Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Giáo Dục Giá Trị Truyền Thống Văn Hóa Ở Tuổi Vtn Và Vai Trò Của Giáo Dục Giá Trị Vhtt Trong Xây Dựng Nhân Cách Văn

cách nhìn về cái đẹp khác nhau. ở đây, chỉ thử gợi ý nêu lên mấy yêu cầu thẩm mĩ khuyên các học sinh lựa chọn:

- Về trang diện - từ trang điểm đến trang phục - nên đơn giản, giản dị, giữ được nét vừa thanh nhã vừa khỏe khoắn, vừa đẹp thoáng đãng vừa bảo vệ được sức khỏe. Không nên cầu kỳ lòe loẹt, lộ liễu, cũng không nên diêm dúa, luộm thuộm, dơ bẩn... Trang điểm hay trang phục nên xử lý thế nào cho hài hòa, cân đối với khuôn mặt và thân hình của mình. Giá trị sắm sửa cho trang điểm và trang phục không nên để vượt quá khả năng chi phí cho phép của mình và điều kiện gia cảnh của mình. Hình thức trang điểm và trang phục không được để làm mất đi sắc thái văn hóa dân tộc của mình là con người Việt Nam. Các mô típ trang điểm và trang phục cũng không nên đơn điệu, đường mòn, mà cần được xử lý đa dạng, phong phú, tiến bộ theo thời đại đang đi lên của đất nước mình. Và nên đặt lên trên tất cả là đừng để cho người đời coi mình mất gốc coi mình không còn mang dáng dấp người Việt Nam, không còn giữ được tâm hồn Việt Nam.

- Về hình thể của bản thân vốn do cha sinh mẹ đẻ ra bản thân mình không những cần bảo trọng, mà còn phải làm cho nó ngày càng khỏe, đẹp thêm lên, vừa để bảo toàn giọt máu thân yêu của cha mẹ hun đúc (như một phần giữ tròn đạo hiếu), vừa để cho mình sống khỏe, sống đẹp, rạng mặt với đời. Để có hình thể khỏe, đẹp, phải dày công rèn luyện, dưỡng dục suốt đời, nhưng cần bắt đầu quan tâm ngay từ thời còn trẻ, còn học sinh. Cần xóa bỏ nếp nghĩ, cho rằng chỉ người già mới xếp bảng giá trị sức khỏe lên hàng đầu, còn tuổi trẻ thì ngược lại: Tình yêu hàng đầu, tiền của hàng hai, còn sức khỏe xếp vào hàng chót - Nghĩa là tuổi trẻ thường hay coi thường, phí phạm sức khỏe! - Đừng, khuyên các em tuổi học sinh vị thành niên đừng nên như thế.

Những hành xử cá nhân để làm khỏe, đẹp thể hình mình thì có nhiều và tùy theo điều kiện từng người, từng nơi. ở đây chỉ nêu lên mấy yêu cầu khuyên các em nên theo:

- Cần chủ động giữ gìn điều độ, chừng mực, từ trong sự ăn, sự chơi, sự ngủ, nghỉ, sự làm. "Kiệm" - tức là chừng mực - là một trong những yếu tố quan trọng để giữ sức khỏe và sống lâu (Từ, Kiệm, Hòa, Tĩnh). Đừng quá tham trong bất cứ một điều gì kể trên

- (một chút giận, hai chút tham - lận đận cả đời càng thêm khổ). Cần tránh bỏ những thứ gì làm tổn hại đến sức khỏe, nhân cách và của cải làm ra của mình và cha mẹ mình (như

hút xách, nghiện ngập, chơi bời, nhậu nhẹt vung phí, vô bổ, v.v...). Cũng đừng để cho bản thân quá si mê hay quá sầu muộn về một điều gì không đáng - nó làm cho con người hao tổn tinh thần, sa sút sức khỏe.

- Cần thường xuyên rèn luyện thân thể và luyện tập thể hình, thể dục thẩm mĩ giúp cho mình tăng cường sức khỏe, chống bệnh tật, sống lâu đẹp thể hình.

- Phải phối hợp đồng thời cả từ việc tăng cường dinh dưỡng, giữ gìn điều độ, chừng mực và tăng cường rèn luyện thể lực, thể hình, cải thiện một bước tầm vóc con người Việt Nam của thời đại mới văn minh tiến bộ.

+ ứng xử trong hoạt động rỗi của cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Sau thời gian học tập ở trường, thời gian giúp việc ở gia đình, thời gian tham gia cộng đồng và các đoàn thể xã hội của mình, còn lại một số thời gian dành cho hoạt động rỗi của riêng mình. Trong khoảng thời gian này, mỗi các em nên có sự lựa chọn những hình thức nghỉ ngơi giải trí vui chơi gì cho phù hợp, thật thú vị, phong phú, hữu ích, lành mạnh, trẻ trung, khỏe khoắn. Để thực hiện tốt việc này, chúng ta có nhiều cách xử lý:

- Tùy điều kiện thực tế của mỗi gia đình, nên bố trí ngay trong góc học tập của mình một số sách, báo, băng hình, bàn cờ, đồ chơi,... cùng các phương tiện nghe - nhìn cần thiết. (Dĩ nhiên là không nên có những sản phẩm phản văn hóa). Khi chơi có thể tự chơi một mình hoặc cùng chơi với người trong nhà, chơi với bạn bè, nhưng không để làm ảnh hưởng bất lợi, đến các sinh hoạt khác trong gia đình.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 4

- Có kế hoạch hàng tuần sắp xếp thời gian đọc sách ở thư viện, tham quan bảo tàng, di tích, hoạt động câu lạc bộ, dạo công viên, chơi thể thao, chơi vi tính, chơi thuyền, bơi lội, xem triển lãm, xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật, học tập văn nghệ, múa, vẽ, v.v...

- Trong những dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, xin phép bố mẹ, thầy, cô, cùng bạn bè tổ chức những cuộc đi chơi xa, tham quan, du khảo, đi pích ních, cắm trại, leo núi, tắm biển, v.v...

- Dĩ nhiên, với tư cách người học sinh có văn hóa, có giáo dục, cần tránh xa những hoạt động rỗi tiêu cực, nghĩa là những sinh hoạt làm tổn hại đến nhân cách, tâm

hồn, trí tuệ, tình cảm trong sáng của tuổi vị thành niên học sinh đang như tờ giấy trắng, đặc biệt, cần hạn chế trò chơi điện tử, Internet đang "ngốn" nhiều tiền của và thời gian của các em.

Thời gian là vàng ngọc, Cần sử dụng tốt thời gian, đừng để phí phạm thời gian, kể cả thời gian học tập và thời gian rỗi. Cần lựa chọn những hoạt động rỗi tích cực, đừng chạy theo những sinh hoạt rỗi tiêu cực. Ngay từ tuổi niên thiếu, chúng ta đã cần định hướng hành động ngay như vậy, để sau này lớn lên khỏi phải ân hận là mình đã giết chết thời gian, vung phí cuộc đời.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa ở tuổi VTN và vai trò của giáo dục giá trị VHTT trong xây dựng nhân cách văn hóa ở lứa tuổi này

1.3.1. Mỗi con người Việt Nam hiện nay, dù ở vị trí xã hội nào, thực hiện vai trò xã hội gì, cũng đều cần được trải qua giáo dục để trở thành con người với mô hình nhân cách, phát triển đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH

Nghị quyết V Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với mô hình phát triển con người toàn diện cả Đức, Trí, Thể, Mỹ. Năng lực lao động và để xây dựng được con người Việt Nam với mô hình như trên, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, đồng thời đòi hỏi một quá trình giáo dục lâu dài, kiên trì và vượt qua thử thách, thách thức.

Sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức kể cả ảnh hưởng khách quan và chủ quan.

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, trong bài viết về "Giáo dục thế kỷ XXI" đăng trên tạp chí NCGD 12-1997, đã nêu lên 7 vấn đề mang tính toàn cầu mà Giáo dục Việt Nam nói chung phải đương đầu giải quyết. Đó là:

1. Mâu thuẫn giữa toàn cầu và địa phương. Đây là mâu thuẫn gay gắt nhất hiện nay. Nó đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ của nhiều quốc gia, cả nhân loại chứ không thể đơn phương một quốc gia nào giải quyết được.

2. Mâu thuẫn giữa toàn cầu và cá thể con người. Nó đòi hỏi con người phải đủ trí tuệ, khả năng để tiếp cận với xu thế toàn cầu hóa, mặt khác, cũng đòi hỏi con người phải được giáo dục đủ bản lĩnh phẩm chất để không đánh mất mình, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc mình.

3. Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Do thời đại đầy những biến động, với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin, nó đòi hỏi giáo dục phải lựa chọn những tri thức hiện đại và những giá trị truyền thống, đảm bảo cho con người phát triển đầy đủ, nhân cách bền vững. Đây là một mâu thuẫn không dễ giải quyết đối với giáo dục.

4. Mâu thuẫn giữa lâu dài và trước mắt. Đó là để có sự phát triển bền vững, cần phải giải quyết cân bằng mâu thuẫn trước mặt và lâu dài. Không thể chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài.

5. Mâu thuẫn giữa cạnh tranh và bình đẳng. Sự cạnh tranh ngày nay được thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, quân sự, do đó nó đòi hỏi một sự phát triển giáo dục ở tầm cao, toàn diện và bằng nhiều biện pháp.

6. Mâu thuẫn giữa sự gia tăng rất nhanh. Khối lượng tri thức và khả năng nhận thức có hạn của mỗi người. Để giải quyết mâu thuẫn này, không thể tăng môn học và kéo dài thời lượng học ở trên lớp mà đòi hỏi phải có thêm nhiều con đường, nhiều giải pháp học tập khác để chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực, phẩm chất trí tuệ và nhân cách.

7. Mâu thuẫn giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Mâu thuẫn này đang chi phối mọi ngóc ngách của cuộc sống và con người. Nó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp như thế nào, để đảm bảo giải quyết cân bằng, hợp lý.

Bên cạnh những vấn đề mâu thuẫn có tính toàn cầu kể trên, ở nước ta cuộc cách mạng CNH, HĐH cũng gặp không ít khó khăn, thách thức từ một quốc gia với nền văn minh nông nghiệp là chủ yếu. Đó là những khó khăn, mâu thuẫn liên quan đến giáo dục như:

- Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nhằm phát huy nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong lúc xã hội ta đang thực thi cùng

một lúc cả ba nền văn minh nhân loại: văn minh nông nghiệp + văn minh công nghiệp + văn minh tin học. Đây là một thách thức đầy khó khăn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta.

- Thực trạng hệ thống giáo dục nước ta hiện nay đang còn ở tầm thấp so với yêu cầu (như trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội IX đã nêu), còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế trong các mặt về nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Còn nhiều khó khăn về trang thiết bị phục vụ cho học tập và dạy học, cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao lực lượng giáo viên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ gắn bó tích cực giữa giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài trường, giữa nhà trường với cơ sở sản xuất... Đây cũng là những mâu thuẫn khó khăn, thách thức cần phải vượt qua để phát triển giáo dục vì sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta vào thế kỷ XXI.

- Việc xác định mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo ra những nhân cách (con người) phát triển toàn diện cá tố chất Trí - Đức - Mĩ - Năng lực, theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa phải được đặt trong chiến lược phát triển giáo dục đồng bộ, hệ thống: giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, trong đó kết hợp giáo dục giá trị truyền thống văn hóa có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, con người là một cái giá mang vác những giá trị văn hóa, trong đó văn hóa truyền thống là một thành tố của nhân cách, là một phần phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân. Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhằm phát huy, củng cố những giá trị dân tộc, tạo sức mạnh của dân tộc trong thời đại và giai đoạn đất nước hiện nay. Giáo dục giá trị truyền thống nhằm phát triển những tố chất (yếu tố) tiềm năng của mỗi người, tạo ra động lực bên trong của quá trình phát triển. Như vậy, cũng là tạo cho xã hội sự phát triển bền vững.

1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên

- Về sinh lý:

+ Trong quá trình phát triển của đời người, không có giai đoạn tăng trưởng nào lại mạnh mẽ và rõ ràng như giai đoạn tuổi vị thành niên. Sự thay đổi tăng trưởng này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực thể xác và tình cảm mà còn liên quan đến đời sống tinh thần, quan hệ xã hội.

+ Theo số liệu chung của ngành y tế, về chiều cao, cơ thể của VTN có bước nhảy bọt, con trai có thể cao trên trung bình 30 - 35cm, con gái có thể thêm trung bình từ 25 - 30cm. Sự việc này xảy ra khá mau làm cho người lớn chú ý, ngỡ ngàng, vì chỉ qua một kỳ hè, trẻ như thình lình lớn phổng lên, bộ xương dài ra.

+ Song song với chiều cao là sự gia tăng đáng kể của trọng lượng VTN. Đối với nam, trọng lượng có thể tăng thêm từ 28-31kg và với nữ tăng thêm 24-25kg trong thời kỳ dậy thì.

+ Sự gia tăng trọng lượng này xuất phát bởi những bắp thịt nở nang hơn, nhất là ở con trai, rất thuận lợi cho các hoạt động thể thao (chạy nhảy, đá bóng, bơi lội...). Các em có đủ khả năng làm việc nào đó với cố gắng lớn nhưng lại mau thấm mệt. Vì vậy, người lớn cần đề phòng tình trạng kiệt sức của các em.

+ Thân thể thay đổi mạnh mẽ với sức mạnh gia tăng là dấu hiệu của tuổi dạy thì ở VTN. Thân thể các em chuyển hướng rạo rực. Các em tò mò xem xét các cơ quan cơ thể, xem xét chức năng của chúng qua sách báo, qua tâm sự bạn bè, hay bày tỏ nỗi lòng và nhất là hay mơ màng trong giấc ngủ. ở lứa tuổi này, với sức vóc như vậy, các em có nhu cầu hay ăn và ăn ngon miệng. Sự trao đổi chất trong cơ thể giai đoạn này cũng khiến các em có nhu cầu ngủ nhiều giờ liền.

Một dấu hiệu rất đặc trưng của tuổi dậy thì ở VTN là sự hoàn thiện, chín muồi của cơ quan sinh sản. ở các em gái, đó là sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, song song với đó là bộ ngực nở nang, làm da mịn màng, trắng ra, giọng nói trở nên trong trẻo, xương chậu nở nang, dáng vóc mềm mại, uyển chuyển. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hiện tượng dậy thì của một số ít em gái xảy ra không bình thường hoặc là quá sớm (9 - 10 tuổi), hoặc là quá muộn (16 - 17 tuổi) ảnh hưởng đến phần nào thể xác và tinh dịch, kèm theo đó là lông mọc ở nách, bộ phận dịch dục, ria mép xuất hiện, giọng nói trở nên ồm (vỡ giọng). Tất cả những biểu hiện sinh lý trên đây của nam, nữ VTN được điều khiển bởi những hoạt động nội tiết mới, nhất là những chất nội tiết thuộc các hạch sinh dục và tùng quả tuyển (hypophyse), ngoài ra còn được gắn liền với những thay đổi quan trọng của hệ thống thần kinh thực vật và sự lớn lên của bộ xương. Những hoạt động nội tiết mới này khi xuất hiện trong cơ thể tạo nên những biến động mạnh mẽ cả sinh lý và tâm

lý VTN, dễ tạo nên những xáo trộn, thất thường về thái độ. VD: những phản ứng ám ảnh hay tình cảm lo âu đơn giản được gắn liền với những đặc điểm của cơ thể. Chẳng hạn một thân hình quá nhỏ, quá thấp là nguồn gốc lo âu ở thiếu niên nam muốn được to lớn, khỏe mạnh, lo âu của những em nữ VTN.

Các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến những xáo trộn về thái độ của các em. Theo con số nghiên cứu của một nhà tâm lý học Mỹ cho thấy có khoảng 41% VTN nữ là 31% VTN nam đã có những xáo trộn về thái độ nêu trên.

Một điều đáng quan tâm hơn nữa là, sự trưởng thành của tuổi dạy thì cũng có thể kèm theo những xáo trộn của bản năng tình dục: sự tự thỏa mãn thường xảy ra trên cơ thể mình (thủ dâm) ít ra cũng đối với VTN trai.

- Về tâm lý.

+ Trẻ VTN là những con người đầy hấp dẫn. Nhưng có lẽ đây cũng là giai đoạn mà bố mẹ và các con gặp nhiều trục trặc nhất trong việc giao hòa tình cảm cũng như hiểu lẫn nhau. Những đứa con đã từng một thời đến với ta để tâm sự về những phiền muộn trong cuộc sống, thích được ta ôm ấp, hôn hít, thậm chí chỉ mong làm vừa lòng bố mẹ hơn bất cứ ai khác, bây giờ bỗng dưng trở nên trầm lặng, xa cách và khép kín tâm hồn. Cũng có VTN lúc muốn thu mình trong lòng bạn để được âu yếm vuốt ve, cảm thấy tràn ngập cảm xúc, nhưng cũng có những lúc muốn hoàn toàn độc lập. Chúng còn tỏ rõ sự tự khẳng định mình bằng cách thể hiện ngay ra hình thức bên ngoài, chẳng hạn những thích thú kỳ cục về quần áo hay những kiểu để tóc, làm như vậy, phần nào chúng muốn tuyên bố rằng nó là một cá thể khác biệt hoàn toàn không giống như bố mẹ nó. Thực chất đây chỉ là sự vật lộn nội tâm dữ dội để cách biệt và khác biệt với bố mẹ chúng. Một điều nghịch lý là, trong cuộc vật lộn để khác người, trẻ VTN lại mù quáng bắt chước, chẳng ai khác là những đứa trẻ cùng lứa VTN của mình.

Bởi vậy, ở lứa tuổi này, sự biến đổi của tính tình rất là rõ nét. Các em có vẻ khó dạy và tính tình hay thay đổi. ở các em có nhiều tình cảm khác nhau, lúc nhút nhát, lúc mềm yếu, lúc cứng nhắc, lúc vui mừng, lúc lại lặng lẽ, lúc hành động thái quá. Các em như muốn có người hiểu mình, nhưng chẳng mấy ai hiểu. Cái "tôi" đang muốn tự xác nhận lại gặp sự đụng chạm với người xung quanh. Chân trời khám phá của các em được

mở rộng khi các em khao khát tìm hiểu những giá trị văn hóa tinh thần. Những giá trị đó trong nhãn quan các em là những khuôn mẫu nhân cách, những mẫu hình lý tưởng có thể trong tưởng tượng, có thể là nhân vật thực mà các em muốn bắt chước. Các nhà tâm lý học cho rằng, các em có nhu cầu "nhập vai" những nhân vật là những nhân vật xác định, lý tưởng lúc đó của chúng và thông qua những nhân vật này nhân cách sẽ được hình thành.

Tóm lại, sự thay đổi hành vi tâm lý ở VTN là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Đó là sự biểu hiện của cá tính, sự hiện diện các kiểu dạng tâm lý của cá thể. Các em tự ý thức về bản thân, đề cao cái "tôi" cá nhân và có nhu cầu tự thân thích khẳng định mình. Điều này sẽ trở nên nghịch lý khi các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục coi VTN vẫn còn là trẻ con và cần được dạy dỗ, đặc biệt họ sẽ là những "nhà giáo dục" nắm chắc phần thất bại khi tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, thiếu tôn trọng, tước đi lòng tự tôn và tính độc lập ở tuổi VTN.

Sự thay đổi một cách toàn diện nêu trên còn được biểu hiện cụ thể trong các quan hệ tình bạn, tình yêu và tình dục ở tuổi VTN.

Tình bạn VTN có thể phân thành hai dạng, tình bạn không phân biệt giới và tình bạn khác giới.

Tình bạn khác giới với những xúc cảm, những rung động giới tính và sự cuốn hút của bạn khác giới là nét đặc trưng của tình bạn vị thành niên. Nhìn chung tình bạn ở lứa tuổi này vẫn mang tính hồn nhiên vô tư và trong sáng. Tình bạn VTN không cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm và các vùng khác nhau.

Tình yêu VTN được biểu hiện, đa số các em yêu cảm tính nên thường không xác định được mục đích của tình yêu và mẫu người lý tưởng. Tuổi nảy sinh dạng tình yêu này phổ biến ở các em 16 - 17 tuổi. Tình yêu ở tuổi này bị chi phối bởi học tập, cha mẹ kiểm soát, bạn bè trêu chọc, dư luận...

Tình yêu VTN thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ mà tình cảm của họ mới ở trên tình bạn một chút. Đó là những mối tình đầu chớm nở, rất mong manh. Nó thuần túy là tình yêu tinh thần. Còn tình yêu thực sự khi đôi trẻ VTN đến với nhau bằng tất cả tình cảm

nồng cháy, có sự hòa quyện cả tinh thần và thể xác. Tình dục VTN dễ xảy ra ở các mối tình này.

Tình dục VTN: Trong giai đoạn đầy biến động về tâm sinh lý này, tình dục là một khám phá lớn đối với trẻ VTN. Tuy nhiên, tình dục VTN chưa mang tính phổ biến, hay nói cách khác là, trẻ ở tuổi VTN không quá ham muốn tình dục. Thậm chí ở chúng còn có hành vi "cảnh giác" ít dám hẹn đi chơi hai người mà thường đi theo nhóm. Trong đầu chúng chứa không ít những lo âu, thắc mắc, những câu hỏi mong được giải đáp, chỉ dẫn của người lớn. Song chúng chẳng dám hỏi ai ngoài những người bạn cùng trang lứa, chẳng hiểu biết gì hơn chúng về vấn đề phức tạp và tế nhị này.

Tình dục VTN xuất hiện ở hai dạng quan hệ, tình dục với người yêu và tình dục lệch lạc. Tình dục lệch lạc có thể ở đối tượng VTN mãi dâm, VTN bị lạm dụng tình dục, VTN thử nghiệm tình dục do tò mò, thiếu hiểu biết kiến thức về an toàn tình dục và hậu quả của nó.

Tình dục VTN thường dẫn đến mang thai. Nạo hút thai, cưới sớm và không chồng có con là hậu quả của tình dục VTN, và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe sinh sản, ví như để lại những bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và để lại di hại về mặt tâm lý và tương lai của các em sau này.

Chương 2

Thực trạng về giáo dục giá trị

truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường hiện nay

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã đưa tới nhiều thay đổi đáng kể về mặt kinh tế và đời sống sinh hoạt. Nhiều yếu tố tích cực tạo thuận lợi cho phát triển nhân cách vị thành niên. Song cũng không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại sách báo, văn hóa phẩm độc hại đang hàng ngày ảnh hưởng xấu đến lối sống và phát triển nhân cách của vị thành niên.

Để có kết quả thực trạng, đề tài nghiên cứu một cách khá toàn diện tuổi vị thành niên nhằm một mục tiêu rộng lớn và thiết dụng là vạch ra những vấn đề cơ bản của tuổi vị thành niên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó tìm hiểu các lĩnh vực tình bạn, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên và ảnh hưởng của nó đến đạo đức, lối sống tương lai, tìm hiểu những nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh, và học sinh VTN về truyền thống văn hóa, về giáo dục TTVH trong nhà trường hiện nay.

Vì vậy, đối tượng khảo sát nghiên cứu không chỉ hạn chế trong tuổi vị thành niên mà bao gồm cả thầy cô giáo (GV) các cán bộ y tế (YT), các bậc phụ huynh, các em tại địa bàn khảo sát; Mẫu nghiên cứu được xác định trong nghiên cứu đối chứng: một điểm tại vùng nông thôn thuần túy truyền thống Thái Bình (TB) với trường phổ thông trung học Tân Thụy Anh; một điểm của Hà Nội (HN) nơi thành phố đang biến đổi mạnh mẽ trong cơ chế thị trường hiện nay, với trường phổ thông trung học Trần Nhân Tông; một điểm tại vùng miền núi Lạng Sơn (LS), với trường trung học cơ sở Việt Bắc. Cách chọn mẫu mang tính đối lập này sẽ tạo cho ta so sánh tương quan nhằm nhận ra những nét chung và những khác biệt trong sự biến đổi của tuổi vị thành niên, trong quá trình xã hội biến đổi mạnh mẽ từ truyền thống đến hiện đại.

Mặt khác, xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu cụ thể còn khảo sát: mối quan tâm của trẻ VTN, của nhà trường, của gia đình về những vấn đề trên.

Phương pháp nghiên cứu kết hợp liên ngành nhân học, tâm lý, văn hóa và xã hội học hiện đại, trong đó chủ yếu phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phỏng vấn theo bảng hỏi. Ngoài ra, là phương pháp tư vấn qua đường dây nóng, điện thoại (TVĐT) tư vấn cộng đồng, tìm hiểu thông tin qua mục "cửa sổ tình yêu" của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, sử dụng kết quả của một số công trình nghiên cứu xã hội học về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản VTN mấy năm gần đây, những điều tra và truyền thống văn hóa về vấn đề giáo dục TTVH trong nhà trường, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị truyền thống văn hóa trong lối sống học sinh vị thành niên hiện nay.

2.1. nhân thức của học sinh vị thành niên của giáo viên, phụ huynh vị thành niên về giáo dục giá trị truyền thống văn hóa

2.1.1. Vài nét về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh vị thành niên hiện nay

Học sinh VTN ngày nay sống trong môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Mặt khác, sẽ có không ít những yếu tố tiêu cực như mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm độc hại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của VTN.

Nhìn chung về tình hình tư tưởng, đạo đức, học sinh VTN có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. VTN rất quan tâm đến những vấn đề chính trị xã hội như công bằng xã hội, tương lai cá nhân và tiền đồ của xã hội. Bởi vậy, các em có nhu cầu rất cao về thông tin, được hiểu biết và thi thố trí tuệ. Điều này được thể hiện rõ bằng kết quả xuất sắc của các em học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế về toán, lý, cờ vua, thể thao v.v... Tuy nhiên việc bỏ học và thất học ở độ tuổi này cũng đang là vấn đề xã hội đáng quan tâm nếu không nói là đáng báo động đối với một đất nước tiến hành CNH, HĐH.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể tính trung bình cứ 10 em vào cấp I, thì có 3,15 em lên được cấp II, và chỉ còn 0,71 em vào được cấp III. Riêng tuổi VTN cứ 10 em cấp II chỉ có 2,27 em vào cấp III. Do đó, lực lượng thất học đông đảo nhất chính là tuổi VTN. Trình độ học vấn trung bình của VTN hiện nay rất thấp, chủ yếu vẫn ở trình độ phổ thông cơ sở. Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu về tâm sinh lý đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phạm tội ngày càng tăng của lứa tuổi này. Có những trường hợp VTN phạm tội rất đáng báo động về sự suy thoái đạo đức nhân cách như các trường hợp sử dụng bạo lực, vũ khí đâm chém thầy cô giáo đang dạy dỗ mình, hiếp dâm tập thể, tổ chức thành các băng nhóm có tính chất côn đồ gây rối trật tự trị an. Đặc biệt gần đây VTN còn tham gia vào tệ nạn đua xe máy phân khối lớn, chống đối lại người thi hành công vụ. Tỷ lệ VTN tham gia vào tệ nạn mại dâm gia tăng rất nhanh. Theo báo cáo của cục phòng chống tệ nạn xã hội thì mại dâm dưới 18 tuổi là 1,2% năm 1992; 11% năm 1994; 12% năm 1995 và hiện nay theo ước tính có khoảng 2 vạn gái mại dâm dưới 18 tuổi v.v... Còn theo đánh giá của tổ chức ESCAP và UNICEF hiện nay ở Cămpuchia có khoảng 60-65% trong tổng số 45.000 gái mại dâm là người Việt Nam, trong đó 30% là VTN.

Nhận định về các mặt yếu kém trong văn hóa - xã hội, Nghị quyết ban chấp hành Trung ương 5 khóa VIII viết "... Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng..." [16, tr. 46].

Kết quả của điều tra, đặc biệt qua phỏng vấn sâu cho thấy trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu của VTN được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Nhu cầu được học tập, phát triển tài năng.

- Nhu cầu về tình bạn và tình yêu (như bước vào giai đoạn đầu thanh niên).

- Nhu cầu được hưởng thụ và hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

- Nhu cầu về dân chủ, công bằng.

- Nhu cầu tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

Mức độ thứ tự của các nhu cầu trên phản ánh tâm sinh lý lứa tuổi, phản ánh nhu cầu chính đáng của VTN, đồng thời về cơ bản phù hợp với định hướng giá trị xã hội. Những nhu cầu của VTN ngày một phong phú, đa dạng hơn, mang cả tính truyền thống lẫn hiện đại. Điều này xin được chứng minh qua cuộc phỏng vấn sâu về tình bạn, tình yêu, tình dục học sinh VTN hai trường phổ thông trung học Trần Nhân Tông (Hà Nội) và phổ thông trung học Tân Thụy Anh (Thái Bình).

* Tình bạn VTN

Tình bạn VTN là tình cảm trong sáng nhất của đời sống con người. Đó thực sự là một nhu cầu tinh thần đi cùng con người suốt cuộc đời. Mỗi một lứa tuổi khác nhau tình cảm bạn bè cũng mang những sắc thái khác nhau.

Tình bạn ở lứa tuổi VTN mang nét đặc trưng: tình bạn khác giới, do đó nó không những là một nhu cầu lớn ở lứa tuổi này, mà có lẽ còn bị thử thách manh mẽ nhất. Những rung động giới tính và sự cuốn hút của bạn khác giới là nét đặc trưng của tình bạn VTN. Từ sự nhí nhảnh, hồn nhiên, vô tư, tinh nghịch của tuổi trẻ con đang dần dần bị thay thế bằng tâm trạng hồi hộp, lo lắng, và khó hiểu nữa. Nhìn chung tình bạn VTN vẫn mang tính hồn nhiên vô tư, trong sáng và không cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm và các vùng khác nhau.

Khi được hỏi về tình bạn của các em học sinh PTTH thì cho thấy, khi học trung học cơ sở (cấp II) các em thường chơi với nhau cả một tập thể hoặc thành các nhóm bạn không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên cũng có em, do tuổi dậy thì phát triển sớm đã có biểu hiện "để ý tới nhau", thư từ cho nhau...

"Hồi cấp II em chơi với cả hai phái nhưng riêng đối với nữ thì em thân thiết hơn" (Nữ 15 tuổi. HS.10/TB).

"... bọn em thường đi chơi với nhau cả nhóm" (Nam 18 tuổi. HS.11/HN).

"Khi học cấp II em có chơi thân với bạn trai, nhưng bạn trai đó chỉ là anh em họ hàng, hàng xóm, người làng thôi" (Nữ 18 tuổi. HS.12/TB).

"Hồi cấp II thì mình chỉ có một cái gì đó trẻ con. Lên cấp III em cảm thấy có một cái gì đó già dặn hơn một chút nhưng cũng không khác mấy hồi cấp II. Hồi cấp II em chơi với các bạn trai có phần vô tư vì mình còn nhỏ" (Nữ 17 tuổi. HS 11/TB).

"(cấp II)... em có bạn gái thân nhưng bọn em chơi bình thường quan hệ bạn bè với nhau thôi. Em chơi riêng với bạn ấy hay chơi theo nhóm? - Bọn em chơi hòa đồng cả nhóm. Thường là ngồi nói chuyện bàn về chủ đề khoa học, học tập..." (Nam 17 tuổi. HS 11/TB).

Đây là những tình cảm bạn bè hồn nhiên và vô tư thế nhưng cuối cấp II khi đã bước vào tuổi dậy thì ở các em cả nam và nữ đã nảy nở những cảm xúc mới.

"Trước kia nói chung là còn cấp II hiểu biết về các vấn đề còn quá ấu trĩ. Em chơi thân theo nhóm bạn cả nam cả nữ, cũng là có tình cảm riêng chút ít. Nhưng chỉ là chơi thân. Chơi vô tư và bạn bè rất thẳng thắn" (Nam 18 tuổi. HS 12/TB).

(ở cấp II) "em cũng có bạn trai. Em nghĩ tình cảm ấy bồng bột. Khi có bạn trai thì em có cảm giác ngại. Nói chung là chỉ biết thân... Không có quan niệm về tình yêu thế này, thế nọ... " (Nữ 18 tuổi. HS 12/HN).

"Cấp III em chỉ có cảm xúc là lạ khi có những bạn trai quan tâm tới mình thôi chứ em không nghĩ là tình yêu hay là thế nào" (Nữ 18 tuổi. HS 12/HN).

Chính những trạng thái tình cảm "cảm giác ngại" hay "cảm xúc là lạ" và "tình cảm riêng một chút" này cho thấy các em đã bước đầu ý thức về giới tính của mình. Các chuyên gia về tuổi dậy thì cho rằng trong giai đoạn này, các em vừa có nhu cầu thu hút sự chú ý của bạn khác giới vừa để ý, quan tâm đến các bạn khác giới. Ta hãy thử nghe các em nói thực hư thế nào?

"Bọn em học lớp toán nên tình cảm giữa bạn nam và bạn nữ nó cũng có phần lạnh nhạt, bạn nam đối xử với bọn em cũng bình thường thôi. Nhưng chúng em vẫn cảm thấy giữa chúng em có một khoảng cách gì đó... Lạnh nhạt

ví dụ như các bạn có vẻ dửng dưng đối với mình, không những đối với mình mà là đối với cả bạn mình. Thường là bạn nào tổ chức sinh nhật thì mới các bạn ấy đến, các bạn ấy ít khi để ý đến lắm. Mà có vẻ các bạn ấy không quan tâm" (Nữ 18 tuổi. HS 11/TB).

"Trước đây các bạn ấy hồn nhiên nghịch ngợm như mình nhưng khi thành thiếu nữ thì các bạn ấy khi chơi với mình có nhiều lúc hồn nhiên vô tư nhưng nhiều khi các bạn ấy cũng tỏ ra có một cái gì đó trầm lắng. Có những lúc họ biểu hiện một cái gì đó rất khác" (Nam 17 tuổi. HS 11/TB).

Rõ ràng, trong tình bạn, các em đã nhận ra những biểu hiện khác chưa hề có. Ta giả định rằng họ đã học với nhau, đã chơi với nhau nhiều năm "hồn nhiên và vô tư" thế mà bỗng nhiên nay các bạn khác giới của mình lại trở nên có "một cái gì đó rất khác" khó hiểu, "có một khoảng cách nào đó" và rồi đột nhiên cảm thấy bạn khác giới "có phần lạnh nhạt" với mình, mặc dù mình vẫn phải thừa nhận "Bạn đối xử với mình cũng bình thường thôi".

Đó là cái gì vậy? Tại sao lại thế? Vâng, đối với họ thật bí ẩn và hấp dẫn. Đúng là thật hấp dẫn và họ sẽ tiếp tục dấn thân vào cuộc hành trình khám phá những cảm xúc mới lạ của mình. Những biểu hiện này ngày càng rõ nét hơn trong các năm học tiếp theo của các em - những năm học ở phổ thông trung học (cấp III).

Với những trạng thái cảm xúc, những rung động mới xuất hiện trong quan hệ với bạn khác giới như dè dặt, khép nép, xao xuyến, bồi hồi, hồi hộp, trầm lắng và mên mến nhau, hơi hơi tình ý như chính các em cảm nhận, rõ ràng, quan hệ nam nữ của các em ở tuổi này đã bước sang một giai đoạn khác. Tình bạn không còn mang tính chất vô tư trẻ con nữa mà tình bạn đã bị thúc đẩy và cuốn hút bởi lực hấp dẫn giới tính và mang tính định hướng bản năng. Đó thực sự là sự phát triển tự nhiên và tất yếu.

Quan hệ bạn bè về bản chất là vô tư trong sáng nên nó rất ít bị các chế định xã hội can thiệp vì thế khi khảo sát thực tế ta không thấy rõ sự khác biệt trong quan hệ bạn bè ở 2 môi trường khảo sát khác nhau - môi trường nông thôn và môi trường thành phố.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí