha truyền con nối” và được bộc lộ ngay từ gia đình. Điều đó, lý giải rằng gia đình là một nhân tố quan trọng có vai trò tác động, ảnh hưởng nhất định đến quá trình giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV hiện nay.

Nhà trường, tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên và gia đình thể hiện vai trò chủ thể của mình thông qua quá trình hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Quá trình này là hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục (sinh viên) nhằm hình thành và phát triển nhân cách SV theo những yêu cầu của xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách SV, bởi nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích lý tưởng mà xã hội đang yêu cầu. Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của SV mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt SV thực hiện quá trình đó đến


kết quả mong muốn. Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ, thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó theo một gia tốc phù hợp mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát.

Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục nhân cách cho SV. Giáo dục được diễn ra trong một quá trình có sự tác động đồng bộ của những yếu tố như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT giữ một vai trò đặc biệt, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách. Mặt khác, trong hệ thống nhu cầu lợi ích của SV luôn xuất hiện nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, chính là để tạo nên diện mạo nhân cách con người văn hóa trong SV mà xu hướng chủ yếu là hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Vì thế vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinh thần TTDT đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo nên một môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho SV.

3.1.1.2. Đối tượng giáo dục là sinh viên

SV vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Sự hình thành và phát triển nhân cách SV được biểu hiện trên cả hai mặt sinh học và xã hội. Về mặt sinh học do SV chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất nên luôn có nhu cầu về vật chất và hoạt động lượng hóa vật chất. Về mặt xã hội SV luôn muốn tự thể hiện, tự khảng định mình nên xu thế là tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. SV có ưu điểm chung là tiếp thu nhanh những giá trị truyền thống và giá trị mới, có khả năng thụ cảm, khát vọng vươn tới lý tưởng, khao khát hiểu biết khám phá…Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên còn biểu hiện tính bồng bột, thiếu kinh nghiệm và đôi khi lệch lạc trong định hướng cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nhu cầu lợi ích của SV là được học tập trong điều kiện tốt nhất, trong đó nhu cầu lợi ích tinh thần chiếm ưu thế nổi trội. Tuy nhiên, khi xét về hệ thống nhu cầu lợi ích của sinh viên sẽ thấy tính đa dạng và di chuyển nhanh hơn hệ thống nhu cầu lợi ích các giai tầng khác trong xã hội. Thứ nhất, là nhu cầu học tập chiếm vị trí nổi trội, tạo nên tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cao ở mỗi sinh viên. Thứ hai, là nhu cầu tình bạn, tình yêu hướng tới phẩm chất tốt đẹp trong quan hệ xã hội. Thứ ba, nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, góp phần tạo nên diện mạo nhân cách con người văn hóa trong SV. Thứ tư, nhu cầu sinh hoạt cá nhân, trong điều kiện kinh tế thị trường do hoàn cảnh khác biệt dẫn đến nhu cầu khác biệt và nảy sinh mức sống và lối sống có sự khác biệt nhất định. Đây chính là những yếu tố tạo nên vai trò chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT.

Sự tác động của môi trường tự nhiên, xã hội và các nhân tố khách quan đến sự hình thành, phát triển NCSV diễn ra thường xuyên trên các phương diện thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, năng lực nhận thức và năng lực hành động. Theo nguyên lý vận động là một quá trình tự thân. Do đặc tính cá thể nên sự tiếp nhận ảnh hưởng của SV là không giống nhau. Vì vậy, trong sự phát triển năng lực, phẩm chất của con người SV, các nhân tố khách quan dù có quan trọng đến đâu cũng không thể thay thế được nhân tố chủ quan, không thể thay thế được sự tự giác học tập, rèn luyện mọi mặt của SV.

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 10

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có mang lại hiệu quả hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của chính bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục. Vai trò đó thể hiện rõ ở thái độ của SV trong nhận thức về “sự học”, học kết hợp với tự học, không ngừng tìm tòi say mê nghiên cứu, sáng tạo trong khi học có thầy hay khi tự học. Với vai trò đối tượng giáo dục, SV cần biết cách chuyển hóa kiến thức thầy cung cấp thành kiến thức của mình. Khả năng nhận thức và thái độ học tập tích cực, tự giác của SV sẽ giúp SV chủ động, năng động, sáng tạo trong học tập và học tập tốt. Đặc biệt, từ nhận thức đến quá trình hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác sẽ giúp SV xây dựng động cơ học tập đúng đắn, ổn định tự tin, vươn xa tầm nhìn. Vì


vậy, SV cần được “Phát huy tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo của SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, nghề nghiệp” [18, tr.109].

Vấn đề ở đây, giáo dục GTVH tinh thần TTDT không thuần túy là trang bị tri thức mà còn là tác nhân nuôi dưỡng, thẩm thấu phẩm chất tốt đẹp cho quá trình hình thành phát triển NCSV, không phải môn học nào cũng tạo được lợi thế như vậy. Vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục và đẩy mạnh giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV nhằm định hướng giá trị phù hợp là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho SV có được nhận thức và động cơ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân.

3.1.2. Những nhân tố khách quan tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

3.1.2.1. Lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam

Xét lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam là một nhân tố khách quan tác động đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT bởi nguồn gốc của sự hình thành và phát triển các giá trị đó dựa trên cơ sở nền tảng của quá trình dựng nước, bảo vệ và phát triển đất nước. Con người Việt Nam hàng ngàn đời nay vừa thích nghi với hoàn cảnh lịch sử, vừa phải đương đầu với những thử thách từ thiên tai, địch họa. Nhưng chủ yếu là ở sự nỗ lực chủ quan của con người thông qua hoạt động thực tiễn mà rèn luyện, mà đúc kết nên những GTVH tinh thần TTDT, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Mặt khác, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống nạn ngoại xâm nhiều lần và kéo dài như dân tộc Việt Nam. Các cuộc kháng chiến diễn ra trong tương quan lực lượng rất chênh lệch, dân tộc ta luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Do đó, con đường sống còn và chiến thắng là phải biết phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân tộc. Từ đó mà truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất đã được phát huy cao độ. Trong lịch sử Việt Nam, mô hình nhân cách của anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm là mô hình mang


tính phổ biến và luôn được đề cao. Hình tượng các vị anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... đã in đậm trong nền văn hoá đạo đức, nhân cách Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có vốn văn hoá riêng, tạo nên những vùng địa - tộc người rất phong phú, đa dạng. Nhưng do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hoá, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời, mang bản sắc riêng, đầy sức sống và đã tiếp biến thành công khi đối đầu với cuộc xâm lăng văn hóa hàng thiên niên kỷ của Trung Quốc, hàng thế kỷ của phương Tây (Pháp, Mỹ) mà vẫn giữ được và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Những luận giải trên là cơ sở để nhận rõ vai trò to lớn của nhân tố lịch sử truyền thống đối với giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay. Và như Bác Hồ đã dạy “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hãy lắng nghe và thấu hiểu thế hệ trẻ SV hôm nay: “Tôi tự hào vì Sơn Tinh thắng Thủy Tinh, vì ông Hạng đánh thần gió, vì Đam San đi bắt nữ thần Mặt Trời”. Tôi tự hào vì Sơn Nam viết Lịch sử khẩn hoang miền Nam chứ không phải như lịch sử tàn sát người da đỏ. Tôi tự hào vì cái “xấu xí” trong thơ Hoàng Cầm “Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng”. Tôi tự hào vì Huỳnh Văn Nghệ viết: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Tôi tự hào vì người xưa đã viết: “Việt điểu sào nam chi, chim Việt bay về phương Bắc, không phải cành cây phía Nam thì không đậu, không phải nguồn nước chảy về Nam thì không uống”. Thế hệ SV hôm nay được sống trong hòa bình, có mức sống và điều kiện giáo dục tốt hơn cha anh. Nhìn vào lịch sử họ tự hào, biết ơn, thấy trách nhiệm và tự nhủ mình phải luôn cố gắng, đó cũng là lẽ tự nhiên.

3.1.2.2. Môi trường kinh tế xã - hội Việt Nam

Có thể nói môi trường kinh tế xã hội là một nhân tố khách quan rất quan trọng tác động, chi phối đến quá trình giáo dục GTVH tinh thần TTDT


cho SV Việt Nam hiện nay. Trong lời tựa của tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [44, tr15]. Luận điểm này chính là chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có NC. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức, NC con người chính là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế. Theo đó, NC con người chủ thể của hành vi đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, quan hệ NC ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp.

Môi trường kinh tế: Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt tạo cơ chế kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng lợi ích xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường về nhân cách được độc lập, tự do cạnh tranh, giữ chữ tín trong trao đổi và quan tâm phát triển lợi ích chung của xã hội. Xét mặt trái kinh tế thị trường sẽ thấy tác động ghê gớm của nó đến con người. Vì động cơ lợi ích cá nhân mà con người có thể dám làm mọi chuyện trái luân thường đạo lý, trái pháp luật như kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả, tham nhũng, hối lộ, thương mại hoá các giá trị đạo đức, nhân cách và đời sống tinh thần, mắc vào các tệ nạn xã hội…

Kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế đất nước, tác động trực tiếp đến đời sống SV, đến sự hình thành và phát triển nhân cách SV theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực, là tạo ra môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạo của mỗi SV, qua đó, năng lực toàn diện của SV được thử thách, bộc lộ và phát triển. SV biết quan tâm lợi ích cá nhân cũng là quá trình phải quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh và lợi


ích của toàn xã hội. Nhiều SV đã trưởng thành và phát huy mọi khả năng của mình để góp một phần sức lực trong dựng xây đất nước. Cũng không ít SV nghèo đã biết vượt qua khó khăn của chính mình để học tập tốt. Bên cạnh ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường là tình trạng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân ngày càng phát triển đã tác động không nhỏ đến đạo đức lối sống, nhân cách của một bộ phận SV. Hạn chế của SV thường nhận thấy là vốn sống còn ít, thiếu sự từng trải nên cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị ở họ thường mang tính chủ quan, phiến diện lại chịu ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường nên dễ lệch lạc gây nên sự biến đổi nhân cách, phai nhạt những GTVH tinh thần TTDT tốt đẹp của dân tộc ta.

Môi trường xã hội: Trong thời đại hội nhập, với xu hướng bùng nổ thông tin, có sự giao thoa ngày càng sâu rộng của các trào lưu văn hóa nên mối quan tâm và hứng thú của SV bị phân tán nhiều hơn chứ không chỉ tập trung vào hoạt động học tập trong môi trường đại học. Đây là hiện tượng phản ánh xu hướng tất yếu khách quan không thể đi ngược lại. Nói chính xác hơn nhà trường không phải là “ốc đảo” biệt lập với xã hội. Và, trung bình mỗi ngày SV không quá 8 giờ trên giảng đường, thời gian còn lại sống ở ngoài cổng trường. Vì vậy, môi trường xã hội chính là một nhân tố khách quan thường xuyên tác động đến nhà trường, đến SV và đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Dù muốn hay không thì các kênh thông tin, các môi trường tương tác và các sự kiện từ môi trường xã hội bên ngoài cổng trường đại học vẫn thường xuyên dội vào nhà trường. Và như vậy, dù tính chất của các tác động đó theo chiều hướng nào đi chăng nữa (tích cực hay tiêu cực) thì vẫn được xem như là tác nhân kích thích giúp SV “gạn đục khơi trong” về nội dung tiếp nhận; hình thành thái độ và bản lĩnh vững vàng trước cuộc sống; nâng cao tính tích cực học tập; phát huy khả năng tìm tòi, nhìn nhận các xu hướng văn hóa và tình hình xã hội; rèn luyện năng lực phán xét các giá trị…


Từ cách tiếp cận như trên, cần coi môi trường giáo dục đại học như là lăng kính khúc xạ và thẩm thấu các tác động từ môi trường văn hóa xã hội đồng thời cũng chính là môi trường văn hóa xã hội thu nhỏ đối với SV trong quá trình học tập. Do đó, tăng cường giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác dụng đáng kể đến việc phát huy tính tích cực học tập và rèn luyện của sinh viên, đến quá trình hình thành, phát triển NCSV.

3.1.2.3. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

Điểm nổi bật của toàn cầu hóa là sự định hình kinh tế tri thức mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Tham gia vào quốc tế hóa, toàn cầu hóa là thực hiện hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay.

Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế và chủ động, tích cực tham gia vào toàn cầu hóa. Sự lựa chọn này đem lại cho nước ta nhiều lợi ích. Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội; từng bước nâng cao trình độ nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia; có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả trong và ngoài nước; giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội…

Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt nước ta trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là: Hội nhập làm gia tăng cạnh tranh, gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế;

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí