Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 2

Bảng 3.37: Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện ..101 nội dung quản lý 101

Bảng 4.1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

cho học sinh các xã miền núi Hà Nội 133

Bảng 4.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

cho học sinh các xã miền núi Hà Nội 134

Bảng 4.3: Mức độ thực hiện tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực

tiễn 138

Bảng 4.4: Mức độ thực hiện tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực

tiễn 139

Bảng 4.5: Mức độ khác biệt trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 2

Trong hoạt động sống của cá nhân, con người cần phải có những kỹ năng nhất định. Các kỹ năng này giúp đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển trong môi trường sống. Khi cá nhân có kỹ năng sống thì có khả năng thích ứng cao với những biến đổi của môi trường sống, với những tình huống nảy sinh. Đặc biệt là những tình huống không có lợi, ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của cá nhân. Trái lại, nếu cá nhân thiếu kỹ năng sống thì sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống của mình, cá nhân không có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống, gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết và vượt qua những tình huống có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Có thể nói, kỹ năng sống là một vấn đề không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân. Kỹ năng sống được hình thành và phát triển trong hoạt động sống thực tiễn của con người. Nói cách khác, kỹ năng sống là kết quả của hoạt động giáo dục con người. Trong kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng tự bảo vệ không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện, ... Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh vv.., trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một – gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng.

Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn khá nhỏ (khoảng 6 đến 10 tuổi). Ở lứa tuổi này các em hầu như chưa có kinh nghiệm về cuộc sống, đặc biệt là những học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 2). Khi các em học sinh chưa có kỹ năng sống, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt, trong ứng xử với bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình và mọi người trong xã hội. Một trong những kỹ năng sống quan trọng của học sinh tiểu học là kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Sở dĩ kỹ năng này trở nên quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học là vì các em chưa phát triển về mặt thể chất. Hay nói cách khác, các em còn rất nhỏ, yếu ớt, không có khả năng phản

ứng, đáp lại những tác động tiêu cực từ phía bên ngoài. Đặc biệt là những hành vi có tính xâm hại làm tổn thương thể chất các em. Chính vì vậy, giáo dục để hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học đã trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học.

Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, thì nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng thật sự cấp bách. Bởi vì, trong những năm gần đây, tại các xã miền núi Hà Nội đã xẩy ra một số vấn đề khiến gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm, lo lắng. Đó là, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng xâm hại tình dục đối với học sinh, tình trạng bắt cóc, tình trạng các tai nạn rủi ro dẫn đến thương tích, thậm chí tử vong đối với học sinh. Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học cũng đáng báo động, tai nạn giao thông và đuối nước cũng là những vấn đề rất đáng báo động đối với học sinh hiện nay,…Thực trạng trên đòi hỏi nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học. Các xã miền núi Hà Nội do điều kiện môi trường sống khó khăn và phức tạp nên các em gặp nhiều rủi do hơn học sinh tiểu học ở các quận nội thành thành phố Hà Nội. Mặt khác, điều kiện kinh tế của gia đình và các xã miền núi Hà Nội còn hạn chế làm cho việc chăm sóc và giáo dục các em cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi lại càng trở lên bức thiết. Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2019 – 2025; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố. Đề án sẽ được thực hiện tại 14 xã thuộc vùng DTTS và miền núi thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể: 07 xã của huyện Ba Vì (Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh,Vân Hòa, Yên Bài); 01 xã của huyện Chương Mỹ (Trần Phú); 01 xã thuộc huyện Mỹ Đức (An Phú); 02 xã thuộc huyện Quốc Oai (Đông Xuân, Phú Mãn) và 03 xã thuộc huyện Thạch Thất (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung). Đặc biệt quan tâ 4 xã thuộc khu vục II (xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định) là Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức). Trong đó, chú trọng vào việc tổ chức các lớp tập huấn, kỹ năng sống cho trẻ em về phòng, chống xâm hại/lạm dụng; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Việc thực hiện đề án này thêm một lần nữa khẳng định tính cấp bách trong việc cần giáo dục cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng.

Để việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tiểu học các xã miền núi nói riêng đạt hiệu quả tốt thì một trong những yếu tố quyết định là quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi. Vì hoạt động này giúp quản lý hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung

chương trình, phương pháp, hình thức, điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng tham gia giáo dục,… kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội, góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho các em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi.

Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội.

Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm 1 biện pháp trong thực tiễn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu

Có rất nhiều kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi. Tuy nhiên, luận án sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sâu 7 kĩ năng thành phần của kĩ năng này đó là: Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng tìm lối thoát hiểm; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng tham gia giao thông; Kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội.

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi theo tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi Hà Nội theo yêu cầu phân cấp quản lý.

3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại 15 trường tiểu học thuộc các xã Phú Xuyên, Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ Hà Nội (chi tiết xem tại chương 3 của luận án).


3.2.3. Giới hạn về khách thể và địa bàn điều tra, khảo sát của luận án

a. Khách thể điều tra, khảo sát

Nghiên cứu này được tiến hành trên 409 người thuộc 3 nhóm khách thể là nhóm cán bộ quản lý giáo dục; nhóm giáo viên tiểu học và nhóm học sinh tiểu học. Cụ thể như sau: Cán bộ quản lý giáo dục là 153 người; giáo viên là 226 người; học sinh là 30 người. Nhóm khách thể là cán bộ quản lý và giáo viên được sử dụng để khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu. Riêng khách thể khảo sát là học sinh chỉ sử dụng để khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu (chi tiết xem tại chương 3 của luận án).

b. Địa bàn khảo sát

Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh tại 10 trường tiểu học thuộc các xã miền núi như sau:

1)Huyện Ba Vì nghiên cứu 1 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học Khánh Thượng, xã Khánh Thượng, Ba Vì Hà Nội;

2) Huyện Thạc Thất nghiên cứu tại 5 trường tiểu học đó là: Trường tiểu học Yên Bình A, Xóm Đình, Xã Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Bình B, Xóm Lụa, Yên Bình, Thạch Thất; Trường tiểu học Yên Trung, Thôn Đầm Bối, Yên Trung, Thạch Thất; Trường tiểu học tiến Xuân A, Gò Chói, Tiến Xuân, Thạch Thất; Trường Tiểu học tiến Xuân B, Thôn Miễu, Tiến Xuân, Thạch Thất;

3) Huyện Quốc Oai nghiên cứu 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học Đông Xuân, Thôn Đồng Bèn, Xã Đông Xuân, Huyện Quốc Oai;

4) Huyện Mỹ Đức nghiên cứu tại 1 trường tiểu học là: Trường tiểu học An Phú, huyện Mỹ Đức;

5) Huyện Chương Mỹ nghiên cứu tại 2 trường tiểu học là: Trường tiểu học Trần Phú A và Trường tiểu học Trần Phú B.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống nhằm nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi có nghĩa là phải nghiên cứu vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng với các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường tiểu học nhằm góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, thích ứng tốt nhất với môi trường gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó, tiếp cận hệ thống cũng xem xét các nội dung quản lý hoạt động giáo

dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi trong mối quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường sống, môi trường nhà trường, môi trường gia đình và cả các yếu tố thuộc về nhà trường như nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý, giáo viên, học sinh, phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong nhà trường, sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học các xã miền núi.

- Tiếp cận quá trình: Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi là việc nghiên cứu sâu các thành tố của quá trình giáo dục từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, giáo viên, học sinh tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi. Tiếp cận này sẽ giúp cho việc định hướng của chủ thể quản lý hoạt động này xác định được các nội dung chỉ đạo của chủ thể quản lý nhà trường tiểu học đối với việc thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, giáo viên, học sinh tiểu học, các điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi với tư cách là các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội. Tiếp cận này cũng sẽ là định hướng cơ bản trong việc xác định các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

-Tiếp cận chức năng quản lý: tiếp cận chức năng quản lý với 4 chức năng cơ bản như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá là tiền đề, phương thức hành động của các chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội nhằm chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi.

- Tiếp cận năng lực: Tiếp cận năng lực trong nghiên cứu hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi. Trong đó gồm có các khái niệm công cụ, các biểu hiện của kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi dựa trên các năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học. Đồng thời, tiếp cận năng lực sẽ là cơ sở đề xuất nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng này cho học sinh và là cơ sở để đề xuất nội dung, cách tác động của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

-Phương pháp thử nghiệm;

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Ở nội dung mục này, sẽ trình bầy cụ thể phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, các phương pháp nghiên cứu còn lại xin được trình bầy cụ thể tại chương 3 và chương 4 của luận án.

-Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu:

+Mục đích: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu ttrong và ngoài nước về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản liên quan tới các khái niệm của nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

+Nội dung: Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu. Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu; Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn, là: Xác định các nội dung nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

+Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về các vấn đề có liên quan đến giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

4.3. Giải thuyết khoa học

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế trong quản lý mục tiêu; nội dung, chương trình; hình thức; hoạt động dạy, hoạt động học và rèn luyện; kiểm tra đánh giá; cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ dẫn tới sự hạn chế và thiếu hụt kĩ năng này ở học sinh. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi theo tiếp cận quá trình giáo dục tác động vào các khâu yếu đã phát hiện từ

thực trạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, điều kiện nhà trường, môi trường sống, kinh tế, văn hóa xã hội các xã miền núi Hà Nội sẽ thúc đẩy các hoạt động giáo dục kĩ năng này triển khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

4.4. Câu hỏi nghiên cứu

Việc thực hiện luận án này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1) Việc nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi là gì?

2) Thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi hiện nay là như thế nào? Nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này?

3) Những biện pháp quản lý nào sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục kĩ năng này triển khai hiệu quả, từ đó góp phần phát triển kĩ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội hiện nay.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi, góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi. Đây là vấn đề lí luận còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay.

Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó. Trên cơ sở đó, luận án xây đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội. Luận án đã đề xuất được các tiểu chí để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Đây là những kết quả nghiên cứu mới về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho những người nghiên cứu về quản lý giáo dục, những người làm quản lý nhà nước về giáo dục, những nhà giáo dục, hoạch định chiến lược và chính sách về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh nói riêng.

Luận án cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các gia đình, cộng đồng và những người quản lý địa phương trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở nước ta hiện nay. Đồng thời, luận án cũng cung cấp cho độc giả, đặc biệt là các sinh viên theo học ngành quản lý giáo dục, giáo dục học,… tại các học viện và trường đại

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí