Vài Nét Về Tình Hình Giáo Dục Giá Trị Truyền Thống Văn Hóa Trong Trường Phổ Thông Hiện Nay

văn hóa tiêu biểu cho bản sắc và phẩm giá dân tộc vẫn được đại đa số con người Việt Nam tự hào và tôn trọng, phát huy trong đời sống xã hội và gia đình.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của đất nước và thời đại, những giá trị truyền thống văn hóa phải được kế thừa và phát huy theo hướng hiện đại hóa phù hợp và đáp ứng mục tiêu "dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.

Đảng và Nhà nước ta, trên nhận thức và chủ trương đã khẳng định, trong quá trình đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa đã trở thành truyền thống dân tộc. Biết giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người là mục tiêu động lực của sự phát triển. Đó là một bảo đảm hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của nước ta trên con đường tiến lên văn minh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc. Kinh nghiệm quý báu của những "con rồng châu á", những thập kỷ qua, trong đó có kinh nghiệm cải cách giáo dục từ Hàn Quốc lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng. Giáo dục phổ thông (từ tiểu học, PTCS và PTTH) với phương pháp "lấy người học làm trung tâm" chính là nền tảng của việc đào tạo ra lớp người mới có năng lực và phẩm chất tốt. Bốn mục tiêu cơ bản được xác định cho giáo dục phổ thông là "Tăng cường giáo dục đạo đức; tăng cường hiểu biết xã hội; tăng cường hiểu biết truyền thống văn hóa dân tộc và giáo dục tính sáng tạo".

2.2. Vài nét về tình hình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong trường phổ thông hiện nay

Trường học ngày nay là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những nhân cách hay con người có nhân cách văn hóa. Đó là "Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vấn đề là nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh chuyển học vấn thành nhân cách văn hóa hay con người có giáo dục. Khi xã hội tiến lên nền kinh tế tri thức thì - con người có giáo dục sẽ là biểu tượng của xã hội, là người thể hiện và sáng tạo ra các tiêu chuẩn của xã hội.

Để có nhân cách văn hóa nội dung giáo dục của nhà trường nói chung và giáo dục GTTTVH nói riêng cho học sinh VTN phải phù hợp và thiết thực.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, trước hết nội dung giáo dục trong nhà trường còn nhiều thiếu sót. Theo nhận định chung của xã hội hiện nay chương trình học của học sinh phổ thông còn nặng nề, quá tải, nặng tính từ chương, nhẹ thực hành. Tình trạng học sinh học vẹt, học nhồi nhét, từ đó khó có thể phát huy tư duy độc lập, chủ động sáng tạo và một phương pháp học tập tích cực.

Điều quan trọng hiện nay, không ít dư luận xã hội báo chí phản ánh những hiện tượng tiêu cực phản văn hóa đang xuất hiện trong nhà trường: sự vi phạm quy chế thi cử, tình trạng học sinh vô lễ, thậm chí có học sinh, phụ huynh học sinh có hành vi hung đồ xâm phạm thô bạo tới thân thể thầy cô giáo, hạ nhục người thầy trước đám đông. Hành vi bạo ngược đó hoàn toàn không bao giờ cho phép diễn ra trong quan hệ thày - trò của truyền thống văn hóa dân tộc ta từ ngàn xưa.

ở trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của chúng ta hiện nay theo phản ánh của giáo viên bộ môn giáo dục công dân rằng: Với chức năng nhiệm vụ dạy học sinh đạo đức, trách nhiệm công dân, pháp luật, song số tiết còn quá khiêm tốn, ít ỏi so với nhu cầu hình thành, phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh ở tuổi VTN. Mỗi lớp từ cấp II đến cấp III, học sinh chỉ được học trung bình từ 20 - 25 tiết "giáo dục công dân" mỗi năm học. Việc học đạo đức, truyền thống văn hóa với số tiết ít ỏi, chủ yếu trên lớp học đã hạn chế khả năng và hiệu quả giáo dục, khiến khó có thể hình thành trong các em tư tưởng, thói quen, nếp sống đạo đức, văn hóa, lối sống mà xã hội hằng mong muốn. Một điều hạn chế nữa là giáo viên dạy giáo dục công dân hầu hết là kiêm nhiệm (đa phần là giáo viên chủ nhiệm, còn lại là giáo viên dạy các môn Sinh vật, Lịch sử...

Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có triển khai thể nghiệm chương trình (thí điểm) giáo dục công dân dân trong một số ít trường THCS nhằm mục tiêu: sau khi học hết cấp II, học sinh có khả năng

1. Về nhận thức

- Hiểu được những giá trị đạo đức, văn hóa xã hội và pháp luật cơ bản phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, và với môi trường sống.

2. Về Kỹ năng

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí...).

3.Về thái độ

- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống hàng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước; có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.

Cấu trúc nội dung của chương trình chủ yếu đi vào hai mảng chủ đề đạo đức pháp luật. Sau hai năm thí điểm kết hợp "giáo dục trên lớp" và "giáo dục ngoài giờ lên lớp", chương trình thể nghiệm đã thu được những ý kiến phản hồi từ phía giáo viên môn Giáo dục công dân, các em học sinh... cho thấy tính khả thi của chương trình. Phương châm lấy học đi đôi với hành trong môn học này nói riêng đang là hướng đi đúng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cải cách giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2.

Song, để hình thành nhân cách văn hóa cho học sinh VTN trong đó không chỉ học sinh cấp II mà còn bao gồm cả học sinh cấp III, không chỉ giáo dục đạo đức, pháp luật mà nhiệm vụ chúng ta còn phải đưa văn hóa vào nhà trường phổ thông bằng cách giáo dục tích hợp, lồng ghép các môn học trên lớp, và quan trọng hơn cả là hoạt động làm sao tạo ra một môi trường văn hóa học đường, lối sống văn hóa học đường và những nhân cách văn hóa trong học đường (nhân cách người thầy, nhân cách người học sinh...).

Hơn một năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong nhà trường phổ thông cũng bước đầu tạo ra chuyển biến có tính chất toàn diện nhằm thực hiện những tiêu chí xây dựng phát triển đời sống văn hóa trong nhà trường cũng như tiêu chí để đánh giá "Trường học có đời sống văn hóa tốt" được đặt ra sau khi 2 Bộ văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký văn bản phối hợp số 2723/CTCT) ngày 12-4-2001.

Để tổ chức các hoạt động văn hóa lớn trong ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự phối hợp với nhiều bộ ngành, đoàn thể, đơn cử như chương trình phối hợp với Trung

ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương hội sinh viên, hội nhạc sĩ Việt Nam... Sáng tác bài hát mang tên "tuổi trẻ nhà trường", hội thi tiếng hát học sinh phổ thông v.v... Dự án "sân khấu học đường" hiện đang được thí điểm tại 3 tỉnh: Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Nam (theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Được biết trong tương lai dự án này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng quy mô.

Nhìn chung, những chuyển biến ban đầu về cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong trường học được nhận diện rõ nhất là việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, ngoài ra là một số hoạt động văn hóa như phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", cuộc vận động "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" phong trào xây dựng trường học văn minh... Tuy nhiên để xây dựng một môi trường văn hóa - giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và đẩy lùi tệ phản văn hóa xâm nhập học đường, tạo dựng lối sống, nếp sống văn hóa, nhân cách văn hóa trong học đường đang và sẽ là một nhiệm vụ nặng nề của ngành giáo dục - đào tạo. Dẫu sao, những cố gắng mà Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa việc xây dựng đời sống văn hóa trong trường học đang góp phần đưa lại những dấu hiệu khả quan và từng bước được thực thi.

Chương 3

Những biện pháp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta khẳng định và chủ trương: sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phải coi trọng việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc, nghĩa là giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Điều đó cũng có nghĩa quan điểm của Đảng ta, một mặt, không chỉ nhìn truyền thống văn hóa dân tộc như cái gì đó bất biến, cố hữu mà mặt khác, cần biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại: "phát huy tới mức tối đa sức mạnh, nội sinh của dân tộc, vừa tiến lên văn minh hiện đại, vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững. Đó là phương thức của sự phát triển lấy truyền thống làm cơ sở tiến lên hiện đại, ngược lại, trên cơ sở hiện đại nâng cao và làm phong phú truyền thống, không ngừng tăng cường tiềm lực nội sinh.

Từ quan điểm của Đảng ta trên đây, nhiệm vụ của chúng ta, đặc biệt hai ngành Giáo dục và Văn hóa phải hiện thực hóa được Nghị quyết Trung ương Đảng vào cuộc sống. Nói như GS.TS Phạm Minh Hạc "một nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục - đào tạo (nhà trường, gia đình, xã hội) là phải làm chuyển các tri thức cung cấp cho học sinh, sinh viên thành vốn văn hóa của mỗi người: nhân cách văn hóa, nếp sống và lối sống văn hóa (nhất là ứng xử văn hóa, thái độ văn hóa trong cư xử giữa con người và con người, con người với gia đình, cộng đồng và xã hội, với môi trường tự nhiên) [21, tr. 3].

Ngay từ ngày 15-3-1994 hai Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư liên Bộ về việc "Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin trong trường học".

Ngày 21-8-1996 hai Bộ cũng đã ký thông tư liên bộ về "Phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật phục vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông".

Văn bản được ký kết gần đây nhất nhằm triển khai cuộc vận động văn hóa lớn mang tên "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" là kế hoạch phối hợp (số 2723/CTCT) do Bộ trưởng của hai Bộ ký vào ngày 12-4-2001 nhằm đưa ra những tiêu chí xây dựng phát triển đời sống văn hóa trong nhà trường và tiêu chí để đánh giá "Trường học có đời sống văn hóa tốt".

Như trên đã có lần giải trình, việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh vị thành niên có thể thực hiện được cả ở phần lý thuyết, phần thực hành, bằng cả những biện pháp giáo dục chính khóa và những biện pháp giáo dục ngoài trường, lớp. Dưới đây, xin kiến nghị cụ thể hóa thông qua bốn loại biện pháp giáo dục lớn như sau:

3.1. Những biện pháp giáo dục lý thuyết ở phần chính khóa

Biết là không đủ điều kiện hiện nay để thiết lập một Môn học riêng về "Giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam", ở đây chỉ xin đề nghị: Cho bổ sung thêm một Bài học hoặc bổ sung nội dung "giáo dục truyền thống văn hóa Việt Nam" xen vào hệ thống bài học của các Môn: Văn học nghệ thuật Việt Nam; Lịch sử Việt Nam; Giáo dục công dân (giáo dục đạo đức; giáo dục pháp luật); giáo dục thể chất.

Chẳng hạn, có thể cụ thể hóa (theo sơ đồ):

STT

Các chủ đề giáo dục, các môn học

Yêu cầu bổ sung nội dung

1

Với môn văn học, nghệ thuật Việt Nam

- Đại cương về truyền thống văn hóa Việt Nam; đại cương về khuôn mẫu văn hóa ứng xử Việt Nam.

- Lối sống, lẽ sống, tình thương, đạo lý ứng xử đậm bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam - qua những tác phẩm và tác giả lớn về văn học, nghệ thuật, kiến trúc Việt Nam, qua những di sản văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam.

2

Với môn Lịch sử Việt Nam

- Khí phách, tâm hồn, lối tư duy, tài ứng xử đặc sắc truyền thống văn hóa Việt Nam - qua những chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 6

STT

Các chủ đề giáo dục, các môn học

Yêu cầu bổ sung nội dung

công anh hùng, từng chặng đường lịch sử dân tộc và qua những danh nhân lịch sử của đất nước Việt Nam.

- Truyền thống trân trọng lịch sử của người Việt Nam.

3

Giáo dục công dân

- Đại cương về phong hóa và khuôn mẫu văn hóa

3.1. Giáo dục đạo

ứng xử Việt Nam - xưa và nay.

đức

- Đạo lý văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, lòng

nhân ái, tình yêu đất nước đậm sắc thái truyền thống

văn hóa Việt Nam - qua những khuôn phép ứng xử

của người Việt Nam - Những điểm tích cực và những

điều hạn chế. Sự lựa chọn định hướng giá trị đạo đức

cho tương lai công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.2. Giáo dục pháp

- Đạo lý công dân trong truyền thống văn hóa Việt

luật

Nam xưa và nay;

- Những khuôn phép văn hóa ứng xử pháp luật

truyền thống Việt Nam xưa và nay - qua những luật,

lệ, hương ước, tập quán pháp - Những tích cực và

những tiêu cực. Sự lựa chọn khuôn phép ứng xử

pháp luật của con người Việt Nam hiện nay.

4

Giáo dục thể chất

- Truyền thống thượng võ, dũng cảm của người Việt Nam xưa và nay.

- Tài dụng võ, nghệ thuật luyện hình, đức dụng võ, phép dụng võ đặc trưng sắc thái văn hóa Việt Nam.

3.2. Những biện pháp giáo dục thực hành khuôn mẫu văn hóa ứng xử (ở phần hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)

ở đây, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp công tác giáo dục - văn hóa (cũng có nghĩa là công tác văn hóa quần chúng hay công tác giáo dục ngoài nhà trường - éducation

extrascolaire) vốn đã được tiến hành, lâu nay ở nước ta. Khái niệm công tác giáo dục - văn hóa cần được hiểu cả trên hai bình diện: Giáo dục những định hướng giá trị văn hóa cho quần chúng, và giáo dục quần chúng bằng những giá trị văn hóa, hình thức, phương tiện văn hóa - Giáo dục theo cách văn hóa. Do đó, nó cũng có những khác biệt với cách sư phạm nhà trường. Hơn nữa, nội dung giáo dục giá trị truyền thống thông qua những khuôn mẫu văn hóa ứng xử không phải chỉ là giáo dục kiến thức, mà chủ yếu là giáo dục cách thực thi, nó khác với các môn giáo dục khác, cho nên rất khó áp dụng cách giáo dục sư phạm.

Phương pháp giáo dục - văn hóa thực chất là kết hợp giáo dục và tự giáo dục, trong đó tự giáo dục là chính. Nó tiến hành giáo dục thông qua những hoạt động văn hóa, những hình thức tổ chức tiếp xúc văn hóa của quần chúng. Nó không có thầy dạy - người giáo dục và người được giáo dục cũng đều là công chúng tự họ, dưới sự dẫn dắt phương pháp thực hiện của người "đầu trò". Người "đầu trò" ấy có thể là thầy giáo, cô giáo, có thể là một cán bộ đoàn thể, cán bộ văn hóa, và nhiều trường hợp đó chính là các em, các anh, chị đầu đàn trong nhóm hoạt động đó. Phương pháp giáo dục - văn hóa có thể thực hiện được theo cả ba hình thức: đại chúng, nhóm và cá biệt, trong đó hiệu quả tối ưu là hoạt động theo nhóm, theo lớp. Điều này cho thấy rất thuận lợi cho những chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với các em học sinh vị thành niên. Vì các em đã có thầy, cô, cán bộ Đoàn dẫn dắt; và chính trong các em học sinh phổ thông cấp II, cấp III tuổi đang lớn, có rất nhiều em nhanh nhẹn, năng động, có lắm sáng kiến thông minh để khởi xướng chương trình hoạt động cho chính mình và đủ khả năng đứng ra làm "đầu trò".

Phương pháp giáo dục - văn hóa chính là biện pháp dùng để "học mà chơi, chơi mà học". Học bằng những cách chơi - văn hóa, chơi có văn hóa, thông qua những hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi thú vị, hấp dẫn để mà chơi vừa cũng để mà học, để gợi dậy và hoàn thiện những tiềm năng tinh thần và định hướng - giá trị vốn có trong văn hóa cá nhân của các em học sinh qua giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Cái được học nằm ở chiều sâu, ở bề đọng lại, không trông thấy, nhưng cái được chơi thì lại lộ diện ra, vui vẻ, sảng khoái, khiến các em càng thêm thích thú, ham "chơi để mà học". Nếu chúng ta cho tổ chức được nhiều chương trình, hình thức, nhiều sự "chơi - văn

hóa" vừa phong phú, lành mạnh, văn minh, thú vị, hấp dẫn, tin chắc sẽ thu được hiệu quả giáo dục tốt về những khuôn mẫu văn hóa ứng xử cho các em.

Phương pháp giáo dục - văn hóa thuộc loại giáo dục thường xuyên (éducation permanente) và giáo dục đa năng (poly-fonetion). Nó có thể thực hiện nội dung giáo dục tổng hợp và cũng có thể thực hiện giáo dục theo chủ đề hay chuyên đề. ở đây, khó có thể nói giáo dục tổng hợp và giáo dục chuyên đề, chủ đề - cách nào thì tốt hơn, hiệu quả hơn. Tùy theo từng trường hợp để xử lý phương pháp, không nên chỉ thiên nặng duy vào một loại phương pháp giáo dục tổng hợp hay giáo dục theo chủ đề. Nhất là đối với giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử, rất khó có thể áp dụng thiên về một cách giáo dục theo chủ đề hay chuyên đề, càng rất khó để xếp lịch giáo dục "dứt điểm" theo từng chủ đề, hết chủ đề này sang chủ đề khác được.

Bởi phương pháp giáo dục - văn hóa là loại phương pháp "sự chơi - văn hóa" - chơi để mà học, học để mà chơi - cho nên có thể đưa ra tiến hành được cho mọi loại đối tượng chơi: lớn, nhỏ, học vấn cao thấp khác nhau, học sinh sinh viên lớp nào cũng muốn chơi và chơi được. (ở đây, nó chỉ có sự khác nhau về hình thức tổ chức chơi và nội dung để chơi). Do vậy, để giáo dục ngoài giờ lên lớp về khuôn mẫu văn hóa ứng xử, chúng ta nên cho sử dụng ổn định, như nhau đối với cả cấp II và cấp III, qua từng năm, từng lớp, theo một số loại hình hoạt động cơ bản trong phương pháp giáo dục - văn hóa. (Cũng cần phải nhắc lại để khỏi quên: chỉ khác nhau giữa các cấp, các lớp về cách thức, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động sao cho phù hợp từng lúc với từng đối tượng - Và điều này thì chủ yếu do những người "đầu trò" đề xướng ra).

Từ những điều nêu trên, xin đề nghị đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về khuôn mẫu văn hóa ứng xử cho học sinh vị thành niên (cấp II, cấp III) một số loại hình giáo dục - văn hóa cơ bản sau đây:

3.2.1. Cho thành lập và tổ chức hoạt động các loại "Nhóm câu lạc bộ"

Đây là một loại hình hoạt động giáo dục - văn hóa rất quen thuộc được phát triển phổ biến ở nước ta trong mấy chục năm nay. Đối với các em học sinh đang học ở trường, tin chắc là các em sẽ rất thích và do đó sẽ rất thuận lợi trong việc tổ chức loại hình hoạt

động này. Vì nhóm câu lạc bộ được thành lập dựa theo nhu cầu sở thích, sở nguyện, và nó mang tính chất tự nguyện, tự giác, không gò bó.

Hình thức "nhóm câu lạc bộ" rất linh động, như một khái niệm "mở" - có loại nhóm lớn, loại nhóm nhỏ; có loại nhóm chính thức hóa và loại nhóm phi hình thức; có những nhóm câu lạc bộ có khả năng tồn tại hoạt động tương đối lâu dài và có những nhóm chỉ có thể tồn tại hoạt động trong thời gian ngắn; danh xưng "nhóm câu lạc bộ cũng có thể được gọi theo những tên khác nhau; tổ, đội, hội, nhóm, lớp v.v... Một hình thức hoạt động khác có điều kiện thuận lợi để linh động, cơ động tổ chức loại hình hoạt động ngoài giờ này ở nhà trường. Ví dụ mỗi lớp có thể tổ chức một hoặc vài ba nhóm câu lạc bộ khác nhau. Mỗi lớp này có thể tổ chức nhóm câu lạc bộ liên thông thành viên với các lớp trên hoặc lớp dưới. Nhóm câu lạc bộ lớp này có thể tiếp tục phát triển hoạt động khi được chuyển lên lớp học lớp trên; hoặc nhập vào hoạt động với các nhóm câu lạc bộ sẵn có của lớp trên trước đây v.v...

Chức năng của nhóm câu lạc bộ thể hiện trên cả ba phương diện: Sáng tạo văn hóa, giáo dục học tập - văn hóa và trình diễn văn hóa nhằm vào mục đích chung rèn luyện nhân cách văn hóa. Điều này cũng rất phù hợp cho phép hoạt động giáo dục ngoài giờ của nhà trường có thể tổ chức ra nhiều loại nhóm câu lạc bộ để thực hiện cả việc nghiên cứu sưu tầm sáng tạo cải tiến những khuôn mẫu văn hóa ứng xử, cả việc học tập rèn luyện và cả việc thực thi trình bày những khuôn phép hành vi ứng xử mẫu mực trước đông đảo cử tọa.

Dưới đây, xin gợi ý xây dựng một số loại nhóm câu lạc bộ có nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh VTN ở các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở nước ta hiện nay:

- Nhóm câu lạc bộ du khảo, khảo cứu văn hóa ứng xử (của các dân tộc hiện đang sinh tụ trên địa bàn, quanh địa bàn mình).

- Nhóm câu lạc bộ "hiếu học", "tôn sư trọng đạo".

- Nhóm câu lạc bộ văn hóa ứng xử gia đình.

- Nhóm câu lạc bộ "tạo dáng cá nhân".

- Nhóm câu lạc bộ "tình thương".

- Nhóm (đội, Hội) câu lạc bộ tình nguyện (xây dựng văn hóa cộng đồng, xây dựng cảnh quan văn hóa, môi trường văn hóa cộng đồng dân cư quanh địa bàn).

- Nhóm câu lạc bộ "rèn chữ, rèn người".

- Nhóm câu lạc bộ vật võ truyền thống.

- Nhóm câu lạc bộ du khảo "cội nguồn".

- Nhóm câu lạc bộ "dân ca Việt Nam".

- Nhóm câu lạc bộ "Trò chơi trí tuệ".

- Nhóm câu lạc bộ "Thẩm mĩ trang diện dân tộc".

- Nhóm câu lạc bộ (Hội những học sinh) "lời hay ý đẹp".

- Nhóm câu lạc bộ "Du ca đồng quê".

- Nhóm câu lạc bộ "v.v... và v.v...".

Nói chung, mọi lớp từ trung học cơ sở đến phổ thông trung học đều có thể xây dựng các loại nhóm câu lạc bộ kể trên, hoặc còn có thể sáng tạo thêm một số câu lạc bộ khác tương tự. Tuy vậy, tùy điều kiện thời gian hoạt động ngoài giờ cho phép, ở mỗi trường có thể tùy chọn xây dựng được ít hay nhiều trong số các loại câu lạc bộ tương tự kể trên; chọn xây dựng những câu lạc bộ nào phù hợp nhất và dễ tổ chức nhất với trình độ và sở thích, sở nguyện của các học sinh trường ấy. Vấn đề này không thể áp dụng rập khuôn máy móc nơi nào cũng như nhau, và cũng không thể áp dụng theo cách lượng hóa, kế hoạch hóa, chương trình hóa bắt buộc cụ thể được. Nó còn tùy thêm nữa ở trình độ tổ chức và cơ sở vật chất để xây dựng câu lạc bộ. Có những trường có đủ các thầy, cô giỏi trình độ tổ chức hoạt động câu lạc bộ, lại có đủ cơ sở vật chất thuận tiện. Nhưng có những trường lại còn rất thiếu, yếu về các phương diện này.

Do vậy, để xây dựng thành công loại hoạt động câu lạc bộ này, chúng ta nên tiến hành đồng thời theo cả hai phương án. Một là, bản thân mỗi trường cố gắng tự lực xây dựng được vài ba nhóm câu lạc bộ nào đó mà mình thấy có thể làm được. Đồng thời, và cũng là phương án tối ưu, các trường, lớp cần phối hợp và khai thác viện trợ giúp đỡ của Đoàn Thanh niên Cộng sản, các cơ quan văn hóa, nhà văn hóa, câu lạc bộ ở địa phương

địa bàn mình. Nhờ họ giúp đỡ hướng dẫn cả về phương pháp xây dựng câu lạc bộ và cả về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động câu lạc bộ của nhà trường, của các em. Chỉ có sự phối hợp và tranh thủ viện trợ như vậy, các trường, lớp mới xây dựng được nhiều loại câu lạc bộ và hoạt động câu lạc bộ mới đạt hiệu quả đáng mong muốn.

3.2.2. Cho tiến hành nhiều cuộc thi, diễn, viết, vẽ... về đề tài, nội dung giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử

Biện pháp này có thể đem áp dụng được cho mọi lớp từ cấp II đến cấp III. Nó không thể đem tiến hành thường xuyên theo lịch học hàng ngày, hàng tuần được. Chủ yếu là tiến hành theo từng kỳ dịp nhất định - chẳng hạn: trong dịp học hết một môn xã hội nhân văn, khi kết thúc một học kỳ, trong dịp sinh hoạt hè, nhân một lễ kỷ niệm nào đó, nhân ngày 20-11, nhân một cuộc phát động, vận động nào đó, nhân dịp tham gia hội thi nào đó với địa phương, v.v...

Với nội dung giáo dục khuôn mẫu văn hóa ứng xử, chúng ta có thể đề xướng tổ chức nhiều hình thức Thi, Diễn, Viết, Vẽ,... thú vị, hấp dẫn, có khả năng thu hút được đông đảo học sinh các lớp tham gia tự nguyện và dần dần sẽ trở thành nếp phong trào.

Chẳng hạn:

* Về Thi: ở đây có hai loại Thi: Thi kiến thức và thi thể hiện hành vi ứng xử văn

hóa.

Thi kiến thức, có loại là do thầy giáo, cô giáo ra bài thi, hỏi các kiến thức về giá

trị truyền thống văn hóa, khuôn mẫu văn hóa ứng xử, tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa qua văn hóa dân gian: Ca dao tục ngữ, các thành ngữ Việt Nam, văn học dân gian hội lễ dân gian... và kết quả đánh giá là bằng điểm, hoặc bằng giấy khen của nhà trường. Còn có loại thi kiến thức văn hóa ứng xử là do Đoàn Thanh niên, các Câu lạc bộ, các Thư viện chủ xướng và kết quả đánh giá thường là bằng phần thưởng vật chất.

Còn Thi thể hiện ứng xử văn hóa, thì rất phong phú nhiều hình thức khá hấp dẫn. Ví dụ: Thi trang điểm, trang phục; thi hùng biện lời hay ý đẹp; Thi con ngoan, trò giỏi; Thi viết chữ đẹp (thi mĩ tự); Thi xử lý tình huống (sự cố); Thi đọc sách, kể sách có chủ đề ứng xử; thi cắm hoa có chủ đề ứng xử; Thi các kiểu chào, hỏi, các nghi thức ứng

xử; v.v... Các hình thức thi này thường kết hợp xen lẫn cả thi kiến thức ứng xử và hình thức ứng xử. Tổ chức các cuộc thi này thường là phối hợp giữa nhà trường, đoàn Thanh niên và cơ quan văn hóa địa phương thì kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả các cuộc thi này thường là bằng phần thưởng vật chất, huy chương, huy hiệu, giấy khen, tặng hoa.

* Về Diễn: ở đây, khái niệm "Diễn" vừa có nghĩa biểu diễn, trình diễn, vừa có nghĩa trưng bày. Cho nên, các cuộc diễn văn hóa ứng xử cũng có nhiều hình thức. Chẳng hạn, trình diễn văn nghệ có chủ đề ứng xử; triển lãm tranh, ảnh, hiện vật có chủ đề ứng xử; trình diễn võ thuật dân tộc; trình diễn, hoặc trưng bày, các mẫu trang phục dân tộc, các kiểu đầu tóc đẹp Việt Nam; các kiểu viết chữ đẹp, các kiểu thi pháp Việt Nam; v.v... Những hình thức "diễn" này, nếu để riêng tự lực nhà trường thì khó tổ chức được, cho nên rất cần có sự phối hợp từ nhiều phía.

* Về Viết, Vẽ: ở đây, Viết có hai loại: Viết để đăng ở báo tường của trường, lớp; viết để đưa đăng ở báo, đài. Còn Vẽ, cũng có hai loại như vậy: để trưng bày ở trường lớp và vẽ để tham dự các cuộc thi, trưng bày của các cơ quan văn hóa địa phương.

3.3. Những biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường

Trong điều kiện của nhà trường phổ thông hiện nay, do hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất, ngặt nghèo về thời gian dạy, học, công tác, mặt khác, do công tác Đoàn cũng là kiêm nhiệm, vừa làm công tác Đoàn vừa làm GV, nên quả là rất khó để tổ chức thêm những biện pháp tự lực riêng của Đoàn để giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.

ở đây, nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn là phối hợp với các giáo viên từng lớp trong Trường và phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản địa phương, các cơ quan văn hóa địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp giáo dục - văn hóa kể trên. Mặt khác, Đoàn có thể bàn với các giáo viên phân công nhau, tùy theo điều kiện và khả năng, mỗi bên đảm trách tiến hành xây dựng một số loại nhóm câu lạc bộ và một số loại hình hoạt động nhất định. Ngoài ra, trong công tác Đoàn có thể chủ động, tự lực, trực tiếp tiến hành một số loại hình hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử mang tính chất đặc thù của đoàn, như: xây dựng các nghi thức ứng xử của Đoàn; thi, diễn, viết, vẽ về các nghi thức ứng xử

của Đoàn; Tổ chức các cuộc hội thảo về văn hóa ứng xử; tìm hiểu văn hóa ứng xử của thanh niên, học sinh ở nước ngoài; tổ chức các cuộc hỏi - đáp, đối thoại dân chủ về văn hóa ứng xử trong điều kiện xã hội ta ngày nay; tổ chức các cuộc dã ngoại, du khảo văn hóa ứng xử; tổ chức các hội, nhóm nhân đạo, từ thiện, tình nguyện xây dựng môi trường văn hóa và đời sống cộng đồng, giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ, tật nguyền, mắc tệ nạn; giúp dạy bình dân học vụ, v.v... Tóm lại, cần văn hóa hóa các hình thức biện pháp sinh hoạt giáo dục văn hóa ứng xử của Đoàn.

Khái quát chung các loại giải pháp, biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh vị thành niên ở nhà trường luôn luôn cần được tiến hành với tính chất tổng hợp, theo phương thức phối hợp và xã hội hóa, quần chúng hóa.

3.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống tiếp cận vào lối sống, đạo đức, sức khỏe và phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh vị thành niên trong nhà trường

3.4.1. Khái niệm về kỹ năng sống

- Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân có thể có được trong việc giải quyết và ứng phó một cách tích cực với thử thách của cuộc sống thường ngày, hay nói cách khác đó còn là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái tinh thần khỏe mạnh và thể hiện trong hành vi thích nghi và tích cực của cuộc sống thường nhật.

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó rất cần thiết đối với VTN để họ có thể ứng xử tự tin, chủ động và hoàn tiện hành vi của bản thân mình trong giao tiếp và giải quyết vấn đề với mọi người và cộng đồng.

Ngày nay càng ngày ta càng thấy rõ là với sự thay đổi về nền kinh tế, văn hóa và lối sống, nhiều thanh thiếu niên thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống. Vì vậy chúng không đáp ứng kịp thời, những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội. Điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt thể chất và tinh thần. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là để phát triển lối sống lành mạnh, việc giảng dạy kỹ năng sống cần phải được phối hợp với các kiến thức cơ bản mang tính chất tâm lý xã hội, văn hóa.

Vì vậy mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển ở học sinh những giá trị và những kỹ năng trong cuộc sống ví dụ cách giải quyết, phân tích, đánh giá và lựa chọn những vấn đề; những kỹ năng ấy có khả năng đưa đến một phong cách sống tích cực, có trách nhiệm và lành mạnh.

3.4.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

Con người là một sự pha trộn phức tạp giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành

vi. Con người thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi với những người xung quanh, với thế giới nội tâm của họ, và với môi trường xung quanh nói chung. Do vậy, trong quá trình phát triển khi những đứa trẻ trở thành thiếu niên và người lớn, chúng cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể giúp cho chúng tự kiểm soát được bản thân và môi trường xung quanh một cách thành thạo. Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại cho VTN những điều hiểu biết quan trọng, cần thiết để hiểu được điều đó.

Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

 Về mặt sức khỏe:

1) Giáo dục kỹ năng sống phối kết hợp các nhân tố tâm lí và nhân tố xã hội sẽ góp phần xây dựng hành vi lành mạnh.

2) Việc tiến hành giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giải quyết được nhu cầu của VTN để chúng được phát triển.

3) Việc nâng cao các kỹ năng cá nhân và các kỹ năng xã hội nhằm mục đích tạo khả năng cho mỗi cá nhân có khả năng bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng đồng.

 Về mặt giáo dục:

1) Việc giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ có những tác động tích cực với:

- Mối quan hệ giữa thầy và trò.

- Hứng thú học tập của học sinh.

- Sự hoàn thành công việc của giáo viên một cách có hiệu quả và sáng tạo.

Ngày đăng: 15/04/2022