Giáo Dục Truyền Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh

Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được tác giả Hồ Ngọc Đại đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân [6, tr.35].

1.2.4.2. Giáo dục truyền truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc trên quê hương mình như kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo,...

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục truyền truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục. Trong khuân khổ của đề tài luận văn nghiên cứu, đây là hoạt động của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, đối tượng quản lý là các quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính,...).

Vì vậy, quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần hình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo yêu cầu của xã hội.

1.2.6. Mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Theo Luật giáo dục 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là nhằm:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và trên quê hương mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương.

- Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 4

- Làm phong phú hơn nội dung giáo dục trong nhà trường Trung học cơ sở, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số để cho học sinh hoàn thiện nhân cách con người mới, có trí thức và văn hóa.

1.2.7. Nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ: Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người [16, tr.5]. Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể trong đó đặt ra yêu cầu giáo dục Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo

dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. [3, tr.31]. Vì vậy nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc các trường trung học cơ sở cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về truyền thống văn hóa của các dân tộc trên quê hương mình.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của năm học.

1.2.8. Phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

Với đối tượng là học sinh bậc trường trung học cơ sở, để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho các em cần tập trung vào các phương pháp chủ yếu sau:

- Thuyết trình: Là phương pháp thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông.

- Đàm thoại: Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những nội dung của truyền thống văn hóa dân tộc.

- Trực quan: Thông qua việc tham quan, trải nghiệm; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trưng bày các sản vật của các dân tộc để học sinh được trực tiếp thấy được những giá trị văn hóa dân tộc và trực tiếp được thể hiện sự hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa đó.

- Trò chơi: Tổ chức các trò chơi cho học sinh nhằm để học sinh trải nghiệm các hoạt động văn hóa mang đặc trưng của mỗi tộc người; để cho các em thấy được những hoạt động văn hóa dân tộc có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân các dân tộc.

1.2.9. Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường THCS được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các hình thức được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ, hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh...

1.3. Đặc điểm của học sinh các trường trung học cơ sở

Ở các trường trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phần lớn các em đều ngoan, biết nghe lời khuyên bảo dạy dỗ của thầy cô và người lớn tuổi. Chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất, ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tập thể khác.

Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển. Năng lực nhận thức của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế, nhất là ở lớp 6. Một số ít chưa chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập, đặc biệt là nhóm dân tộc rất ít người như: dân tộc Phù Lá, Mông, Giáy, Dao...

Các phong tục tập quán lạc hậu cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, thích uống rượu, hút thuốc lá, kết hôn sớm, không ham mê học văn hóa…

Với đặc điểm đối tượng như trên đã cho thấy các em học sinh dân tộc khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, nhiều mặt chưa có mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em. Vì vậy, ngoài việc đáp ứng yêu cầu dạy học còn phải đáp ứng được các năng lực khác cho các em, như: có vốn hiểu biết về tâm lí, ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn. Giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt việc giúp các em khắc phục, sửa chữa những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu là điều gặp nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở của huyện phải phù hợp với đặc thù của địa phương, với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Yêu cầu Kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở phải được xây dựng phù hợp với thực tế của từng trường, địa phương, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Tránh tình trạng xây dựng kế hoạch không đồng nhất với phân phối chương trình chung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Phải có kế hoạch riêng cho từng khối lớp trong mỗi nhà trường, cho từng đối tượng cá biệt cần quan tâm trong nhà trường.

Để thực hiện được chức năng này, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường bao gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và

ngắn hạn. Yêu cầu của một kế hoạch là tính thực tiễn, tính khoa học, tính khả thi, tính linh hoạt trong giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường.

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

Điều 15. Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009 nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [16, tr.13]; Điều 16 nêu: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” [16, tr.11]. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục được tạo ra bởi tương tác giữa người dạy và người học, giữa người quản lý và người thực thi công việc trong nhà trường, quản lý đổi mới quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh. Để thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đạt hiệu quả cao, trước hết các trường trung học cơ sở phải đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên tốt về phẩm chất, năng lực, đòng bộ về cơ cấu và đủ về số lượng để có thể tự tin, sáng tạo đứng trên bục giảng và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để phân tích những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Hiệu trưởng nhà trường phải phân công phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; giao nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội trong việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của từng giáo viên trong nhà trường. Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện, môi trường và đưa ra các kỹ thuật học tập tích cực nhằm kích thích động cơ dạy học của thầy và động cơ học tập của trò ở mọi môn học, mọi hoạt động ngoại khóa.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Chỉ đạo phát triển nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức; các lực lượng tham gia; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh: Tài liệu và kế hoạch là những thành tố cốt lõi của giáo dục, đó là thành phần bổ trợ cho mỗi giáo viên và học sinh muốn tìm tòi, hiểu sâu hơn về vấn đề quan tâm. Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng chương trình, giáo trình dạy giá trị về văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc cho trường mình; xác định các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường như nguồn nhân lực, trang thiết bị, đồng thời chủ động trong việc chỉ đạo các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu, tâm sinh lý của cả học sinh nam và nữ, dân tộc thiểu số và đa số trong nhà trường trường và của cả xã hội. Các chủ đề giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cần phải được đưa ra mô hình thực hành để học sinh có kĩ năng tư duy, phẩn biện; kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định (học để biết); các kỹ năng thực hành để thực hiện những hành vi mong muốn (học để làm gì); các kỹ năng giao tiếp liên nhân cách (học để cùng chung sống trong môi trường, xã hội); các kỹ năng tự tin, tự khẳng định mình khi tham gia các hoạt động văn hóa tại nhà trường và ngoài xã hội; có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Để phát triển chương trình, nội dung, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho người học, trước hết cần xác định những nội dung kiến thức cần trạng bị cho học sinh. Khi xác định nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường Trung học cơ sở cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh miền núi, vùng cao, vùng có nhiều dân tộc thiểu số, vùng kinh

tế - xã hội còn khó khăn, những vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây để xây dựng và phát triển chương trình cho phù hợp với thực tế địa phương.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu của nhà quản lý, kiểm tra để đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế để điều chỉnh nhằm đạt hiệu quả kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Kiểm tra qua việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân và tổ chức, ở đây là giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy các bộ môn, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể,… Đồng thời đánh giá kết quả giáo dục toàn diện học sinh cuối kỳ và cuối năm học.

Kiểm tra qua việc dự giờ định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra kết quả nhận thức và hoạt động của học sinh: Trò chuyện cùng học sinh, kết quả hoạt động chuyên đề theo chủ điểm hoặc ngoại khóa,… Qua đó hiệu trưởng có thể đánh giá mặt ưu điểm hay hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan, so sánh với yêu cầu đặt ra ở mục tiêu kế hoạch.

Kiểm tra đến từng học sinh, từng giáo viên, theo dõi tiến trình các hoạt động,... là cơ sở để Hiệu trưởng đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc có phù hợp với đối tượng học sinh trường Trung học cơ sở, có tạo hứng thú và thu hút các em tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc? nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, hành vi, kỹ năng ứng xử văn hóa của các em có được chuyển biến tích cực hay không?

Nội dung đánh giá bên trong tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục của nhà trường, giáo viên và tổ chức đoàn thể đã phù hợp chưa; đánh giá chất lượng hiệu quả của các hoạt động giáo dục; đánh giá nhận thức của học sinh về truyền thống văn hóa dân tộc thông qua việc kiểm tra, các hoạt động cuộc, hội thi, hoạt động trải nghiệm, tọa đàm giữa cán bộ quản lý, giáo

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí