Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi Hà Nội

8.Quản lý cơ sở vật chất


Nhìn chung kết quả của các nội dung quản lý có tương quan thuận với nhau. Điều này có nghĩa, càng thực hiện tốt các nội dung quản lý này thì việc thực hiện các nội dung quản lý khác cũng sẽ càng tốt.

Trong số các cặp tương quan, có 2 cặp tương quan với chỉ số tương quan cao nhất nhưng chỉ ở mức ít chặt, gồm: kết quả quản lý phương pháp giáo dục có tương quan thuận và ít chặt với kết quả quản lý hình thức giáo dục (p<0.001; r=0.562), đây cũng là cặp có mức tương quan mạnh nhất; mối tương quan mạnh thứ hai là tương quan giữa kết qủa thực hiện quản lý giáo viên và kết quả quản lý hoạt động học và rèn luyện (p<0.01; r=0.514).

Kết quả hoạt động kiểm tra đánh giá có mối tương quan duy nhất với kết quả quản lý mục tiêu, nhưng chỉ ở mức tương quan yếu (p<0.05; r=0.140).

3.6.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.6.1. Dự báo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.6.1.1.Mô hình hồi quy yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.31: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Các biến số


ß

p

1.Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm của các trường

tiểu học


0,287


0,000

2.Việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chính là việc thực

hiện tốt chức năng nhiệm vụ của nhà trường tiểu học


0,076


0,159

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 14


3.Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nhiều vào việc giúp học sinh tiểu học rèn luyện, phát triển kĩ năng tự bảo vệ

bản thân góp phần giúp các em hình thành và phát triển nhân cách


0,510


0,000

4.Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.


-0,051


0,240

R2

0,433

p mô hình

0,000

Mô hình hồi quy cho thấy yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội có khả năng dự báo cho mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Với khả năng giải thích là 43,3% cho sự thay đổi của mức độ thực hiện hoạt động quản lý này. Trong đó, chỉ có 2 chỉ báo thuộc yếu tố này có ý nghĩa dự báo đó là: “Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm của các trường tiểu học” (p<0.001; ß=0.287) và “Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nhiều vào việc giúp học sinh tiểu học rèn luyện, phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân góp phần giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” (p<0.001; ß=0.510), đây cũng là chỉ số có khả năng chi phối nhiều nhất đến mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.

3.6.1.2. Mô hình hồi quy yếu tố trình độ của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.32: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của cán bộ quản lý


Các biến số


ß

p

1.Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý

trường tiểu học

0,237

0.000

2.Tôi nắm rất chắc về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các

xã miền núi thành phố Hà Nội


0,477


0.000

3.Tôi luôn được đồng nghiệp đánh giá thực hiện rất tốt các nhiệm vụ như: xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ thường

xuyên của tôi


0,102


0.041

4.Tôi nắm rất vững các quy trình sử dụng, phân công giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của

học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,049


0.308


5.Tôi nắm rất chắc các văn, bản quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của

học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,039


0.385

6.Tôi có nhiều kiến thức, kĩ năng về các nội dung giáo dục kĩ năng tự

bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

-0,037

0.323

R2

0,484

p mô hình

0,000

Mô hình hồi quy cho thấy: yếu tố trình độ của cán bộ quản lý có khả năng dự báo cho mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội, với khả năng giải thích là 48,4% cho sự thay đổi của mức độ thực hiện hoạt động quản lý. Trong đó, có 3 chỉ báo thuộc yếu tố này có ý nghĩa dự báo cho sự thay đổi này đó là: “Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý trường tiểu học” (p=0.041; ß=0.102); “Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý trường tiểu học” (p<0.001; ß=0.237); “Tôi nắm rất chắc về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p<0.001; ß=0.477) và đây cũng là chỉ số có khả năng chi phối nhiều nhất đến mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.

3.6.1.3. Mô hình hồi quy yếu tố trình độ của giáo viên ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.33: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của giáo viên


Các biến số


ß

p

1.Kiến thức chuyên môn sâu của giáo viên và cán bộ chuyên trách sẽ quyết định chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu

học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,338


0.000

2.Kĩ năng sư phạm tốt sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách truyền thụ kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụgiáo dục, tương tác tốt với học sinh trên lớp học cũng như

giờ học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ


0,564


0.000

3.Sự am hiểu và các kinh nghiệm thực tiễn về nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nộisẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

thành phố Hà Nội


0,008


0.839

4.Việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà

Nội


0,080


0.041



5.Có kĩ năng đánh giá hoạt động hoạc vè rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ

của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,031

0.335

R2

0,617

p mô hình

0,000

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố trình độ của giáo viên có khả năng dự báo khá tốt cho sự thay đổi của mức độ thực hiện quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, với khả năng giải thích là 61,7% (R2 = 0.617; p<0.001). Trong đó có 3 chỉ báo thuộc yếu tố này có ý nghĩa dự báo cho sự thay đổi trên đó là: “Việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p=0.41; ß=0.080); “Kĩ năng sư phạm tốt sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách truyền thụ kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tương tác tốt với học sinh trên lớp học cũng như giờ học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ” (p<0.001; ß=0.564) và “Kiến thức chuyên môn sâu của giáo viên và cán bộ chuyên trách sẽ quyết định chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p<0.001; ß=0.338), trong đó việc có kĩ năng sư phạm tốt là yếu tố có khả năng chi phối mạnh nhất đến sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

3.6.1.4. Mô hình hồi quy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.34: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực của cán bộ quản lý


Các biến số


ß

p

1.Có năng lực huy động tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,103


0.000

2.Có năng lực huy động tài chính từ các nguồn khác nhau để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo

vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,372


0.000

3.Có năng lực chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá việc huy động, đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu

học các xã miền núi thành phố Hà Nội


0,281


0.000

4.Có năng lực chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi

thành phố Hà Nội


0,300


0.000

R2

0,750

p mô hình

0,000

Mô hình hồi quy cũng cho thấy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý có ý nghĩa dự báo và khả năng giải thích cao cho sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội (p<0.001; R2

= 0.750), tức là mô hình có khả năng giải thích được 75,0% cho sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý hoạt động này của chủ thể quản lý. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tất cả các chỉ báo trong mô hình đều có ý nghĩa dự báo cho sự thay đổi này (p<0.001). Trong đó “Có năng lực huy động tài chính từ các nguồn khác nhau để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” là biến số có khả năng chi phối mạnh nhất trong số 4 chỉ báo của mô hình trên (p<0.001; ß=0.372).

3.6.1.5. Mô hình hồi quy yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Các biến số


ß

p

1.Chủ thể quản lý có năng lực phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã

miền núi thành phố Hà Nội


0,263


0.000

2.Chủ thể quản lý có năng lực phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường, các chuyên gia trong việc xác định các kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ

bản thân mà học sinh tiểu học cần phải có để giáo dục


0,614


0.000

3.Chủ thể quản lý có năng lực phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường, các chuyên gia trong việc tổ chức cho học sinh tiểu học thực hành và trải nghiệm các kĩ năng thành phần của kĩ năng tự bảo vệ trong thực

tiễn


0,046


0.172

4.Chủ thể quản lý có năng lực phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường, các chuyên gia trong việc đánh giá kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản

thân mà học sinh tiểu học đã đạt được


-0,010


0.755

R2

0,591

p mô hình

0,000

Bảng 3.35: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý


Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý có khả năng giải thích 59,1% cho sự thay đổi mức độ thực hiện hoạt động quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội (p<0.001; R2 = 0.591). Trong đó có hai chỉ báo có ý nghĩa dự bảo cho sự thay đổi này đó là: “Chủ thể quản lý có năng lực

phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p<0.001; ß=0.263). “Chủ thể quản lý có năng lực phối hợp với các đơn vị, phòng ban, cá nhân, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể ngoài trường, các chuyên gia trong việc xác định các kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân mà học sinh tiểu học cần phải có để giáo dục” (p<0.001; ß=0.614) và đây cũng là chỉ số có ý nghĩa dự báo mạnh nhất.

3.6.1.6. Mô hình hồi quy yếu tố tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Các biến số


ß

p

1.Học sinh luôn tự giác, chủ động, tích cực trong học và rèn kĩ năng

tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội sẽ có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhanh nhất


0,123


0,000

2.Học sinh có ý thức cao trong vận dụng kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày sẽ có được kỹ năng tự

bảo vệ bản thân nhanh nhất


0,414


0,000

3.Học sinh luôn chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện kĩ năng tự

bảo vệ bản thân sẽ có được kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhanh nhất

0,428

0,000

R2

0,656

p mô hình

0,000

Bảng 3.36: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh


Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh có khả năng dự báo khá cao cho sự biến đổi của kết quả thực hiện hoạt động quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi, với khả năng giải thích là 65,6% (p<0.001). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các biến số thuộc yếu tố này đều có ý nghĩa dự báo (p<0.001). Trong đó việc học sinh luôn chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện là điều chi phối mạnh nhất đến kết quả thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng này cho học sinh (p<0.001; ß=0.428). Và việc học sinh có ý thức cao trong vận dụng kiến thức và kĩ năng cũng có khả năng tác động mạnh tương đương đến hiệu quả thực hiện quản lý kĩ năng tự bảo vệ (p<0.001; ß=0.414).

3.6.2. Dự báo mức độ ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.37: Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện nội dung quản lý

Các biến số


ß

p

1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của

giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

0,018

0,617

2. Trình độ của cán bộ quản lý giáo dục thực hiện nhiệm vụ quản lý

giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

0,146

0,000


3.Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học

sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách

0,145

0,000

4. Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học

sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục

0,640

0,000

5. Năng lực phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục

0,076

0,077

6. Tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học khi tham gia hoạt

động giao dục kỹ năng tự bảo vệ

0,661

0,000

R2

0,740

p mô hình

0,000

Mô hình hồi quy đa biến xem xét mức độ ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố được nghiên cứu cho thấy khả năng chi phối một cách có ý nghĩa đến sự thay đổi mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội với khả năng giải thích khá cao là 74% (p<0.001; R2 = 0.740). Trong mô hình kết hợp này, có 4 yếu tố có khả năng dự báo đó là: Trình độ của cán bộ quản lý giáo dục; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách; Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục; Tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học (p<0.001). Trong đó, yếu tố tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học; Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục là hai yếu tố có khả năng chi phối mạnh nhất đến sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học (p<0.001; ß=0.661 và p<0.001; ß=0.640).

Như vậy, tổng hợp lại ta thấy rằng, tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến quản lý quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Trong số các yếu tố được nghiên cứu thì các yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội đó là: Trình độ của cán bộ quản lý giáo dục; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách; Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục; Tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học. Các yếu tố còn lại cũng có ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động này nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn các yếu tố nêu trên.

3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

3.7.1. Ưu điểm

Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có những ưu điểm cơ bản sau:

Về cơ bản các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đã thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo về cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và các văn bản chỉ thị của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương. về cơ bản cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học các xã miền núi Hà Nội đã khẳng định giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội là cần thiết. Đây là cơ sở quản trọng để hoạt động này đạt được mục tiêu đã xác định.

Cán bộ quản lý và giáo viên được nghiên cứu đều khẳng định hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường; góp phần phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy sự phát triển xã hội; là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Hầu hết các trường đã tiến hành thực hiện giáo dục 7 kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Các trường tiểu học được nghiên cứu đã sử dụng khá đa dạng các hình thức để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt là hình thức giáo dục thông qua các môn học chính khoá tại trường tiểu học và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội. Các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh cũng được sử dụng đa dạng. Trong đó, một số phương pháp đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giáo dục này được thực hiện thường xuyên đó là trải nghiệm và luyện tập thường xuyên.

Về cơ bản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là có để phục vu hoạt động giáo dục này, cơ bản là chấp nhận được. Không gian, môi trường tiến hành các hoạt động trải nghiệm kĩ năng sống của học sinh tiểu học được cho là đáp ứng ở mức độ khá tốt so với các cơ sở vật chất và phương tiện giáo dục khác. Các trường được nghiên cứu đã thu hút được các lực lượng như giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

-Đối với hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có những ưu điểm cơ bản sau:

Đa số hiệu trưởng các trường đã thực hiện các nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên; quản lý phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục; quản lý hoạt động học và rèn kỹ năng tự bảo vệ của học sinh; quản lý điều kiện cơ sở vật chất; quản lý phối hợp các lực lượng tham gia và kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Về cơ bản các nội dung quản lý này đã được thực hiện và bước đầu có hiệu quả nhất định đối với hoạt động này.

3.7.2. Hạn chế, nguyên nhân

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí