Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BGD&ĐT : Bộ giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

THCS : Trung học cơ sở TNTP : Thiếu niên tiền phong

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 32

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ... 33 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung

giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 2.4. Mức độ sử dụng những phương pháp để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS 40

Bảng 2.5. Các trường THCS đã giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 2

cho học sinh thông qua các hình thức chủ yếu 41

Bảng 2.6. Tình trạng xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn 43

Bảng 2.7. Các lực lượng phối hợp tham gia tổ chức các hoạt động Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của nhà trường 44

Bảng 2.8. Mức độ phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác trong tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

học sinh 45

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS 48

Bảng 2.10. Thực trang công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 50

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc 81

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc 82

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc 84

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc là những vấn đề căn cốt nhất, nền tảng nhất để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc. Năm 1998, Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII), Nghị quyết chuyên đề về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, tương lai đất nước. Năm 2014, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã ban hành các văn bản về thực hiện Nghị quyết của Đảng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục của các nhà trường, góp phần giúp các em được phát triển toàn diện, là nền tảng không thể thiếu để bước vào cuộc sống.

Các trường phổ thông trên địa bàn huyện Văn Bàn thực hiện sứ mệnh của mình là giảng dạy chương trình phổ thông từ tiểu học đến Trung học phổ thông cho con em các dân tộc trong huyện, đào tạo cán bộ nguồn cho địa phương. Ngoài việc dạy các kiến thức khoa học, các trường còn phải quan tâm đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Là một huyện có 11 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80% dân số, dân tộc Tày chiếm trên 50%; mỗi dân tộc đều có bản

sắc văn hóa riêng của mình trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Những năm gần đây, các trường học đã chú trọng đến hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh như: Tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn nghệ với các bản sắc dân tộc địa phương; tổ chức trưng bày các sản vật, trang phục, dụng cụ trong lao động sản xuất của mỗi dân tộc; tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương như: Lễ hội “Lồng Tồng”, giao lưu “Khắp Nôm” của người Tày; lễ hội “Gầu tào” của người Mông; lễ “Mừng cơm mới” của người Phù Lá, người Dao... Tuy nhiên, việc giáo dục bảo tồn bản sắc văn hoá trong các nhà trường phổ thông của huyện Văn Bàn hiện nay chưa toàn diện, hệ thống, phù hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Do đó tác giả chọn đề tài "Quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" làm luận văn tốt nghiệp khóa học.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường trung học sơ sở.

3.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

3.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường Tung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, và đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Số liệu khảo sát lấy từ năm 2015 đến nay.

Đối tượng khảo sát gồm: 80 cán bộ quản lý, 100 giáo viên, 150 học sinh của 10 trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai gồm các trường: Trung học cơ sở Khánh Yên Thượng, Trung học cơ sở Khánh Yên Trung, Trung học cơ sở Khánh Yên Hạ, Trung học cơ sở Chiềng Ken, Trung học cơ sở Liêm Phú, Trung học cơ sở Làng Giàng, Trung học cơ sở Dương Quỳ, Trung học cơ sở Thẳm Dương, Trung học cơ sở Nậm Xé, Trung học cơ sở Hòa Mạc.

7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo,… hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thông tin liên quan.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến: Trên cơ sở bảng hỏi, với hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị và in sẵn; tác giả phối hợp với các trường trong phạm vi nghiên cứu để xin ý kiến các đối tượng gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

- Phương pháp quan sát và khảo sát thực tế: Tác giả trực tiếp tham dự các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại một số trường trung học cơ sở trong phạm vi nghiên cứu.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả tham khảo và hỏi ý kiến của một số chuyên gia như: Phó Giám đốc sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh; phó Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai; Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện; Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Văn Bàn về một số vấn đề liên quan cần làm rõ.

- Phương pháp trao đổi, tọa đàm: Tác giả trực tiếp trao đổi, tọa đàm với cán bộ, quản lý, giáo viên; trao đổi với học sinh; các nghệ nhân; già làng; cha mẹ học sinh.

7.3. Phương pháp Xử lí thông tin

Sử dụng toán thông kê để xử lí kết quả khảo sát.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Lịch sử đã chứng minh, trải quan mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã luôn đoàn kết trong đấu tranh cũng như trong lao động sản xuất. Là quốc gia có nhiều dân tộc (theo nghĩa hẹp) cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Văn hoá của dân tộc Việt Nam hiện nay gồm có văn hoá truyền thống và văn hóa hiện đại. Văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, giống như văn hoá truyền thống của các dân tộc khác, đều có một số yếu tích cực và một số yếu tố tiêu cực trước yêu cầu phát triển mới của xã hội hiện nay.

Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khi truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã kết hợp một cách đúng đắn, sáng tạo giữa tinh hóa phương Đông và phương Tây, giữa sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã rất nhiều lần nhấn mạnh việc giáo dục, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng như: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, Người đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hóa là: Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Chủ trương trên thể hiện rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hóa dân tộc. Người cho rằng càng thấm nhuần Chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì

càng phải coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu. Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [15, tr. 221]. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hóa quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hóa dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Người cho rằng: “Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân” [15, tr.16]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục các giá trị truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, Người đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng để giáo dục họ. Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” thiêng liêng, Người còn ân cần căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” [8, tr.3]. Theo Người, nội dung giáo dục cho thế hệ trẻ phải toàn diện, trong đó bao gồm một số nội dung chính như: Thứ nhất, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, trong số những vấn đề cần giáo dục cho thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước: “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”; Thứ hai, giáo dục tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái; Thứ ba, khắc phục thói quen lạc hậu. Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò giáo dục của nhà trường, của ngành Giáo dục - Đào tạo. Bởi vì, nhà trường là nơi thuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ trên mọi phương diện. Nhà trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để chuẩn bị bước vào đời. Nhà trường là môi trường để thể hệ trẻ trau dồi đạo đức, ý chí,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023