Nội Dung Giáo Dục Hệ Giá Trị Truyền Thống Văn Hóa Thông Qua Hệ Khuôn Mẫu Văn Hóa Ứng Xử

hình, ở chiều sâu) hướng dẫn và điều chỉnh. Khi nói đến nội dung của văn hóa, không mấy ai không nhắc đến hệ thống những tác phẩm văn hóa và những khuôn mẫu văn hóa ứng xử. Nhắc lại quan điểm của Max Weber, nhà xã hội học nổi tiếng của Đức: Văn hóa là tập hợp những khuôn mẫu hành vi, sự định hướng giá trị được con người tiếp thu từ sớm, quy định điều chỉnh sự giao tiếp giữa con người với nhau, tạo cho con người cảm giác an toàn trong thái độ và hoạt động của mình...

Do vậy, thiết nghĩ rằng, nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam cho lứa tuổi vị thành niên, nên trực tiếp giáo dục ngay vào những giá trị khuôn mẫu văn hóa ứng xử đậm bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhất trí với quan điểm của một số nhà nghiên cứu về giáo dục, cho rằng: Các phương pháp, hình thức giáo dục, cả nội khóa và ngoại khóa, đều nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách sinh động các chuẩn mực giá trị đạo đức, nhân văn, biểu hiện thông qua những hành vi, thái độ ứng xử trong cuộc sống và kể cả phương pháp lựa chọn để phấn đấu theo những định hướng giá trị mới phù hợp tiến bộ.

Từ những điều giải trình ở trên, cho phép nêu lên một vài kết luận nhỏ: Giáo dục hệ giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam cho các em học sinh cấp II, III các trường phổ thông hiện nay ở nước ta là rất cần thiết, không thể thiếu được. Nội dung giáo dục hệ giá trị truyền thống văn hóa cho các em chủ yếu là cần giáo dục thông qua hệ khuôn mẫu văn hóa đậm bản sắc truyền thống Việt Nam. Hình thức giáo dục, ở bình diện lý thuyết, nên đưa vào dạy ở chương trình nội khóa, nhưng cho lồng ghép thêm nội dung vào các môn giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, văn học Việt Nam, lịch sử Việt Nam,... Như vậy cũng hợp lý, bởi văn hóa và truyền thống văn hóa được coi như "một vũ trụ chất lỏng xuyên qua một vũ trụ chất rắn". Còn phần thực thao hệ khuôn mẫu văn hóa ứng xử thì cho đưa dạy ở chương trình giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều phương pháp khác nhau.

1.2.2. Nội dung giáo dục hệ giá trị truyền thống văn hóa thông qua hệ khuôn mẫu văn hóa ứng xử

Hệ thống giá trị truyền thống Việt Nam rất phong phú, đầy sức sống, đã được lịch sử công nhận và thế giới ngày nay tôn trọng. Đã có rất nhiều nhà khoa học, công

trình khoa học nghiên cứu tổng kết nêu lên từng loại cụ thể trong hệ thống giá trị đó. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, người ta đã phân loại hệ giá trị truyền thống Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Song nhìn chung có thể quy vào một số hệ giá trị cơ bản như sau:

- Hệ giá trị về tình yêu nước, yêu quê hương.

- Hệ giá trị đạo đức, nhân văn, tình nghĩa, nhân ái.

- Hệ giá trị hiếu học, ham tu dưỡng, tôn sư trọng đạo.

- Hệ giá trị về tình đoàn kết, bảo vệ cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

- Hệ giá trị về tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm, giản dị.

- Hệ giá trị về tinh thần khoan dung; đa dạng văn hóa.

Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 3

- Hệ giá trị văn hóa gia đình.

- Hệ giá trị văn hóa cộng đồng, tinh thần đồng thuận dân chủ.

- Hệ giá trị về tinh thần dũng cảm, sáng tạo, tự cường...

- Hệ giá trị về sự hòa hợp thiên thời - địa lợi - nhân hòa.

Tuy phân loại, phân biệt tách ra như vậy, nhưng không nên nhìn giá trị truyền thống theo từng loại giá trị riêng lẻ. Hệ thống giá trị đó tác động vào đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng một cách toàn bộ, tổng hòa, tổng hợp, hình thành nên văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Trong đó, các giá trị thường có sự tương liên, tương tác, liên hoàn, móc xích, hỗ trợ nhau cùng phát huy tác dụng. Thực là khó phân biệt tách bạch những giá trị như tình yêu quê hương, yêu nước, thương yêu đồng loại, thương người,... Hoặc như, đã yêu nước thì phải yêu lao động, cần cù, tự lực tự cường, sáng tạo để làm cho đất nước ngày càng thêm giàu mạnh, đẹp đẽ. Và muốn lao động với hiệu quả cao thì phải ham học hỏi để nắm văn hóa, kỹ thuật. Và muốn học hỏi cho có kết quả thì phải có đầu óc phóng khoáng, không hẹp hòi, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ, không câu nệ là từ đâu đến. Hoặc như nói về tình người, nhân ái (thương người), nếu phát huy cao dần lên nó sẽ trở thành tình nhân loại, anh em bốn biển đều là người một nhà. Người Việt Nam ta giàu tính nhân bản, đồng thời cũng giàu lòng hiếu khách, bao dung.

Toàn bộ những tổng hòa, tổng hợp giá trị ấy tích lũy vào trong cá nhân hình thành lên văn hóa cá nhân. Mà văn hóa cá nhân, như ý kiến của GS.TS tâm lý học Hồ Ngọc Đại, do tích lũy văn hóa được ít nhiều gì đó thì cũng chỉ để ứng xử trong đời; dù cao thấp lớn bé xấu tốt thế nào đó, nó cũng thể hiện trung thành ở cách ứng xử trong đời. Dù thế nào, mọi ứng xử cũng biểu hiện chất văn hóa của nó; chỉ qua một cử chỉ ứng xử ngẫu nhiên, người ta cũng có thể nhận ra văn hóa cá nhân của cá nhân ấy như thế nào. GS Phan Ngọc đã rất đúng khi cho "văn hóa chính là nhân cách".

Từ đó có thể nói, để hình thành văn hóa cá nhân tiến bộ văn minh đậm đà bản sắc dân tộc thì phải chú ý giáo dục hướng dẫn ngay vào cho các em về những khuôn mẫu ứng xử đậm truyền thống dân tộc, nhưng theo xu hướng tiến bộ văn minh, hay nói ngược lại những khuôn mẫu ứng xử tiến bộ văn minh mà đậm đà truyền thống dân tộc. Để cho văn hóa cá nhân không hình thành tự phát, tùy tiện, lệch hướng, nhất là trong điều kiện phát triển công nghiệp, kinh tế thị trường, thì việc giáo dục ứng xử phải đi vào khuôn mẫu - khuôn mẫu văn hóa ứng xử. Giáo dục ứng xử, trước hết là giáo dục gia đình và sau thêm giáo dục nhà trường. Gia đình thường là giáo dục bằng kinh nghiệm, nhà trường chủ yếu là giáo dục bằng khoa học - công nghệ. Giáo dục nhà trường có giá trị rất cơ bản đến với văn hóa cá nhân. Bên cạnh đó, ngày nay Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng có phần góp đáng kể vào việc giáo dục văn hóa cá nhân các em học sinh vị thành niên. Cơ chế và vai trò giáo dục ứng xử cho các em là gồm một "bộ ba" như vậy: Gia đình - Nhà trường - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tất cả ba nguồn ấy thực hiện giáo dục ứng xử theo hướng giáo dục mới, bổ sung nâng cao, chứ không phải giáo dục lại, cải tạo lại.

Thuật ngữ ứng xử như một khái niệm mở. Có thể hiểu nó như một hành vi ứng xử, như một cách ứng xử, hoặc như một văn hóa ứng xử. Hành vi ứng xử thì vô cùng nhiều và cũng có không ít những hành vi ứng xử mang tính bản năng. Không phải bất cứ hành vi ứng xử nào cũng đáng trở thành khuôn mẫu văn hóa. Những hành vi ứng xử có văn hóa phải là những hành vi có tác dụng chỉ nam, mẫu mực, làm quy tắc cho mọi người trong xã hội, nó phải chứa đựng một ý nghĩa xã hội rộng lớn. Còn cách ứng xử, kiểu ứng xử, phép ứng xử, - đó là cách biểu hiện hình thức ứng xử, thiên nhiều về tính kỹ năng thao tác, nó có thể dễ dàng mau chóng thay đổi. Trong lúc đó, thì văn hóa ứng xử lại thể hiện

lên cái Chất văn hóa, chất giá trị truyền thống của ứng xử, và chỉ văn hóa ứng xử mới bền vững truyền lưu trong dòng phát triển đi lên của xã hội. Do vậy, mới đặt ra vấn đề "giáo dục giá trị truyền thống văn hóa thông qua việc giáo dục những khuôn mẫu văn hóa ứng xử".

ở đây, "khuôn mẫu văn hóa ứng xử" được quan niệm như một khuôn phép hoàn chỉnh những thái độ hành vi ứng xử có văn hóa đúng chuẩn mực xã hội - tức là hành vi ứng xử thực hiện đúng theo những quy tắc, quy định cụ thể do xã hội đặt ra cho mọi người trong giao tiếp xã hội.

Trong giao tiếp xã hội, mỗi cá nhân có rất nhiều quan hệ ứng xử tùy theo vai trò của mình. Mỗi loại quan hệ ứng xử có một khuôn mẫu ứng xử riêng. Mỗi cá nhân phải thực hiện đồng thời nhiều vai trò, do đó, phải thực hiện nhiều khuôn mẫu ứng xử tương ứng với các loại quan hệ ứng xử của mình. Sống trong xã hội, mỗi cá nhân ai cũng phải có mẹ có cha, có trên có dưới, có anh em bạn bè, có vợ chồng, hàng xóm láng giềng, có trẻ có già, có nam có nữ, có ông bà tổ tiên, có làng có xóm, có thầy có trò, có người may mắn, sung sướng, có người nghèo khó, hoạn nạn, tật nguyền, hy sinh mất mát, v.v... và v.v... vô cùng nhiều quan hệ đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có cách, có thái độ xử sự thế nào cho đẹp nghĩa, đẹp tình, đẹp nết người. Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, yêu nòi, nhân ái, vị tha, khoan dung, nghĩa tình, ham học, chịu khó, tôn sư trọng đạo, hiếu đễ, v.v...

Không thể kết hết và cũng không thể cụ thể hóa nêu lên hết được tất cả khuôn mẫu cho từng hành vi ứng xử. ở đây chỉ có thể tạm nêu lên khái quát khuôn mẫu ứng xử cho các em vị thành niên học sinh nhà trường cần rèn luyện trong từng môi trường mà các em thường phải tiếp xúc. Có thể nêu một số môi trường thường tiếp xúc của các em như:

1. Tiếp xúc trong môi trường gia đình.

2. Tiếp xúc trong môi trường nhà trường.

3. Tiếp xúc trong môi trường cộng đồng xã hội.

4. Tiếp xúc tôn trọng cá nhân mình.

Dưới đây thử nêu lên khái quát những khuôn mẫu văn hóa ứng xử của các em học sinh nhà trường, theo từng môi trường thường tiếp xúc của chính các em.

1.2.2.1. Khuôn mẫu ứng xử trong môi trường gia đình

Gia đình là hạt nhân sơ bản của xã hội. Môi trường gia đình là môi trường của một xã hội thu nhỏ. Em là một thành viên rất quan trọng trong gia đình, có ý nghĩa quyết định sự tồn vong, sự phát triển của gia đình, và theo đó là của xã hội. Sống trong gia đình, mỗi các em phải thực hiện đồng thời mấy vai trò cơ bản: làm người con, người cháu, người anh (chị) hoặc người em. Các em phải ăn ở xử sự thế nào cho trọn nghĩa vẹn tình đẹp nết người Việt Nam con hiếu, dâu (vợ) hiền, cháu thảo.

+ Với ông, bà (nội, ngoại):

- Phải có thái độ xử sự đúng đắn trên cả mấy phương diện:

- Chăm sóc, hỏi han sức khỏe ông, bà thường xuyên lúc ăn, ngủ, tĩnh dưỡng.

Không làm hành động gì để ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc phật lòng ông, bà.

- Phải biết nhận lỗi với ông bà và hứa sửa chữa khi mình làm điều gì sơ suất.

- Lễ phép, kính trọng, thân mật, vâng lời. Không hỗn láo, cãi trả.

- Thưa, hỏi, mời, chào phải có lời nói, cử chỉ lễ phép, nghiêm túc, thân mật, rành mạch, thật lòng, tôn trọng đúng thứ bậc trong gia đình - ông bà trước, bố mẹ sau, anh chị rồi các em. Kính trọng, lễ phép cả với bạn bè, bà con ngang hàng ngang tuổi với ông bà mình.

 Thân mật, gần gũi học hỏi ông bà về những điều khôn, lẽ phải, những kinh nghiệm truyền thống quý báu về học tập, tu dưỡng, cũng như trong công lao sự nghiệp của ông, bà đã trải qua. Trình bày với ông, bà những thành tích của mình đã đạt được và cả những yếu kém của mình còn mắc phải, v.v...

+ Với cha, mẹ

- Phải "Siêng giúp đỡ cha mẹ", như Bác Hồ đã từng căn dặn. Tùy sức mình, đừng ỷ lại chây lười, quan tâm đỡ đần cho cha mẹ những việc gì mình có thể làm được. Đừng

đòi hỏi những gì quá đáng, quá sức, quá khả năng đáp ứng của gia đình, cha mẹ, làm giảm bớt những khó khăn, khổ sở, hao tâm tổn lực của cha mẹ.

- Lễ phép, kính trọng, thân mật, chân thật vâng lời cha mẹ.

- Khi ở trong nhà hay ngoài nhà đừng làm điều gì sai trái để cha mẹ phải hổ thẹn, mất thanh danh vì con.

- Đừng nói dối, đừng dấu giếm cha mẹ điều gì.

- Biết tự giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, thân thể như giữ gìn giọt máu thân yêu của cha mẹ mình.

- Những lời thưa, hỏi, mời, chào cha mẹ phải nghiêm chỉnh, chân tình, tình cảm.

Lễ phép đúng mực với bạn bè, bà con ngang hàng ngang tuổi bố mẹ mình.

- Chăm tu dưỡng, chăm học, học giỏi, tu chí học hành để cha mẹ vui lòng, tự hào, rạng danh vì con người, vừa là để đền đáp công ơn cha mẹ, để giữ gìn gia phong, vừa là để cho mình vững bước vào đời lập nghiệp.

- Khi cha mẹ ốm đau, mệt mỏi mình thật sự xót xa, hỏi han, chăm sóc thường xuyên v.v...

Làm đúng làm tốt được những điều như trên mới là một người con có hiếu, giữ tròn truyền thống chữ "hiếu" trong điều kiện xã hội mới hiện nay, giữ tròn đạo làm con, đáp "công cha như núi", đáp "nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

+ Với anh, chị, em

Hãy nhớ lấy câu: "Huynh - Lương, Đệ - Đệ".

- Là làm anh, làm chị thì phải gương mẫu mọi việc để cho em noi theo.

- Phải giúp hoặc thay mặt cha mẹ chăm sóc, theo dõi, giúp đỡ em mọi việc.

- Phải nhường nhịn, không tranh giành ghen tị với em.

- Không đánh mắng, gây gổ thô bạo với em.

- Có điều gì không hay không phải khó xử thì thưa báo lại với cha mẹ.

- Không bày cho em làm điều gì có hại.

- Phải bênh vực, thương yêu che chở em, ngăn chặn em làm điều gì không tốt.

- Là làm em, phải biết kính nhường anh, chị. Không nói dối, nói gạt anh, chị.

- Không hỗn láo, cãi vã thô lỗ với anh, chị.

- Nghe lời anh, chị. Nhỡ có điều gì khó xử, trái ý anh, chị thì thưa báo lại với mẹ, cha, ông, bà.

- Nhỡ có điều gì mình làm sai thì thành thật nhận lỗi với anh, chị, mẹ, cha.

- Phải thật thà, thật lòng kính yêu anh chị, mẹ cha.

- Không quanh co giấu giếm điều gì.

- Phải biết lễ phép, kính nhường anh chị, tôn trọng bạn bè của anh, chị.

+ Với cảnh quan môi trường trong nhà

- Cần quan tâm đỡ đầu, chung sức với mẹ cha hoặc tự lực tự động sắp xếp bố trí ngăn nắp, trật tự đẹp mắt, vệ sinh đồ đạc không gian bài trí trong nhà.

- Bàn bạc và chung sức với mẹ, cha để cải tạo, xây dựng văn minh khoa học tiện lợi môi trường điện, nước, vệ sinh, phòng hỏa, đi lại, thông tin, sinh vật cảnh,... trong nhà, ngoài vườn, ngoài sân.

- Giữ gìn không khí tinh thần lành mạnh, vui tươi, khỏe khoắn, trí tuệ trong gia

đình.

- Không gây ầm ĩ, cũng không để u buồn không khí trong nhà.

- Không chơi với những đồ chơi, sách báo tranh ảnh băng hình "phản văn hóa",

thị hiếu thẩm mĩ thấp kém, phản truyền thống thuần phong mĩ tục.

1.2.2.2. Khuôn mẫu ứng xử trong môi trường nhà trường

Đến học ở trường thì có thầy có trò, có bạn trai bạn gái, có giờ học giờ chơi, có sách vở giấy bút, có quy chế nội quy, có cảnh quan trường, lớp, v.v... mọi quan hệ đó đều cần có những khuôn mẫu ứng xử đúng đắn.

Nhớ lời Bác Hồ dạy, trong tác phẩm "Đời sống mới", với những giá trị truyền thống văn hóa đó vẫn còn vang vọng đến tận bây giờ. Xin được trích dẫn một đoạn của Bác viết:

..."Trong một trường học, các thầy (cô) nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực.

Các trò nên đua nhau học. Đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.

Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà.

Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.

Phải dùng những lời lẽ giản đơn, những thí dụ thiết thực mà giải thích: dân chủ là gì, tự do là gì, thuộc địa là gì... Vì sao ta phải kháng chiến. Họ có thể làm được những việc gì để giúp đỡ kháng chiến. Nên giữ bí mật thế nào, đề phòng Việt gian thế nào. Nên giúp đồng bào tản cư thế nào. nên giúp bình dân học vụ thế nào, v.v...

Cố nhiên, trong lúc dạy, chớ nên làm cho học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít; vị quốc nghĩa là chỉ biết yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước người... Nói tóm lại: Trong chương trình học, phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ, mà giáo dục thực dân còn để lại.

Hơn nữa, phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sản xuất. Điều này cũng quan trọng lắm. Một là làm cho họ biết kính trọng sự cần lao. Hai là tập cho họ quen khổ. Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội. Bốn là có ích cho sức khỏe của họ. Đại khái đời sống mới của một trường học là như thế.

Lớp này nên thi đua với lớp khác, trường này với trường khác, làm cho học trò thêm hăng hái" [26, tr. 102].

Đi vào những quan hệ ứng xử ở trong nhà trường của các em học sinh phổ thông nên có những khuôn mẫu ứng xử cụ thể như sau:

* Với thầy giáo, cô giáo: Thông qua nhiều kiểu hành vi ứng xử tốt đẹp để thể hiện truyền thống: uống nước nhờ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây; tôn sư trọng đạo, "nhất tự vi sư, bán tự vi sư".

Lễ phép kính trọng chân thành ân cần với thầy, cô đã dạy, đang dạy cho mình và bạn học mình.

Cách thức ứng xử "tôn sư trọng đạo" ngày nay có khác xưa. Nhớ ơn và tôn trọng, kính trọng "Thầy" - không "Thầy" đố mày làm nên - ngày nay đã có một ý nghĩa rộng lớn hơn xưa nhiều. Các em sau này "làm nên" là nhờ có công lao của tất cả các thầy giáo, cô giáo, các thầy, cô đã đang và sẽ giảng dạy cũng như phục vụ việc giảng dạy, học tập cho các em, chứ không phải duy chỉ nhờ một thầy (ngày xưa không có cô giáo) như việc học ngày xưa. Do vậy, thái độ tôn sư trọng đạo ngày nay phải là trân trọng, kính trọng, nhớ công ơn, đền đáp công ơn đối với tất cả các thầy giáo, cô giáo đã trải qua trong cuộc đời mình. Thái độ tôn sư trọng đạo ngày nay cần được thể hiện hành vi ứng xử đúng mực, đúng khuôn phép trên cả mấy phương diện như:

- Tôn trọng, kính mến, lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo - thể hiện trong hành vi chào, hỏi, chúc mừng, thăm hỏi, nghe thầy, cô giảng dạy. Tùy theo tuổi tác, có thể coi thầy, cô như cha, mẹ, hay như anh cả, chị cả của mình.

- Với việc học thầy - ở trong lớp, chấp hành nội quy của lớp. Nghiêm túc, chăm chú tập trung lắng nghe để thấu hiểu hết những kiến thức và những giáo huấn thầy, cô giảng dạy. Ghi chép cẩn thận đàng hoàng, chú ý rèn chữ như rèn người, vì nét chữ cũng là nét người. Với các môn học ngoài giờ, hoạt động lao động, thể thao,... cũng phải học, tập và làm đầy đủ, nghiêm túc. Về nhà, phải chăm chỉ ôn tập, kiên trì tự lực đào sâu suy nghĩ. Quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao, không ỷ lại trông chờ may rủi, không có ý thức trung bình chủ nghĩa, không chịu để thua kém ai trong tất cả các môn học và công việc rèn luyện tu dưỡng. Cần mẫn tìm tòi đọc thêm sách thư viện. Đồng thời cũng nên học hỏi noi theo những gương tốt, mẫu mực của các thầy, cô về tư cách, đạo đức, khí phách, lao động trí óc,... để mình rèn luyện bản lĩnh cá nhân của mình. Tất cả như thế, vừa là giữ vững, phát huy truyền thống hiếu học chăm tu dưỡng của con người Việt Nam, vừa là để giúp vào đời lập nghiệp vững vàng, và cũng vừa là để nhớ ơn, đền công ơn và

làm thêm rạng danh công lao của các thầy, cô đã giảng, dạy, dẫn dắt mình. Truyền thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay phải là như vậy. Tôn sư trọng đạo ngày nay không nên và không phải chỉ là sự quan tâm ứng xử vật chất với thầy, cô.

+ Với cảnh quan nhà trường: Tuổi đi học là tuổi đẹp nhất trong đời. Khi rời trường, không ai không nhớ nhung, lưu luyến cái "mái trường" đã từng giáo dưỡng, dạy dỗ mình. Những cái để nhớ đó là: nhớ thầy, cô; nhớ bạn học (đồng môn); nhớ cảnh trường, cảnh lớp.

Nhớ cảnh trường - ấy là nhớ đến toàn bộ khung cảnh nhà trường, ở đó có cổng trường, các ngôi nhà, sân trường, cột cờ, sân chơi, cây cảnh, v.v... Cả đến những bàn ghế ngồi học, những tiếng trống trường, những tiếng vui đùa khi ra chơi, cười nói nhộn nhịp khi tan trường, v.v... đều để lại kỷ niệm lưu luyến trong ký ức nhớ nhung của mỗi người đi học. Để khỏi phải ân hận, mang tiếng phụ bạc, khi đến trường mỗi học sinh phải quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản, góp công sức bảo vệ và xây dựng cảnh quan nhà trường, bảo vệ an ninh trật tự nhà trường - để trường mình ngày càng thêm xanh - sạch - đẹp - an toàn, trật tự.

ở tuổi trẻ, làm sao tránh khỏi được sự nô đùa, vui nghịch, nhưng không nên để cho những hành vi đùa, nghịch đó dẫn đến mức nghịch ngợm, phá phách ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan và thanh danh nhà trường. Đừng để cho miệng đời mặc cảm xếp học trò vào hạng với ma, quỷ (nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò) như đã từ lâu thiên hạ đàm tiếu đánh giá xấu học sinh.

+ Với bạn học: Cùng vào Đảng, chúng ta có Đồng chí. Cùng một quê hương, chúng ta có Đồng hương. Cùng vào cửa học, chúng ta có đồng môn - những bạn cùng học với mình, với nhau. Trong bạn học, tất có người thân kẻ sơ, có bạn tiếp xúc nhiều ít khác nhau, song đã là đồng môn, bạn học đều phải có thái độ xử sự đúng mực với nhau tất cả, từ việc học, việc chơi, đến việc giúp đỡ nhau bảo vệ nhau chính đáng trong những trường hợp khó khăn, hoạn nạn.

Trong học tập, đã là bạn học với nhau, cùng thầy cùng trường với nhau thì phải giúp nhau tận tình, chân tình, vô tư; không để cho bạn mình học kém, lười nhác, trốn học, bỏ học. Cần biết ray rứt khi bạn học của mình, có người bị khiển trách về học tập cũng như

về tư cách, đạo đức; cùng nhau tìm cách giúp đỡ để bạn ấy trở thành người học trò tốt. Có kế hoạch để bạn học giỏi giúp đỡ bạn học kém, để học hỏi kinh nghiệm học tập của nhau.

Trong quan hệ cần thái độ chân thật, đoàn kết, không bài xích, chia bè chia cánh. Quan hệ với bạn trai hay bạn gái phải có thái độ lịch sự, không thô lỗ, trong sáng hồn nhiên, bình đẳng. Đối với bạn gái cần phải lịch sự, tế nhị. Quan hệ bạn bè phải giữ gìn cho nhau; không làm điều gì để nhà trường và gia đình lo lắng, khiển trách. Chơi với nhau phải có thái độ cao thượng, không cố chấp xét nét, phải khoan dung, không trịch thượng, không "mượn gió bẻ măng", "dậu đổ bìm leo" v.v...

Trong số bạn học, có thể có những bạn gặp cảnh hoạn nạn hay tật nguyền, mình phải xót xa và cùng nhau giúp đỡ tích cực, chia xẻ khó khăn, để bạn mau chóng vượt qua và vẫn học tốt.

1.2.2.3. Khuôn mẫu ứng xử trong môi trường cộng đồng

Mỗi cá nhân dù đã sống hằng xuyên với gia đình mình, đã được rèn luyện lâu dài trong nhà trường, cũng đều phải sống và chịu sự tác động giáo dục thường xuyên, thế hệ này qua thế hệ khác, của môi trường cộng đồng xã hội - hoặc các thôn, làng, bản, ấp... hoặc các khu phố, khối phố, khu dân cư, khu tập thể, v.v... Đó là nơi "ta sinh, ta ở, ta tụ, ta về" trải qua bao thế hệ. Đó cũng là cái nơi cho ta cảnh sống "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đời sống gia đình mình và sự học hành của con em, học sinh mình. Cộng đồng, do vậy, như một hình ảnh thu nhỏ của đất nước.

Trong môi trường xã hội cộng đồng, mỗi cá nhân hàng ngày thường có rất nhiều quan hệ tiếp xúc, đòi hỏi có nhiều loại hành vi ứng xử, khó có thể nêu lên cụ thể chi li được. Nhưng khái quát chung, có thể quy vào mấy loại quan hệ tiếp xúc ứng xử như: ứng xử trong quan hệ xã hội; ứng xử với môi trường tự nhiên; ứng xử với môi trường văn hóa.

+ ứng xử trong quan hệ xã hội

Bước ra khỏi nhà, khỏi trường lớp, mỗi cá nhân đương nhiên lập tức gặp biết bao con người và sự kiện, sự cố mà mình phải quan tâm xử sự đúng mực.

Chẳng hạn, gặp các cụ già - mình phải kính nể, lễ phép. Khi gặp trường hợp các cụ khó khăn, mình cần tận tâm giúp đỡ theo khả năng của mình. Khi gặp những người lớn gồng gánh nặng nề hay bụng mang dạ chửa,... mình cần tránh đường, nhường bước để họ giảm bớt sự vất vả, nhọc nhằn. Khi gặp các em nhỏ không có ai đi cùng dẫn dắt, mình cần có thái độ thương yêu và giúp đỡ các em. Khi gặp các em lang thang cơ nhỡ, tật nguyền, mình tỏ thái độ xót thương và có thể giúp đỡ theo khả năng của mình, không nên chế giễu chọc ghẹo v.v...

Khi đi trên đường cần giữ gìn luật lệ giao thông, dù đi bộ hay đi xe. Không nên nghênh ngang, làm ầm ĩ, làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường công cộng. Không ngông nghênh gây gổ đánh nhau, v.v... Khi gặp đám tang trên đường, mình nên đi chậm đôi lát để tỏ thái độ kính cẩn, chia buồn cảnh "nghĩa tử là nghĩa tận". Khi gặp những sự cố tai nạn, hoạn nạn (như cháy nhà, tai nạn giao thông, chết đuối, cướp giật, v.v...), mình không bàng quan, cần có thái độ dũng cảm, tùy khả năng, điều kiện của mình góp phần giúp đỡ giải quyết, chứ không nên kéo nhau tụ tập xem lạ xem chơi làm mất trật tự giao thông. Khi gặp của rơi, cần tìm cách nhặt đem trả lại cho người mất của, v.v...

Sống trong cộng đồng, bên cạnh gia đình, còn có hàng xóm láng giềng, hãy bảo vệ bao bọc nhau, đừng có thái độ bàng quan xa lạ "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại". Đừng để có tình trạng "chuyện trẻ con mất lòng người lớn", có chuyện gì không bằng không phải, bàn bạc nhẹ nhàng hòa giải với nhau, đừng để cho "cái vảy sẩy bằng cái nong",... Là một thành viên trong cộng đồng, tùy theo khả năng của mình, cần đóng góp vào việc công ích, việc tình nguyện nhân đạo, từ thiện, dạy bình dân học vụ của cộng đồng, tham gia bảo vệ trật tự, trị an, vệ sinh trong cộng đồng, thực hiện tốt mọi quy ước, quy chế, nội quy đề ra trong cộng đồng, v.v...

+ ứng xử với môi trường cảnh quan trong cộng đồng

Mỗi cộng đồng nào cũng đều có những cảnh quan đường làng, đường phố, kiến trúc nhà cửa, cầu cống, đình chùa, hồ ao, v.v... do các thế hệ cha anh xây dựng nên. Lại còn có ít nhiều gì đó những cảnh quan thiên nhiên, như con sông con suối, vườn cây, chim, thú,... do cảnh thiên thời, địa lợi sinh ra. Có những cái đáng quý cần được bảo tồn, bảo vệ. Và cũng có cả những cái đã lạc hậu, không được hợp thời cần phải xây dựng lại

hoặc cải tạo sửa chữa. ở đây điều quan trọng với các em học sinh là không nên bàng quan, coi đây chỉ như là việc riêng của những người lớn. Bằng khả năng hiểu biết, sức lực và thái độ lựa chọn tiến bộ của mình, các em nên cùng người lớn tham gia vào việc bảo tồn, bảo vệ những cái đáng để lại và cải tạo xây dựng những gì phù hợp với bối cảnh tương lai CNH, HĐH, bảo đảm cho cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xây dựng của cộng đồng mình ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh tiến bộ hơn lên.

+ ứng xử với môi trường văn hóa cộng đồng

Môi trường văn hóa cũng có người gọi là môi trường nhân văn. Nó có nhiều cấp độ: môi trường văn hóa vĩ mô, mang tầm quốc gia của một xã hội toàn bộ; môi trường văn hóa vi mô, mang tầm một xã hội thu nhỏ như gia đình; và ở đây chúng ta nói đến một môi trường văn hóa cỡ trung mô, mang tầm một cộng đồng dân cư cơ sở, như làng, xã, bản, ấp, khu phố, khu dân cư, v.v... Theo cách miêu tả để dễ hiểu, chúng ta có thể quan niệm: Môi trường văn hóa cộng đồng là một tổng thể các sản phẩm văn hóa, chương trình văn hóa, hành vi văn hóa, thiết chế, phương tiện và cảnh quan văn hóa,... hiện diện trong cộng đồng đó, mà cá nhân tiếp xúc trong suốt đời mình và có ảnh hưởng qua lại với mình. Rõ ràng môi trường văn hóa là một bộ phận không thể thiếu được trong môi trường sống của con người. Nó nói lên sự ứng xử của con người với con người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách văn hóa, phát triển văn hóa cá nhân toàn diện.

Do vậy, mỗi cá nhân nói chung, mỗi các em học sinh nói riêng, cần có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa. Điều này thể hiện rõ ở thái độ định hướng - giá trị của các em khi tiếp xúc với môi trường văn hóa cộng đồng. Khuyên các em chú ý tiếp xúc, thưởng thức với những sản phẩm văn hóa lành mạnh, khỏe khoắn, tươi trẻ tiến bộ, cả về nội dung và hình thức. Nên tiếp xúc với đa dạng, phong phú các loại hình văn hóa, nghệ thuật, không nên thưởng thức đơn điệu, si mê chỉ một thứ khoái cảm lập dị nào. Nên chú ý tăng cường thị hiếu thẩm mĩ của mình vào những giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian. Nên tích cực, tự nguyện tham gia những sinh hoạt câu lạc bộ, những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng ở cộng đồng mình. Cần quan tâm bảo vệ, tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật kiến trúc, công viên văn hóa hiện có ở địa

phương. Đối với các thiết chế thông tin đại chúng, không những mình nên quan tâm tiếp xúc thông tin, mà nên theo khả năng học lực của mình để tham gia làm "phóng viên nhân dân", biên tập thông tin quần chúng cho các đài, báo, tờ tin. Đối với các thiết chế nhà văn hóa, nhà lưu niệm, thư viện, v.v... cũng vậy, mình nên tích cực tham gia tiếp xúc, với tính cách vừa là một công chúng văn hóa, vừa là một cộng tác viên đắc lực, đều đặn, có hiệu quả.

Hơn nữa, các em không nên học đòi theo những người lớn không đàng hoàng trong việc tiếp xúc với những sản phẩm hay những tụ điểm sinh hoạt "phản văn hóa". (Chẳng hạn như: những băng hình, trang ảnh lịch, cuốn sách, vũ trường, điểm karaokê, caphê internet, v.v... "không sạch"; những điểm sinh hoạt mê tín, đồng bóng; những sòng bạc, những trò chơi sát phạt; những băng xì ke, ma túy; v.v...). Khuyên các em cần có thái độ dị ứng, xa lánh, ghét bỏ những thứ "phản văn hóa" đó ngay từ tuổi thơ ấu, tuổi vị thành niên. Phải luôn luôn suy nghĩ phấn đấu làm sao để xứng đáng là một người có học, một học sinh có giáo dục, có văn hóa; để giữ gìn danh dự và đền đáp công ơn của cha, mẹ, gia đình, của thầy, cô và nhà trường đã suốt đời tận tâm chăm lo cho mình, vì mình.

1.2.2.4. Khuôn mẫu ứng xử tôn trọng, giữ gìn cá nhân con người mình

Về thực chất, mỗi cá nhân con người vốn đã là một sinh thể có văn hóa, được hình thành ngay từ tấm bé. Nhưng nó không thể cứ ngưng đọng cái "có văn hóa" ấy mãi mãi được. Cần phải được tiếp tục giáo dục và tự rèn luyện. Trong lứa tuổi đi học, nhờ được học, được giáo dục, mỗi cá nhân học sinh cần tăng cường tự rèn luyện những khuôn phép tự ứng xử với mình, chính là để tự trọng, tôn trọng và bảo trọng mình trước đời sống xã hội. Làm đẹp cho mình ấy là làm đẹp cho xã hội, vì xã hội. Cho nên cũng có người coi đây là những khuôn phép "tạo dáng cá nhân" vì sự tạo dáng cho/của xã hội, đồng thời cũng là để bộc lộ tính cách riêng của mỗi người.

Mỗi cá nhân nói chung, mỗi các em học sinh nói riêng, nên quan tâm đến việc "làm đẹp" cho mình, đẹp cả người, đẹp cả nết, đẹp cả công dung ngôn hạnh, đẹp cả thể chất, đẹp cả về sự chơi, sự giao tiếp, đẹp cả về tâm hồn, v.v... Khó có thể kể chi li ra hết những cái cần làm đẹp của mỗi cá nhân. ở đây thử quy tụ vào một số phạm vi nhất định, như:

+ ứng xử trong nói năng giao tiếp xã hội

Mỗi người hàng ngày ngoài giao tiếp gia đình, giao tiếp học đường, còn có những hành vi giao tiếp xã hội chào hỏi, chúc mừng, cảm ơn hay xin lỗi v.v... Nhưng tất cả những ứng xử đó cần giữ được một số phép tắc nhất định, thích ứng với từng đối tượng giao tiếp:

- Phải lựa lời mà nói - "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", truyền thống văn hóa người Việt Nam đã từng nhắn nhủ như vậy. Nói năng làm sao cho có lời hay ý đẹp, có thái độ nghiêm chỉnh mà thân mật, lịch sự, nhẹ nhàng, dễ lọt tai, không làm phật lòng người nghe. Dù là người Hà Nội hay không là Hà Nội cũng nên "thanh lịch như người Tràng An". Dĩ nhiên, trong trường hợp nào, với đối tượng tiếp xúc nào, chúng ta cũng cần loại bỏ những lời nói thô lỗ, tục tằn, xấc xược, ngạo mạn, khiêu khích, trống không, xã giao sáo rỗng, ba hoa,...

- Phải lựa tư thế, động tác khi ứng xử - thế nào đó cho lễ phép, lịch sự, tế nhị, văn minh, dù ở trong vị trí tiếp xúc thuận lợi hay không thuận lợi, dù dưới hình thức vái chào, bắt tay, hay ôm hôn. Nhưng dĩ nhiên hãy cần tránh xa những hình thức tiếp xúc vô lễ, lợi dụng, kiêu ngạo, kiêu điệu kệch cỡm, khúm núm, giả tạo, thô bỉ,... Chung quy, cần có tác phong, phong cách tiếp xúc lễ phép, vui vẻ lịch sự, văn minh, nhanh nhẹn - "có văn hóa", không lẳng lơ, không nhìn ngang liếc dọc, quê kệch.

- Cần chỉnh trang lại trang phục của mình khi tiếp xúc cho gọn gàng, đứng đắn, lịch sự - từ quần áo, đầu tóc, giày dép - nhất là những khi tiếp xúc với thầy, cô, với những người lớn tuổi, với ông bà, cha mẹ, với bạn gái.

+ ứng xử trong trang diện và thể hình của mình

Rõ ràng ai cũng muốn phô diễn hình thức đẹp của mình qua sự trang diện và thể hình của mình. Người đẹp vì lụa... và người đẹp cũng nhờ có thân hình đẹp, có bộ mặt khả ái. Do vậy để tự trọng, tôn trọng và bảo trọng mình trước đời sống xã hội, các học sinh cũng cần quan tâm và biết cách tự xử lý thế nào cho đẹp cả về trang diện và thể hình của mình. Nhưng, như thế nào là đẹp, quả là một điều khó phân xử. Và làm thế nào cho nó đẹp, cũng lại một điều thật nan giải. Mỗi người có một sở thích, thị hiếu khác nhau, có

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí