Tầm Nhìn Và Mục Tiêu Phát Triển Giáo Dục Và Đào Tạo Thủ Đô Hà Nội

hệ thống GD&ĐT phù hợp với quy hoạch Thủ đô; GD&ĐT là khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt nhân lực phục vụ phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực.

- Hiện đại hoá hệ thống giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm nền tảng giáo dục cơ bản, kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội và của đất nước. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm GD&ĐT chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, có uy tín ở khu vực và quốc tế.

- Phát triển giáo dục toàn diện: Tri thức - thể chất - Nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bảo đảm tính thực tiễn, cơ bản, hiệu quả và đồng bộ, phù hợp với đặc điểm các vùng dân cư, đảm bảo công bằng trong GD&ĐT, quan tâm phát triển giáo dục cơ bản cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật… được thụ hưởng thành quả GD&ĐT ở mức độ ngày càng cao.

- Chủ động tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của thế giới; có chính sách hợp lý trong quan hệ hợp tác, hội nhập Quốc tế và khu vực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Thủ đô Hà Nội nhằm khuyến khích và huy động sự đầu tư về trí tuệ, khoa học công nghệ và các nguồn lực của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài; xây dựng mỗi cấp học, ngành học đều có các trường học kiểu mẫu chất lượng cao theo hướng hiện đại, tiến tới chuẩn khu vực và Quốc tế.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô. Tiên phong trong việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; gắn kết giữa các hình thức, các cấp học và các trình độ đào tạo. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GD&ĐT theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý giáo dục, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động giáo dục đào tạo Thủ đô; Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đào tạo, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục trong phát triển đội ngũ, huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo;

- Huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT Thủ đô. Phối hợp chặt chẽ Nhà trường - Gia đình - Xã hội xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô. Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; Xây dựng xã hội học tập,

phát triển giáo dục cộng đồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.1.2. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội

- Tầm nhìn chiến lược: GD&ĐT Hà Nội là trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, có uy tín trong khu vực và quốc tế. Phát triển giáo dục toàn diện: Tri thức- Thể chất - Nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh cho mọi công dân Thủ đô.

- Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Tiểu học, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế góp phần thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp học thành phố Hà Nội đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa và đáp ứng nhu cầu học tập Tiểu học, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố; Xác định và bố trí quỹ đất dành cho hệ thống trường học theo cơ cấu và loại hình đào tạo.

4.1.3. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 16

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án. Trong đó, về lí luận, dựa trên cơ sở khoa học, cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi; tiếp cận quá trình kết hợp với chức năng quản lý trong việc xác định các nội dung quản lý hoạt động này sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp logic, biện chứng và phù hợp với kết quả nghiên cứu lý luận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi; quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này cũng như mối quan hệ biện chứng giữa các nội dung quản lý và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động này. Do vậy, để đề xuất được các biện pháp phù hợp, thiết thực và có thể áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội thì các biện pháp đề xuất sẽ được xuất phát từ các hạn chế của thực trạng để đề xuất.

4.2. Nguyên tắt đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là những luận điểm cơ bản có tính quy luật, chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng lựa chọn, đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Việc lựa chọn, đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trên cơ sở phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là: Kế thừa, thực

tiễn, hiệu quả, khả thi và đồng bộ. Tuân thủ các nguyên tắc này chính là đảm bảo các biện pháp đưa ra, đem lại những kết quả trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

4.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Theo quan điểm của triết học, kế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội. Theo quan điểm đó, để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, hay nói cách khác, sự phát triển trên cơ sở kế thừa những cái gì đã có nhưng không dập khuôn máy móc, không xóa bỏ, phủ nhận những cái trước đó một cách sạch trơn. Quá trình giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật này, bởi những thành tựu giáo dục đã đạt được hôm nay là kết quả của sự cố gắng liên tục của những hoạt động trước đó.

Trong quá trình thực hiện biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được, sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường. Trên cơ sở của những kết quả đạt được, tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp đã sử dụng để chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, từ đó, hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội, xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình hoàn cảnh hiện nay và vận dụng vào thực tiễn. Từ đó, tiếp tục tổ chức giáo dục, củng cố và hình thành các kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh ở mức độ tốt hơn, rộng hơn, cao hơn và bền vững hơn. Đó là sự kế thừa trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh ở nhà trường.

4.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi trong quá trình giáo dục, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu, nắm vững giá trị kỹ năng mà giá trị kỹ năng phải có tính hệ thống, vận dụng được vào trong thực tiễn, giúp ích cho bản thân, góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Tất cả lý thuyết phải đi đôi với thực hành, nếu không có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu, đi ngược lại với mục tiêu.

Tất cả các mục tiêu trong giáo dục, khi đặt ra những yêu cầu cần đạt được đều phải gắn với thực tiễn, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính thực tiễn. Đối với việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội cũng vậy. Từ yêu cầu thực tiễn để đề ra các biện pháp pháp nâng cao kết quả quản lý giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh nói riêng. Kết quả ấy, không những nâng cao khả năng tự bảo vệ của các em mà còn hình thành giá trị sống trong mỗi con người. Từ đó, học sinh có cách sống, ứng xử văn minh, nhận biết được các giá trị, cải thiện kỹ năng tự bảo vệ, xây dựng và hình thành nhân cách. Quá trình giáo dục này cho học sinh được tiến hành ngay từ cấp tiểu học nếu chưa muốn nói đến từ khi các em ở tuổi Tiểu học. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và

chương trình dạy học cần lựa chọn, tích hợp các môn học phù hợp với việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ, phù hợp với điều kiện môi trường sống của học sinh, đặc biệt là tính vùng miền của các địa phương. Kết hợp và vận dụng nhiều phương pháp giúp học sinh hiểu và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống, tránh lý thuyết suông mang tính hàn lâm không áp dụng được vào cuộc sống. Cần có nhận xét, tổng kết khi kết thúc môn học hoặc học phần giáo dục. Và vì vậy, việc đề xuất và áp dụng những biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội phải đảm bảo nghiêm ngặt tính thực tiễn.

4.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mục tiêu của giáo dục là phải đem lại hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục, đó là đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục toàn diện học sinh hiện nay, hình thành nhân cách, giá trị và KNS cho học sinh để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Hiệu quả được hiểu là hành động, việc làm của con người đạt kết quả tốt, đúng ý muốn. Tính hiệu quả ở đây là cung cấp cho học sinh hệ thống những tri thức cơ bản, một hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành để học sinh nắm những tri thức ấy, hình thành thế giới quan khoa học, vận dụng được các tri thức, kỹ năng cơ bản ấy vào trong cuộc sống. Đặc biệt là vận dụng linh hoạt vào trong các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau trong cuộc sống.

Việc đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phải xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ nếu không sẽ kém hiệu quả hoặc thất bại. Chúng ta cần tạo nhiều những cơ hội, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của các em, làm cho các em quên đi tính nhút nhát, không tự tin, tạo được tính mạnh dạn, chủ động cho các em trong hoạt động tự bảo vệ.

4.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội cũng phải đảm bảo tính khả thi cao. Chúng ta cần phải căn cứ vào chương trình giáo dục, những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh tiểu học các xã miền núi, những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường cũng như môi trường thực tế của vùng miền núi... để xác định những biện pháp quản lý thích ứng, phù hợp và khả thi. Có như vậy mới đảm bảo có thể mang lại hiệu quả cao trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội.

4.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng; đảm bảo tính toàn diện, cân đối, có tính hệ thống và liên tục giữa các biện pháp, tránh trùng lặp, không nhất quán trong quá trình thực hiện. Các

biện pháp thực hiện được xây dựng dựa trên nội dung khoa học phải tương ứng với hoạt động nhận thức của đối tượng học sinh tiểu học, tạo ra sự ràng buộc, bổ sung chi phối lẫn nhau. Dựa trên nguyên tắc này, hoạt động giáo dục sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức hoàn thiện, chặt chẽ...và đem lại kết quả tốt cho học sinh. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này, sẽ tạo sự trùng lặp giữa các biện pháp và không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Các biện pháp đề ra phải có tính khoa học, tính thực tiễn đồng bộ, phải có sự kết hợp các biện pháp giáo dục thường xuyên, có tính quy trình, có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình giáo dục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện thực hiện... trên các phương diện về nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của học sinh.

4.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

4.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh đều có nhận thức khá tốt về vai trò và tâm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Chỉ có một bộ phận nhỏ chưa nhận thức đúng và sâu sắc về vấn đề này. Thực tiễn cũng cho thấy, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi cần phải được thay đổi thường xuyên về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Vì vậy, nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục này cũng phải thay đổi để cập nhật thường xuyên, bổ sung thường xuyên những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với hoạt động giáo dục này. Do vậy, để hoạt động này thật sự đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra thì trước hết luôn cần tới việc tiến hành các hoạt động truyền thông thường xuyên để nâng cao hơn nữa nhận thức của tất cả các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục này.

4.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

*Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

-Có hiểu biết chính xác và sâu sắc các chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tư, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong đó có giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt là thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn 463/BGDĐT-GDTX, về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, toạ đàm để quán triệt tới toàn bộ cán bộ giáo viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nắm bắt được các chủ trường, chính sách, thông tư, văn bản chỉ đạo về vấn đề này.

-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các hoạt động tham quan, học tập các mô hình hiệu quả và chất lượng về giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học để học tập và áp dụng.

*Đối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trường cần thực hiện các nội dung sau:

-Cần nắm vững các chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tư, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong đó có giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Từ đó, có những tư vấn cho hiệu trưởng về việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp phối hợp các nguồn lực để thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

-Chủ động đề xuất các kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

-Chủ động đề xuất các lực lượng tham gia vào hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

*Đối với giáo viên tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

-Chủ động, tự giác, tích cực trong tự học, tự nâng cao nhận thức về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

-Chủ động và tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị và các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nhằm củng cố thường xuyên các nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả nhất .

-Chủ động trong việc tham gia vào hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, cho cha mẹ học sinh qua các buổi sinh hoạt tập thể, họp phụ huynh.

*Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Thành lập các nhóm học sinh nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ truyền thông tới các bạn học sinh trong trường về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học;

-Tăng cường các hoạt động nêu gương điển hình về hoạt động học và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ;

-Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

4.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường phải xem hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, là một phần quan trọng trong việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của nhà trường.

Hiệu trưởng cần xác định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình là nhiệm vụ quả lý quan trọng trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện về nguồn lực con người và nguồn lực vật chất để hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh được thực hiện tốt nhất.

4.3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Muốn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đạt hiệu quả thì trước hết phải có được nội dung, chương trình giáo dục này phù hợp với mục tiêu giáo dục đã xác định, phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, đặc điểm nhà trường, phù hợp với điều kiện môi trường sống, môi trường xã hội, sự phát triển kinh tế, văn hoá của các xã miền núi Hà Nội. Nội dung chương trình giáo dục phù hợp sẽ giúp học sinh tiếp thu và có được kiến thức, thái độ và kỹ năng tốt để tự bảo vệ bản thân trước những khó khăn trong cuộc sống, thích ứng tốt hơn với môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo phát triển nội dung chương trình giáo dục cho phù hợp.

Để nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi được truyền tải tốt nhất tới học sinh. Giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng này cho học sinh phải biết sử dụng và sử dụng đa dạng linh hoạt các phương pháp giáo dục kỹ năng này. Các phương pháp giáo dục cần được lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của trường. Các phương pháp giáo dục này cần phải được đổi mới thường xuyên, cập nhật các phương pháp giáo dục mới nhất, hiệu quả nhất để áp dụng.

Hình thức giáo dục kỹ năng sống cũng là điều kiện tiên quyết, quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục này. Do vậy, cần phải chỉ đạo đổi mới hình thức giáo dục sao cho phù hợp nhất với nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng này, phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm nhà trường và các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng này. Do vậy, cần tăng cường việc sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này sao cho phù hợp nhất và phát triển các hình thức giáo dục cho thật sự hiệu quả.

4.3.2.2. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

*Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: Đối với nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Dựa vào quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo; Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; dựa vào điều kiện môi trường sống, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội luận án đã xác định được 7 kỹ năng thành phần cơ bản thuộc kỹ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, để học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội thực sự có thể tự bảo vệ bản thân trước những khó khăn khi tham gia vào hoạt động sống tại gia đình, nhà trường và xã hội thì cần phải phát triển thêm các kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ bản thân để học sinh có được đầy đủ nhất kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ và có khả năng cao trong việc vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày.

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các chuyên gia, các giáo viên và cán bộ chuyên trách nhà trường thực hiện các nhiệm vụ sau:

Chỉ đạo nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh để xác định cơ sở khoa học xác định các kỹ năng thành phần cần có trong kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát tìm hiểu khả năng thực hiện việc phát triển nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của chuyên gia và giáo viên nhà trường;

Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát thực tiễn về môi trường sống, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, điều kiện sống của học sinh tiểu học các xã miền núi nhằm xác định chính xác các kỹ năng tự bảo vệ cần thiết nhất đối với học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát đặc điểm học sinh nhà trường;

Hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành phát triển nội dung chương trình kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Hiệu trưởng chỉ đạo xin ý kiến chuyên gia về nội dung chương trình kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi đã được phát triển nhằm tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục đúng nhất, phù hợp nhất.

*Chỉ đạo phát triển phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: Nghiên cứu tài liệu để lựa chọn hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi kết hợp với việc xem xét lại hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng này đã và đang sử dụng để phát triển các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phù hợp và hiệu quả nhất từ đó phát triển hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng này và đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí