Những Mặt Hạn Chế Của Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Tác Động, Ảnh Hưởng Đến Nhân Cách Sinh Viên


quan niệm cần phải giữ cho được chữ tín của mình trong quan hệ xã hội. Như vậy những giá trị đạo đức truyền thống, cốt lõi trong NC vẫn được đa số SV coi trọng, xây dựng và phát triển trong thời đại hiện nay. Điều này vừa khẳng định giá trị của truyền thống, vừa là sự kết hợp hài hòa định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức NC mới của SV đáp ứng yêu cầu thời đại [Xem kết quả khảo sát phụ lục, Bảng 20, Biểu đồ: Những biểu hiện của người sinh viênnhân cách].

Xu hướng chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn lên là những xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của SV. Tiêu chí SV là phải có ý chí nghị lực vươn lên (74%), quan niệm, mục đích sống tích cực (63%), biết tự trọng, không làm điều xấu (68%), SV giao tiếp phải có văn hóa (65%) phản ánh nhận định trên. Một số phong trào như: SV học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tình nguyện hiến máu nhân đạo, nghèo vượt khó, thể thao, các hoạt động Đoàn, Hội SV, tổ chức các cuộc thi tiếng hát hay, miss SV... đã thu hút sự quan, hưởng ứng của đông đảo SV. Qua đó, SV đã chú ý thỏa đáng tới việc khẳng định vị thế cá nhân và hòa hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp sức mình vào phát triển đất nước. Dù bị ảnh hưởng bời yếu tố “trội” trong cơ chế thị trường là cạnh tranh, lợi nhuận nhưng ở sâu trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của họ tinh thần tập thể, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn, bảo vệ và phát triển. Đây là một khuynh hướng phát triển tốt về phẩm chất đạo đức, nhân cách của SV hôm nay.

Bên cạnh đặc điểm và xu hướng lối sống tích cực chủ yếu nói trên thì tính năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, cởi mở, sẵn sàng và tích cực hội nhập (với xã hội hiện đại và với thế giới), lạc quan và có tính tích cực xã hội cao cũng là những đặc điểm và xu hướng lối sống quan trọng, có ảnh hưởng tới đa số SV nước ta hiện nay [xem kết quả khảo sát đề tài, Bảng 3: Bạn tự đánh giá nhân cách của mình như thế nào? Bảng 4: Theo bạn, NCSV trong trường bạn như thế nào]. Cách xác định về xu hướng lối sống tích cực của các bạn theo các tiêu chí phân tích là có cơ sở, phản ánh khá trung thực bức tranh chung về thực trạng NCSV Việt Nam hiện nay.


Thứ tư, sinh viên biết kế thừa,phát huy các GTVH tinh thần TTDT qua rèn luyện phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong hoạt động nhận thức và các hành vi trong học tập.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số SV biết kế thừa, phát huy các GTVH tinh thần TTDT thông qua rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, tính kỷ luật trong học tập. Ý thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình qua việc xác định động cơ học tập, tự giác, tích cực học tập, kỷ luật học tập nghiêm minh, chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường. Trong cách nhìn nhận của SV hiện nay có xu hướng đề cao tính tự lập, tự chủ, dựa vào năng lực của bản thân.

Chúng tôi đã tiến hành trao đổi ý kiến trực tiếp với một số thầy cô ở các trường: đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, học viện Ngân Hàng, cao đẳng thực hành FPT, đại học Thăng Long, đại học Hải Phòng, đại học Hàng Hải Việt Nam, đại học Y Hải Phòng về ý thức học tập của SV. Các ý kiến nhận xét đưa ra khá tương đồng: 35 - 40% SV có ý thức học tập tích cực, 30 - 35% SV có ý thức học tập ở mức trung bình, 15-20% SV ý thức học tập chưa thật tốt, dưới đến10% khó xác định. Kết quả học tập các môn lý luận Mác - Lênin của SV trung bình hằng năm trong những năm qua thì đạt kết quả chưa cao: xếp loại khá, giỏi: 35-40%; trung bình: 30-35%; yếu kém: 15-20%. Một bộ phận SV (25-30%) ý thức được tầm quan trọng của công việc tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp SV tin tưởng, đi cùng với đề tài suốt trong quá trình học tập (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp). Qua đó SV sẽ có thói quen tìm tòi ý tưởng và phương án sáng tạo. Các trường thường tạo điều kiện cho SV tham gia các nhóm nghiên cứu đề tài khoa học từ năm thứ hai.

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của SV. Tự học nhằm phát huy tính tự giác học tập và nghiên cứu, giúp SV rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo. Hầu hết SV đều nhận thức rằng vấn đề tự học là quan trọng khi áp dụng theo học chế tín chỉ (75%). Qua thăm dò phiếu và trao đổi trực tiếp, SV cho biết ngoài giờ lên lớp hàng ngày các bạn thường dành 2

-3 giờ tự học thêm, 15- 20% số SV dành thời gian tham gia các lớp học thêm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


Các bạn cho biết SV đi làm thêm vào ngày nghỉ học hoặc buổi tối, có thể vì hoàn cảnh khó khăn và cũng có thể để trải nghiệm. Số liệu trên cũng phản ánh tính năng động, nhu cầu tinh thần đa dạng của SV. Đáng chú ý, hầu hết SV rất có ý thức tham gia sinh hoạt, hoạt động đoàn, hội, trong đó có 15 - 20% SV tham gia hoạt động SV tình nguyện thường xuyên [xem kết quả khảo sát, bảng 6 phụ lục: Công việc ngoài giờ lên lớp hàng ngày của bạn].

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 13

Có thể đưa ra nhận xét, tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong ý thức học tập của SV đã được khắc phục nhiều. Tỷ lệ SV có thái độ học tập tích cực, có học lực khá giỏi có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra chất lượng này vẫn còn khiêm tốn.

Thứ năm, sinh viên thể hiện tính tích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trên nền giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quá trình đó đã, đang đưa lại cho đất nước ta nói chung và cho SV nói riêng những cơ hội xen lẫn thách thức. SV Việt Nam đã phát huy được những ưu điểm và truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, các thế hệ SV đi trước nói riêng, thi đua học tập, rèn luyện, tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ, chủ động tiếp nhận được nét đẹp của SV quốc tế, tạo nên lớp SV những năm đầu thế kỷ XXI truyền thống và thời đại trên hệ quy chiếu GTVH tinh thần TTDT Việt Nam.

Khi được hỏi về điều kiện hội nhập, 89% ý kiến cho rằng với SV thì nâng cao trình độ ngoại ngữ và am hiểu luật pháp quốc tế là chìa khóa của sự thành công. Để đủ tự tin, SV cần hiểu sâu về trình độ chuyên môn và hiểu rộng về kiến thức văn hóa dân tộc, cần có kiến thức nền tảng, am hiểu sâu sắc về bản sắc văn hóa của dân tộc mình để hội nhập, chứ không hòa tan. SV tự tin hội nhập cần hiểu biết pháp luật của quốc gia và thông lệ của quốc tế để hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, quốc gia, dân tộc (74%). SV cũng cần phải rèn luyện để có một sức khỏe tốt và một tâm hồn đẹpViệt Nam (59%). Bản thân mỗi SV cần thường xuyên trau dồi, cập nhật thông tin quốc


tế để không bị lạc lõng trong vòng hội nhập (71%)” [xem kết quả khảo sát, bảng 12 phụ lục: Quan niệm của bạn về điều kiện SV hội nhập quốc tế].

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đa số SV thấy cần đẩy mạnh kết nối giữa các bạn du học sinh Việt Nam, SV quốc tế với SV trong nước. Đồng thời, trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Các hoạt động giao lưu như: kết nối bạn bè quốc tế trên facebook với SV bây giờ cũng không còn mấy xa lạ. Chương trình Talk Vietnam với MC Thùy Dương rất được các bạn yêu thích...

Trong những năm qua các trường, tổ chức Đoàn TNCS HCM, hội SV các trường đã tăng cường các hoạt động dẫn dắt, định hướng và giáo dục chính trị cho SV về hội nhập; tổ chức các chương trình ngoại khóa giới thiệu về kỹ năng giao tiếp như cách bắt tay, trao đổi danh thiếp, cơ sở văn hóa Việt Nam, kiến thức hội nhập và xung đột văn hóa giúp SV hiểu biết sự tương đồng, khác biệt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, giảm bớt nguy cơ sốc văn hóa.

Không thể nói SV thụ động hội nhập và càng không thể nhận xét SV dễ bị hòa tan, đa số SV Việt Nam đang rất chủ động, đúng hướng và thể hiện tính tích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển.

3.2.2. Những mặt hạn chế của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tác động, ảnh hưởng đến nhân cách sinh viên

Kết quả đạt được của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đã có sự tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển NCSV Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh những ưu điểm chính trên đây thì công tác này vẫn còn có những hạn chế, bất cập cả về chủ trương, chính sách đến vai trò chủ thể giáo dục là nhà trường và đối tượng giáo dục là SV.

3.2.2.1. Những hạn chế từ chủ trương, chính sách

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những thành tựu trên các lĩnh vực khác thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, con người chưa


tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Như Đảng ta nhận định, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng, một bộ phận quay lưng lại với những giá trị truyền thống của dân tộc. Quá trình hội nhập còn tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.

Giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam có nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa qua, nền giáo dục nước ta đã từng bước phát triển, có những đóng góp nhất định vào nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp trên, giáo dục cao đẳng, đại học vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập, nhất là tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và chất lượng đào tạo. Theo số liệu từ nhiều nguồn, hiện có khoảng 6 vạn du học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc... Nhiều SV cho biết họ muốn có được bằng cấp của nước ngoài để giành ưu thế khi tìm kiếm công việc ở Việt Nam cũng như tìm cơ hội ở nước ngoài. Nhìn sang nước bạn Singapore, một đất nước chưa đến 10 triệu dân nhưng đảo quốc này đã thu hút hơn 10.000 SV Việt Nam thuộc top đầu (từ các Trường chuyên, từ các em đạt giải toàn quốc và quốc tế..) vào học. Tuy nhiên số SV sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam không thật nhiều, điều đó đòi hỏi các cấp phải có những quyết sách phù hợp để thu hút số SV này trở về phục vụ đất nước.

Việc công bố Luật Giáo dục đại học là một bước tiến trong tư duy quản trị đại học nhưng chưa phải một bước ngoặt, vì Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn như: Chính phủ/Bộ Giáo dục và đào tạo xếp hạng các trường; để ngỏ khả năng thu hồi quyền tự chủ; kiểm soát về tổ chức, nhân sự, quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể trường, quyết định biên chế,


lương. Bộ Giáo dục đào tạo vẫn xét duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, việc mở ngành vẫn theo cơ chế xin cho. Các trường vẫn không được in phôi bằng…

Có thể coi đây là những hạn chế từ tầm nhìn, định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội về đổi mới giáo dục đại học nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng cho SV Việt Nam trong những năm qua.

3.2.2.2. Những hạn chế từ phía nhà trường

Những hạn chế từ công tác quản trị đại học

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, công tác quản trị đại học còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, chất lượng, hiệu quả đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Không phải chịu trách nhiệm về điều kiện đào tạo kém, chất lượng đào tạo yếu, khả năng tìm việc làm và hòa nhập thị trường lao động thấp của SV. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc hậu. Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc xã hội. Hạn chế của công tác quản trị đại học như nêu trên, không những tác động không tốt đến công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên, mà vai trò chủ thể của nhà trường và kết quả giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV bị hạn chế rất nhiều.

Những hạn chế từ giảng viên

Kết quả học tập của SV phụ thuộc rất nhiều ở giảng viên. Giảng viên giảng dạy các môn có tích hợp nội dung liên quan đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT đương nhiên sẽ rất hạn chế cả về kiến thức và phương pháp, nhưng cũng chỉ là một khía cạnh của vấn đề lớn. Nhìn vấn đề rộng hơn chúng ta sẽ thấy những mặt tích cực và hạn chế của đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học trong cơ chế tác động đến NCSV liên quan trực tiếp đến quyền lợi và


nghĩa vụ học tập của SV hiện nay [xem kết quả khảo sát của đề tài, bảng 16: Vai trò giảng viên tác động đến nhân cách sinh viên]. Xét mặt hạn chế: Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường, sự chi phối của yếu tố lợi ích đã dẫn đến việc hình thành nên quan niệm coi trọng năng lực hơn phẩm chất của một số giảng viên. Một bộ phận giảng viên có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt tình, không say mê với nghề, nói nhiều, không chịu lắng nghe, luôn đổ lỗi cho khách quan, coi nhẹ thái độ ứng xử với SV, có người còn đặt ra vấn đề về “vật chất”, không giữ đúng tư cách, khiến cho SV mất niềm tin. Những người thầy thiếu “nhân cách văn hóa” như vậy, soi chiếu trong con mắt SV sẽ trở nên vô cùng phản cảm trong giáo dục nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT, giáo dục NC cho SV nói riêng.

Củng cố thêm kết quả khảo sát, tác giả xin trích đánh giá trong Nghị quyết 29-NQ/TW (Trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề cập đến vấn đề giảng viên “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [21].

Những hạn chế từ xây dựng môi trường văn hóa học đường

Môi trường văn hóa học đường là một khái niệm rộng, bao gồm cả môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp; văn hóa công vụ và ứng xử trong nhà trường: văn hóa dạy và học, ý thức của sinh viên với văn hóa học đường, vai trò của thầy cô giáo với văn hóa học đường…Qua khảo sát, cho thấy thực trạng môi trường văn hóa học đường còn có vấn đề.

Các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục NCSV ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay nhìn chung còn đơn điệu, thiếu chiều sâu, một phần cũng bởi còn thiếu một môi trường văn hóa học đường lành mạnh. Do nhiều nguyên nhân, một số trường vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí môi trường thiên nhiên “xanh, sạch, đẹp” và kết quả “xây dựng môi trường giáo dục tích cực, thân thiện, lành mạnh” còn nhiều hạn chế.


Trong văn hóa ứng xử, lối sống, một bộ phận SV còn thực dụng trong quan niệm đạo đức nhân cách, muốn thể hiện vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần, có lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm, thái độ thờ ơ, vô cảm, văng tục, nói bậy trong giao tiếp, mắc tệ nạn xã hội. Khi thầy cô đang giảng bài, ngồi dưới lớp không tập trung, làm việc phản cảm, vi phạm giờ giấc học tập, nghỉ học, ra vào lớp tự do không xin phép.

Trong văn hóa ăn mặc còn phản cảm, phản văn hóa. Một số SV thích gì mặc nấy, coi đó là niềm vui của mình, dường như bất cứ một trang phục nào cũng được mặc lên lớp để thể hiện phong cách ăn mặc, cá tính của mình, thể hiện mình là người hiện đại. Cũng không khó để bắt gặp một nữ sinh ăn mặc quá mát mẻ: áo sơ mi sát nách, quần soóc, hay những chiếc áo được khoét cổ quá sâu, váy ngắn trên các giảng đường.

Thực trạng này phản ánh hạn chế, khuyết điểm cả phía nhà trường, thầy cô giáo và phía SV. Phía nhà trường là những hạn chế, khuyết điểm trong giáo dục truyền thống, giáo dục NCSV. Phía SV còn thiếu tố chất tự nhận thức và hành vi tự giáo dục truyền thống, giáo dục NC cho mình.

Những hạn chế từ cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục nói chung và giáo dục GTVH tinh thần TTDT là điều kiện để thầy dạy tốt và trò học tốt. Trong nền giáo dục hiện đại và hội nhập ngày nay thì dù nhà trường có đủ các yếu tố khác nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội, thời đại sẽ hạn chế nhiều đến chất lượng đào tạo.

Theo một báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo:

…hiện nay, diện tích đất cho 1 sinh viên cao đẳng, đại học trong các trường công lập còn quá thấp, khoảng 35,7 m2 (trong khi tiêu chuẩn là 55 đến 85 m2 đất/ 1 sinh viên). Diện tích sử dụng khu học tập trung bình trên 1 sinh viên cũng quá thấp (chỉ khoảng 3,6 m2, trong khi tiêu chuẩn thiết kế hiện hành là 6m2). Theo khảo sát, có 87,8% số trường cao đẳng, đại học công lập có thư viện truyền thống và

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí