Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------------


NGUYỄN THỊ YẾN


CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ VÀ HUY CẬN


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------


NGUYỄN THỊ YẾN


CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ VÀ HUY CẬN


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Lýluận văn học – Mã số 60 22 32


Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Khánh Thành

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4

2.1 Hàn Mặc Tử4

2.2 Huy Cận5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 .Phương pháp nghiên cứu 7

4.1. Phương pháp hệ thống 7

4.2. Phương pháp khảo sát thống kê 7

4.3. Phương pháp phân tích, so sánh 7

5. Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: TÔN GIÁO VÀ CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC9 1.1. Giới thuyết chung về tôn giáo 9

1.1.1. Tôn giáo và nguồn gốc của tôn giáo 9

1.1.2. Bản chất của tôn giáo 15

1.2. Cảm hứng tôn giáo trong văn học 18

Chương 2: CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 22

2.1. Hàn Mặc Tử - Một con chiên ngoan đạo mà bất hạnh 22

2.2. Từ cảm hứng thơ đến cảm hứng tôn giáo trong thơ là sự khao khát vươn đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử 26

2.2.1. Cảm hứng trong thơ 26

2.2.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ 28

2.2.3. Sự khao khát đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử 34

2.3. Thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới tôn giáo sống động nhiều màu sắc 39

2.4. Đức tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử 44

Chương 3: CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HUY CẬN 50

3.1. Huy Cận nhà thơ của tình đời và niềm khát vọng sự sống vĩnh hằng 50

3.1.1. Vài nét về cuộc đời Huy Cận 50

3.1.2. Hành trình sáng tạo thơ của Huy Cận 50

3.2. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám 51

3.2.1. Niềm tâm sự của kẻ mất thiên đường 51

3.2.2.Triết lý Đạo gia và khát vọng tiêu dao trong vũ trụ 55

3.3. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận sau Cách mạng Tháng Tám 58

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là một một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ra đời sớm và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Đã từ lâu, tôn giáo và nghệ thuật có mối quan hệ gắn bó và thâm nhập lẫn nhau, đôi khi thật khó phân biệt đâu là tác phẩm văn học và đâu là giáo lý của tôn giáo. Tôn giáo là đề tài hấp dẫn và là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, nhà văn. Nhiều kiệt tác nghệ thuật thế giới hướng về đề tài tôn giáo. Tôn giáo là vùng lãnh địa hấp dẫn để các nhà thơ, nhà văn thể hiện khao khát tột cùng của mình về cái đẹp và về miền bí ẩn khuất lấp trong tâm hồn con người, góp phần hướng con người vươn tới cái thiện.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo khá mật thiết. Thời kì trung đại, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng khá đậm của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Đặc biệt thời Lý -Trần, Phật giáo chi phối rất sâu rộng đề tài, cảm hứng văn học, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong tiến trình văn học Việt Nam.

Bước sang thời kỳ hiện đại, cùng với sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo có thêm nhiều sắc thái mới. Bên cạnh sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các tôn giáo truyền thống phương Đông, lại có thêm sự ảnh hưởng không kém phần mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo được truyền bá từ phương Tây trong thế kỷ XIX vào đầu thế kỷ XX. Những nguồn ảnh hưởng qua lại đó được thể hiện khá tập trung ở thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận. Dù màu sắc và mức độ khác nhau nhưng Hàn Mặc Tử và Huy Cận đều sử dụng khá nhiều chất liệu tôn giáo và lấy cảm hứng tôn giáo để sáng tạo những thi phẩm độc đáo, tạo nên một thế giới nghệ thuật hấp dẫn, đầy không khí thiêng liêng. Đó chính là lý do thôi thúc chúng tôi chọn Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận làm đề tài luận văn thạc sĩ, xem đó như là một hướng để khám phá và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận.

2. Lịch sử vấn đề

2.1 Hàn Mặc Tử

Năm 1987, khi Nhà xuất bản Văn học ấn hành Tuyển tập Hàn Mặc Tử nhà thơ Chế Lan Viên viết lời giới thiệu có cái nhan đề khá độc đáo: Hàn Mặc Tử, anh là ai? Cho đến bây giờ giới nghiên cứu dù tốn biết bao giấy mực cũng chưa thể trả lời cho thật thấu đáo câu hỏi “Hàn Mặc Tử, anh là ai?”. Hàn Mặc Tử là một tài năng lớn, độc đáo với một hồn thơ mãnh liệt mà kì dị. Thơ ông có cảnh quê, tình quê nồng nàn, rạo rực và có cả cảnh máu cuồng, hồn điên rất kinh dị. Hàn Mặc Tử tự nhận mình là “thi sĩ của đội quân thánh giá”, khơi mạch thơ ở Đức Chúa trời. Chính cảm hứng và chất liệu tôn giáo đã góp phần tạo nên một thế giới thơ độc đáo nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử.

Nhìn tổng quan, lịch sử nghiên cứu Hàn Mặc Tử có ba giai đoạn lớn với những mốc thời gian tương đối xác định: Một là trước 1945, hai là từ 1945- 1987, ba là từ 1987 đến nay.

Trước 1945, hầu hết là những ý kiến thiên về khẳng định, đề cao tài năng Hàn Mặc Tử ở những công trình như Thi nhân Viêt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, nhất là công trình Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại và những bài báo khác đều ca ngợi tên tuổi của Hàn Mặc Tử như một vì sao chổi lạ xoẹt ngang bầu trời thi ca Việt Nam.

Từ 1945-1987, việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử hình thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Phía Bắc do điều kiện chiến tranh và quan điểm nhìn nhận còn khắt khe nên việc khẳng định còn dè dặt và chật hẹp. Trong khi đó ở phía Nam lại có phần thái quá trong việc đề cao thơ Hàn Mặc Tử.

Từ 1987 đến nay, không khí đổi mới đã giải phóng tư duy, khơi nguồn sáng tạo cho các nhà phê bình nghiên cứu văn học, việc đánh giá các hiện tượng văn học trong quá khứ cởi mở và khách quan hơn. Nhiều nhà Thơ mới đã được nhìn nhận theo một tinh thần mới. Lần đầu tiên Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử được ấn hành trên toàn quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá rất cao người bạn thơ cùng trường phái với mình. Từ đây, việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử lại trở nên

hưng thịnh hơn bao giờ hết. Thơ Hàn Mặc Tử được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông như một trong những gương mặt sáng giá nhất của phong trào Thơ mới, được đưa vào giảng dạy ở Đại học như một tác gia của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ văn Hàn Mặc Tử được tái bản nhiều lần. Những công trình nghiên cứu, sưu tầm, hồi ký, chuyên khảo, chuyên luận, bình giảng về tác phẩm của Hàn Mặc Tử lần lượt ra đời. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá ngày càng sâu sắc hơn về những di sản tinh thần của Hàn Mặc Tử, có một số nhà nghiên cứu đã tìm đến miền linh thiêng, bí ẩn trong thơ ông. Tiêu biểu là các bài: Ảnh hưởng Đạo phật trong thơ Hàn Mặc Tử (Quách Tấn), Hàn Mặc Tử với đức tin, Đạo và đời trong thơ Hàn Mặc Tử (Yến Lan). Những bài viết này bước đầu đã phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, tạo những điểm tựa quan trọng để tác giả thực hiện luận văn này. Yếu tố tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử là điều dễ nhận thấy. Nhưng ảnh hưởng của nó thuộc những phương diện nào trong thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử? Thuộc phạm trù tình cảm (Đức tin tôn giáo?) hay tư duy nghệ thuật (Tư duy tôn giáo)? Và tôn giáo ở Hàn Mặc Tử chỉ thuần là Công giáo hay gồm cả Phật giáo? Từ những câu hỏi đó người viết có thể tìm câu trả lời trong khi đến với thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử

2.2 Huy Cận

Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn nửa thế kỷ. Thời kỳ nào thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Đến nay đã có hơn 100 bài tiểu luận, chuyên luận về thơ Huy Cận ở nhiều góc độ khác nhau, từ một bài thơ, một chặng đường sáng tác hay một đặc điểm nổi trội, một nguồn cảm hứng lớn cho đến những công trình có tính chất hệ thống và khái quát hơn trên góc độ thi pháp, thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận.

Các nhà thơ, các nhà phê bình nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trương Chính, Lê Đình Kỵ, Trinh Đường, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Văn Long, Trần Khánh Thành, Trần Đình Sử, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thúy...đều có những bài tiểu luận, chuyên luận sâu sắc về Huy Cận. Các tác giả đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước

và sau cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những nét đặc sắc phong cách thơ Huy Cận về tình yêu sự sống, nỗi khắc khoải không gian, giọng điệu trầm lắng,… những tiểu luận đánh giá phê bình này được tập hợp lại khá đầy đủ trong hai công trình: Huy Cận đời và thơ - Trần Khánh Thành tuyển chọn và giới thiệu [31]; Huy Cận về tác gia và tác phẩm - Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu [32].

Nhìn chung lịch sử nghiên cứu thơ Huy Cận có thể thấy chia làm hai giai đoạn, trước và sau Cách mạng Tháng Tám.

Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám: Năm 1940, tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc cùng với lời giới thiệu hết sức nhiệt thành của nhà thơ Xuân Diệu. Với tâm hồn nhạy cảm, với sự thấu hiểu của một tri âm tri kỉ, Xuân Diệu đã chỉ ra được những nỗi niềm của Huy Cận trong thơ. Nỗi buồn nhân thế, tình cảm yêu đời tha thiết, khả năng lắng nghe linh hồn trời đất của Huy Cận đã được Xuân Diệu lý giải thuyết phục. Trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã chỉ ra một nét nổi trội trong hồn thơ Huy Cận: “Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến” [30]. Như vậy, bên cạnh việc đánh giá Huy Cận như một tiếng thơ tiêu biểu, đặc sắc của phong trào Thơ mới, các nhà phê bình nghiên đã chỉ ra được một số đặc điểm trong cảm quan nghệ thuật của Huy Cận, bước đầu đã nhận ra cõi thiêng liêng, cổ kính, thanh cao trong Lửa thiêng

Sau Cách mạng Tháng Tám, Huy Cận cho ra đời nhiều tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Những năm 60, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Ngày hằng sống ngày hằng thơ,… đã thu hút được sự chú ý của đông đảo giới phê bình nghiên cứu. Hàng loạt các bài báo, tiểu luận đã kịp thời khẳng định những thành quả mới của Huy Cận. Các tác giả đều chủ yếu tâp trung đi sâu vào những đổi mới cơ bản, tích cực trong hồn và trong thơ Huy Cận sau cách mạng. Có hai chuyên luận khá công phu về toàn bộ sự nghiệp thơ của Huy Cận. Đó là Thế giới thơ Huy Cận (1987) của Xuân Diệu và Thi pháp thơ Huy Cận (2002) của Trần Khánh Thành. Trong Thi pháp thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành đã phân tích quan niệm của Huy Cận về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023