Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Các Trường Thcs Huyện Văn Bàn

Đồng thời chủ động kiểm tra hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để có phương án điều chỉnh cho hiệu quả. Qua việc phân công nhiệm vụ cho các lực lượng phối hợp và kiểm tra việc thực hiện trong nhà trường có thể thấy rằng vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Các tổ chức đoàn thể chưa có sự đôn đốc học sinh tích cực tham gia hoạt động, giáo viên chủ nhiệm chưa sâu sát để tìm hiểu những phong tục tập quán, điều kiện hoàn cảnh của học sinh các dân tộc, chưa tích cực, chủ động tham gia tác động tích cực đến học sinh để giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống và các bản sắc văn hóa dân tộc. Việc kiểm tra, chấn chỉnh những biểu hiện không lành mạnh, các nét xấu trong nếp sống, sinh hoạt của học sinh chưa thường xuyên. Việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng nơi cư trú còn hạn chế.

Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong các trường THCS, giáo viên quản lý bán trú phối hợp trong hoạt động mới tập trung vào các hoạt động phong trào như văn nghệ, thể thao, bố trí sắp xếp phòng bán trú cho đủ số lượng,… song chưa có điểm nhấn rõ nét để hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của học sinh có tính hiệu quả.

Kết quả trên đã cho thấy, nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa khoa học. Việc xây dựng cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm chưa cụ thể, chính vì thế nên chưa khai thác được thế mạnh cũng như hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

2.3.4. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của các trường THCS trên địa bàn huyện, tôi đã tiến hành khảo sát 80 CBQL và 100 giáo viên, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS


TT


Nội dung

Các mức độ


Tổng


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Chưa

thường xuyên

Không

thực hiện


1

Kiện toàn, bổ sung đội ngũ; bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

cho đội ngũ GV


79


72


29


410


2,27


5


2

Phân công nhiệm vụ cho

từng bộ phận, cá nhân hợp lý, khoa học


112


68



472


2,62


1

3

Chỉ đạo phát triển nội dung,

chương trình, tài liệu dạy học

72

99

9

423

2,35

4


4

tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa

dân tộc cho học sinh


101


65


14


447


2,48


2


5

Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, các lực lượng tham gia; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị

cho hoạt động giáo dục


90


72


15


429


2,38


3


6

Kiểm tra, đánh giá hoạt động

giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


86


72


22


424


2,35


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 8

Kết quả bảng 2.9 cho thấy việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn chưa hiệu quả. Qua đánh giá mức độ được đánh giá các mức độ thì cao nhất là nội dung về “phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân hợp lý, khoa học” thứ hai là “tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh”. Tiếp đến là nội dung

“Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, các lực lượng tham gia; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục” đánh giá là thường xuyên, chủ yếu là việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất. Xếp thứ tư là nội dung “Chỉ đạo phát triển nội dung, chương trình, tài liệu dạy học” với 72 ý kiến là thường xuyên, còn 99 ý kiến cho rằng chưa thường xuyên. Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ làm tốt cũng ở mức vừa phải; còn một nội dung về “kiện toàn, bổ sung đội ngũ; bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ GV” xếp cuối cùng, còn có 29 ý kiến cho rằng không thực hiện.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua công tác kiện toàn, bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên luôn được các cấp và ngành giáo dục quan tâm. Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm đối với CBQL, GV là việc làm thường xuyên, đáp ứng yêu cầu dạy học của huyện. Các nội dung thường được bồi dưỡng trong dịp hè, trước năm học mới, hay trong năm học thường tập trung chủ yếu là bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước; đạo đức, lối sống; bồi dưỡng kiến thức pháp luật; bồi dưỡng kiến thức về quản lý; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,… song nội dung bồi dưỡng chuyên sâu về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cho đội ngũ giáo viên chưa hiệu quả, có 29 ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ thấp. Bên cạnh đó, việc tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong khi triển khai thực hiện kế hoạch cũng chưa được quan tâm thường xuyên, có 22 ý kiến đánh giá là công việc này chưa hiệu quả. Vì vậy, nếu không tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp tổ chức thì mọi hoạt động cũng sẽ không đạt hiệu quả.

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của Ban lãnh đạo các trường THCS,

tôi đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá để 80 CBQL của 10 trường THCS tự đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trang công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


TT


Nội dung

Đánh giá hiệu quả

thực hiện


Tổng

Trung bình

Thứ bậc

Tốt

Khá

TB

1

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá

38

38

4

194

2,42

1

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch

27

49

4

183

2,28

5


3

Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học

sinh của các lực lượng nhà trường


32


45


3


189


2,36


3


4

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua kết quả rèn luyện hạnh kiểm

của học sinh


35


42


3


192


2,4


2


5

Kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, kinh

phí phục vụ cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


31


44


5


186


2,32


4

Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS huyện Văn Bàn còn chưa được quan tâm, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. Trong các nhà trường, hoạt động của học sinh được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo ngày, theo tuần chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá do Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, tổ quản lý bán trú xây dựng, triển khai. Công tác kiểm tra, đánh giá của ban lãnh đạo các trường do đội ngũ CBQL nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá là trung bình- thấp nhất trong bảng đánh giá; việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

cho học sinh cũng chưa được quan tâm đánh giá mức độ trung bình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các tổ chức đoàn thể, giáo viên nhà trường chưa chú trọng nhiều đến tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng theo mô típ quen thuộc, thường lặp đi lặp lại của các năm trước nên không phát huy được tính tích cực, sự chủ động tham gia của học sinh. Cho nên hiệu quả trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với học sinh các trương THCS chưa được như mong muốn.

Bên cạnh đó, khi tổ chức phỏng vấn đội ngũ CBQL về công tác kiểm tra, đánh giá nhận được kết quả như sau:

Thầy N.C.L (Hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên Trung): “Ban giám hiệu nhà trường thường tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự giờ để xếp loại giáo viên, song nội dung chủ yếu là tập trung vào kiến thức chuyên môn, nội dung đánh giá giờ dạy có lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, những chưa nhiều, chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng”.

Cô giáo N.T.T (Phó hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên): “Nhà trường chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, việc chỉ đạo sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường chưa cụ thể để thực hiện tốt hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường”.

Cô T.L.P (Tổng phụ trách Đội, trường THCS Làng Giàng): “Ban chỉ huy Liên đội thường tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, nhất là các bạn đội viên chủ yếu thông qua các buổi sinh hoạt Đội và tổng kết các đợt thi đua cao điểm theo chủ đề năm học đã được ghi trong kế hoạch của nhà trường; các tiêu chí đánh giá chưa được ban hành cụ thể”.

Như vậy, có thể đánh giá ban lãnh đạo các nhà trường còn hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo các lực lượng thực hiện tích hợp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào bài dạy, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực

hiện tích hợp hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các hoạt động giáo dục chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức cho giáo viên. Ngoài ra chưa có tiêu chí kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên và tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ. Về cơ bản nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS huyện Văn Bàn thực hiện chưa hiệu quả.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn đã được Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và đào tạo, các nhà trường quan tâm. Qua khảo sát tại 10 trường THCS, công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đã có những thành công bước đầu, đã làm chuyển biến được nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên, của học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện của bản thân, sự tự tin hòa nhập vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Có được những ưu điểm trên là do các trường đã thường xuyên tổ chức học tập và quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục phổ thông, định hướng phát triển giáo dục và phát triển con người, mục tiêu giáo dục của từng nhà trường đến tất cả cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Từ đó quan tâm đến những biện pháp tích cực, hiệu quả trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nói riêng.

Tập thể sư phạm các trường luôn xác định “giáo dục học sinh các dân tộc thiểu số của huyện biết giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trong của các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục các thế hệ học sinh các dân tộc huyện Văn Bàn có đức, có tài, có tâm.

Quan tâm, tổ chức, xây dựng các nội dung ngoại khóa về công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, đổi mới cách thức quản lý trong đội ngũ can bộ quản lý các trường, có biên pháp chỉ đạo phù hợp để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn đạt hiệu quả cao hơn.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công và những mặt mạnh đạt được là rất cơ bản và quan trọng, hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn còn có những hạn chế, yếu kém nhất định: Vẫn có số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa quan tâm sâu sắc đến việc quản lý, tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường. Có nhiều học sinh việc nhận thức cơ bản là đúng, nhưng trong hành động và các hoạt động nhiều khi còn bộc lộ những hạn chế, thiếu nghiêm túc.

Đội ngũ lãnh đạo ở một số nhà trường còn chưa thực sự thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở đơn vị trường mình; chưa có những biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh của trường mình để hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đạt hiệu quả cao.

Đội ngũ giáo viên ở nhiều trường thông thạo tiếng dân tộc, hiểu về phong tục tập quán của các em học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường THCS trên địa bàn toàn huyện còn hạn chế. Chưa có biện pháp tích cực trong giao lưu với học sinh là người dân tộc thiểu số để các em dần bộc lộ, chia sẻ những suy nghĩ, những phong tục tập quán của gia đình, của dân tộc các em.

Những hạn chế trên còn tồn tại là do: Đối với ban lãnh đạo đa số các trường THCS, có lúc không chú ý đến việc xây dựng kế hoạch để triển khai công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của đơn vị trường mình; có giai đoạn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhưng kế hoạch còn chung chung, chưa cụ thể, các biện pháp đưa ra quản lý chưa hiệu quả, không tác

động tích cực đến đội ngũ và học sinh vì vậy hiệu quả không cao. Chưa xây dựng được chuẩn mực đánh giá đối với các nội dung quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên.

Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có nhận thức đúng, nhưng cách thức tổ chức hoạt động còn đơn lẻ, tự phát, chưa bài bản. Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng, thực hiện các nội dung quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh lồng ghép với các môn học và các hoạt động khác.

Đối với học sinh, nhiều em còn tự ti khi mình là người dân tộc thiểu số, ngại ngùng khi tiếp xúc, giao tiếp với người khác, nhất là người Kinh và thầy, cô giáo. Dễ bị chi phối, tác động của mặt trái môi trường sống có ảnh hưởng không tốt đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc như môi trường mạng Internet nếu không có sự kiểm soát. Nhiều lúc trong cuộc sống thường khép kín mình, ít giao lưu với các bạn là người dân tộc khác. Bên cạnh đó một số em dễ bị lôi kéo vào các trò chơi online trên mạng internet, có biểu hiện chuộng lối sống phương Tây như cách ăn mặc, giao tiếp, có xu hướng “sùng ngoại”, tiếp thu không chọn lọc những giá trị văn hóa nước ngoài, làm ảnh hưởng mai một các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam và những bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc.

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.4.3.1. Thuận lợi

Các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước ta về vấn đề văn hóa, giáo dục, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhất là Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết số 29 -

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí