Doanh Thu Thị Trường Ngoại Hối Toàn Cầu Bởi Cặp Tiền Tệ8

Bảng 2.1: Doanh thu thị trường ngoại hối toàn cầu bởi cặp tiền tệ8


Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy 1

Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX do có những nguyên nhân chính sau:

+ Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1973, tỷ giá các đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao động mạnh đã buộc những nhà kinh doanh tiền tệ, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế phải tìm kiếm các biện pháp phòng chống rủi ro thông qua thị trường ngoại hối; mặt khác, họ cũng tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động mạnh để hoạt động đầu cơ kiếm lời. Điều đó làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ, góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển nhanh chóng.

+ Xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tiền trình hội nhập, là tiền đề để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn quốc tế được hiệu quả. Điều này tạo nên một thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày càng cao.

+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển như ngày nay.

2.3. Chức năng của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối có bốn chức năng cơ bản sau:

- Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.

- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.

- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.

- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.


8 Theo http://www.marketoracle.co.uk/Article27906.html1/12/2011

- Thị trường ngoại hối là nơi để ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

3. Các thành viên tham gia

3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ

Nhóm khách hàng mua bán lẻ bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ hai mục đích: chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ví dụ: Nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hoá đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ; nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận được hoá đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu...

Nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối. Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các ngân hàng thương mại, bởi vì việc mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa các nhóm khách hàng có các hạn chế như: Không khớp nhau về mặt thời gian, không khớp nhau về mặt không gian, không khớp nhau về mặt tiền tệ, không khớp nhau về mặt số lượng, rủi ro trong thanh toán, rủi ro tín dụng.

3.2. Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với hai mục đích:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. Trong dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệchtỷ giá mua bán.

Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Trong hoạt động kinh doanh này, ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro về tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng.

Trên interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức:

- Giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau (Direct Interbank);

- Giao dịch gián tiếp với nhau thông qua môi giới (Indirect Interbank).

3.3. Những nhà môi giới ngoại hối

Ngày nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau, thì hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển.

Phương thức giao dịch qua môi giới có có ưu điểm ở chỗ: nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong.

Tuy nhiên, giao dịch qua môi giới cũng có nhược điểm là: các ngân hàng phải trả cho nhà môi giới một khoản phí, làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.

Những ai muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện các lệnh mua và bán ngoại hối. Điểm cần lưu ý là những nhà môi giới chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng, không mua bán cho chính mình.

3.4. Ngân hàng trung ương

Các NHTW tham gia thị trường ngoại hối nhằm ba mục đích sau: Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá.

Nhìn chung, các NHTW không thờ ơ trước sự biến động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình phát hành. Do đó, mặc dù hầu hết các đòng tiền của các nước công nghiệp phát triển được thả nổi từ năm 1973, nhưng trên thực tế, các NHTW vẫn thường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi.

Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. NHTW tiến hành mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu, và tiến hành bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định.

Thứ hai, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia.

Ngày nay, các NHTW trên thế giới luôn duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định, ví dụ, dự trữ ngoại hối của NHTW Trung Quốc tới gần 2000 tỷ USD. Do tỷ giá của các đồng tiền dự trữ thường xuyên biến động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, mặt khác có thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối của mình.

Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ.

II. Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối

1. Các khái niệm

1.1. Tỷ giá

Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Do mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì thế trên thị trường cần phải có quy định tỷ lệ làm cơ sở chuyển đổi giữa hai đồng tiền, tỷ lệ này được gọi là tỷ giá hối đoái hay gọn hơn là tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền khác. Hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài.

Ví dụ : Vào ngày 01/3/2012 ta có tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng VND như sau9:

USD/VND = 20.860 hay 1 USD = 20.860 VND

Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD có giá là 20.860 VND.



9 Nguồn www.vietcombank.com.vn

Để hiểu thêm về phân loại tỷ giá hối đoái xem bài đọc thêm trang 52.

1.2. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá

Khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền: Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.

Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác.

Ngoài ra, quan hệ giữa hai đồng tiền này còn được diễn tả qua khái niệm đối khoản. Đối khoản tức là một khoản tiền này đối ứng với một khoản tiền kia theo một tỷ giá xác định.

Vị trí của đồng tiền yết giá hay đồng tiền định giá được quy định bởi cách yết tỷ giá. Hiện nay, tồn tại đồng thời hai cách viết tỷ giá, đó là: theo học thuật và theo tập quán kinh doanh của NHTM.

- Theo học thuật: Việc yết giá một đồng tiền nào đó là tương tự như yết giá bất kỳ hàng hóa thông thường nào.

Ví dụ:


Giá hàng hóa thông thường – Gạo

Giá tiền tệ (tỷ giá) – USD

1 Kg = 10.000 VND

1 USD = 21.000 VND

P(VND/Kg) = 10.000

E(VND/USD) = 21.000

VND/Kg = 10.000

VND/USD = 21.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Như vậy, theo học thuật, trong tỷ giá có hai đồng tiền, đồng tiền đứng trước (hay nằm trên) đóng vai trò là định giá còn đồng tiền đứng sau (hay nằm dưới) đóng vai trò là yết giá. Cách viết tỷ giá này thường gặp trong sách vở, giáo trình và công trình nghiên cứu khoa học.

- Theo tập quán kinh doanh ngân hàng: Trong giao dịch, khi đọc tỷ giá, các ngân hàng đọc đồng tiền yết giá trước và đồng tiền định giá sau, khi viết tỷ giá họ viết theo trật tự đọc tỷ giá. Do đó, đối với các ngân hàng, trong tỷ giá có hai đồng tiền, thì đồng tiền đứng trước là yết giá còn đồng tiền đứng sau là định giá.

Ví dụ: Tại NHTM X: 1 USD = 21.000 VND USD/VND = 21.000

Nhằm tương thích với thực tiễn hoạt động của thị trường ngoại hối quốc tế và hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong giáo trình này tỷ giá được viết theo tập quán trên thị trường ngoại hối và tại các NHTM, tức là USD/VND = 21.000.

Ví dụ: Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá và đối khoản

Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 01/3/2012 là10: EUR/VND = 27.955,89 hay là 1 EUR = 27.955,89 VND

Theo ví dụ này EUR biểu hiện giá trị của nó là 27.955,89 VND nên gọi là đồng tiền yết giá, trong khi VND dùng để xác định giá trị của EUR nên được gọi là đồng tiền định giá.

Trong ví dụ trên đây, chúng ta có tỷ giá EUR/VND = 27.955,89, vậy đối khoản VND của 100 EUR = 100 x 27.955,89 = 2.795.589 VND.

Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý bắt buộc nào quy định một đồng tiền cụ thể nào đó phải đóng vai trò là đồng tiền yết giá hay đồng tiền định giá. Tuy nhiên, trong thực tế, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, cho nên trên thị trường ngoại hối, hầu hết các tỷ giá giao dịch đều được yết với USD; trong đó:

+ USD đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với các đồng tiền: GBP, AUD, NZD, IEP, EUR và SDR.

+ Đối với tất cả các đồng tiền còn lại, USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá.

1.3. Ngân hàng yết giá, ngân hàng hỏi giá

Đối với mỗi tỷ giá được yết, có hai đối tác cùng tham gia, đó là ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá. Trong đó:

- Ngân hàng yết giá là ngân hàng thực hiện niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra. Với tỷ giá do chính mình yết, ngân hàng yết giá phải luôn sẵn sàng mua vào hay bán ra vô điều kiện khi có đối tác mong muốn giao dịch.

- Ngân hàng hỏi giá là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá. Với giá được yết, nếu chấp nhận, ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hành giao dịch, ngược lại thì giao dịch không xảy ra.

1.4. Yết tỷ giá hai chiều

Theo tập quán kinh doanh trên thị trường Interbank, các ngân hàng thường yết tỷ giá hai chiều (two – way quotation). Với cách yết tỷ giá này thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng. Tỷ giá mua vào của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán ra của ngân hàng. Tỷ giá bán ra của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra.

Nguyên tắc: Tỷ giá bán ra > Tỷ giá mua vào.

Ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam yết tỷ giá GBP và VND ngày 01/3/2012 là11: GBP/VND = (32.723,56 – 33.381,45)

Trong đó: Tỷ giá đứng trước 32.723,56 là tỷ giá mua GBP vào, tỷ giá đứng sau 33.381,45 là tỷ giá bán GBP ra.

Để hiểu thêm về quy ước tên đơn vị tiền tệ, xem bài đọc thêm trang 54.

2. Các phương pháp yết tỷ giá

Trên thị trường ngoại hối quốc tế nói chung có hai cách yết giá: Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp.

- Yết giá trực tiếp (direct quotation): Là kiểu yết giá trong đó ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn nội tệ đóng vai trò đồng tiền định giá. Hay yết giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định.

1 đồng ngoại tệ = X đồng nội tệ (Foreign Currency) (Local Currency)

Ví dụ: Ở Việt Nam, tỷ giá VND so với ngoại các ngoại tệ do Vietcombank công bố ngày 21/03/2012 được yết giá trực tiếp như sau:

1 USD = 20.830 VND

1 EUR = 27.418,63 VND

1 GBP = 32.682,26 VND

- Yết giá gián tiếp (indirect quotation): Là kiểu yết giá trong đó nội tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền định giá. Hay yết giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.


Ví dụ:

1 đồng nội tệ = X đồng ngoại tệ (Local Currency) (Foreign Currency)

- Tại Anh, công bố tỷ giá bảng Anh (GBP) như sau: 1 GBP = 1,6827 USD

1 GBP = 189,34 JPY

- Tại Mỹ, công bố tỷ giá USD như sau: 1 USD = 6,2536 FRF

1 USD = 0,8228 EUR

Theo thông lệ các đồng tiền như bảng Anh, dollar Mỹ và dollar Úc và dollar New Zealand thường yết giá gián tiếp còn những đồng tiền khác như Yên Nhật, Franc, dollar Singapore, và nhiều đồng tiền khác trong đó có Việt Nam thường được yết giá trực tiếp. So với hầu hết các đồng tiền, đồng USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ các đồng tiền sau: EUR, GBP, AUD, NZD.

3. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá

3.1. Tỷ giá mua và tỷ giá bán

- Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá.

- Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá.

Với cách yết giá hai chiều, thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau gọi là tỷ giá bán.

Nếu đầy đủ thì phải gọi là tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra của ngân hàng yết giá, nhưng trên thực tế người ta ít khi gọi đầy đủ mà thường gọi ngắn gọn là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Là khách hàng chúng ta phải ngầm hiểu tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân hàng mua, khách hàng bán và ngược lại. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy, khi yết giá ngân hàng thường yết cả tỷ giá mua và tỷ giá bán.

Ví dụ: Một ngân hàng yết tỷ giá: AUD/ SGD = 1,6410 – 1,6415 Trong đó:

- Tỷ giá đứng trước 1,6410 gọi là tỷ giá mua, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá là AUD. Hay nói cách khác, ngân hàng yết giá sẵn sàng mua AUD tại tỷ giá: 1 AUD = 1,6410 SGD.

- Tỷ giá đứng sau 1,6415 gọi là tỷ giá bán, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá là AUD. Hay nói cách khác, ngân hàng yết giá sẵn sàng bán AUD tại tỷ giá: 1 AUD = 1,6415 SGD.

Ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hành các giao dịch ngược lại với ngân hàng yết giá. Nếu ngân hàng yết giá mua AUD thì ngân hàng hỏi giá bán AUD; và nếu ngân hàng yết giá bán AUD thì ngân hàng hỏi giá mua AUD.

Nếu ngân hàng hỏi giá muốn mua AUD từ ngân hàng yết giá thì phải trả cho ngân hàng yết giá theo tỷ giá bán, tức tỷ giá 1 AUD = 1,6415 SGD. Nếu ngân hàng hỏi giá muốn bán AUD cho ngân hàng yết giá thì được ngân hàng yết giá thanh toán theo tỷ giá mua, tức là tỷ giá 1 AUD = 1,6410 SGD.

Dựa vào tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố, các NHTM quyết định tỷ giá của mình. Ví dụ dưới đây cho biết ngày 21/03/2012 ngân hàng Vietcombank niêm yết 3 loại tỷ giá giữa USD và VND. Vietcombank mua USD tiền mặt ở giá 20.830, USD chuyển khoản ở giá 20.830 và bán ra USD chuyển khoản ở giá 20.890. Cách niêm yết tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ khác cũng tương tự như cách niêm yết tỷ giá USD và VND.

Ví dụ: Tỷ giá VND so với ngoại tệ do Vietcombank công bố ngày 21/03/201212


Mã NT

Tên ngoại tệ

Mua tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán

AUD

AUST.DOLLAR

21.603,66

21.734,06

22.059,8

CAD

CANADIAN DOLLAR

20.730,87

20.919,14

21.232,67

CHF

SWISS FRANCE

22.624,14

22.783,63

23.125,11

EUR

EURO

27.418,63

27.501,13

27.857,54

GBP

BRITISH POUND

32.682,26

32.912,65

33.339,19

HKD

HONGKONG DOLLAR

2.643,21

2.661,84

2.712,57

INR

INDIAN RUPEE

0

403,91

421,6

JPY

JAPANESE YEN

244,91

247,38

251,09

KRW

SOUTH KOREAN WON

0

16,79

20,58

KWD

KUWAITI DINAR

0

74.266,34

75.984,91

MYR

MALAYSIAN RINGGIT

0

6.702,78

6.830,51

NOK

NORWEGIAN KRONER

0

3.596,36

3.664,89

RUB

RUSSIAN RUBLE

0

648.64

795,07

SEK

SWEDISH KRONA

0

3.077,76

3.136,41

SGD

SINGAPORE DOLLAR

16.256,07

16.370,66

16.682,62

USD

US DOLLAR

20.830

20.830

20.890

Tỷ giá được cập nhật lúc 21/03/2012 18:00 và chỉ mang tính chất tham khảo

Ví dụ: Vietcombank yết tỷ giá ngày 21/03/2012: USD/VND = (20.830 – 20.890)

Yêu cầu: Hãy cho biết tại tỷ giá nào, thì:


12 Nguồn http://www.vietcombank.com.vn/ExchangeRates/

1. Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua USD?

Đó là tỷ giá mua vào và là 1 USD = 20.830 VND.

2. Ngân hàng yết giá sẵn sàng bán USD?

Đó là tỷ giá bán ra và là 1 USD = 20.890 VND.

3. Ngân hàng hỏi giá có thể mua USD?

Đó là tỷ giá bán ra và là 1 USD = 20.890 VND.

4. Ngân hàng hỏi giá có thể bán USD?

Đó là tỷ giá mua vào và là 1 USD = 20.830 VND.

Trong thực tế, nếu không có giải thích gì thêm, thì khi nói đến tỷ giá mua và tỷ giá bán chúng ta hiểu đó là tỷ giá mua vào và bán ra đồng tiền yết giá của ngân hàng yết giá. Do đó, chúng ta không cần để ý đến tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng hỏi giá.

3.2. Chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán

Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra gọi là spread. Để có được thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào là thấp hơn tỷ giá bán ra.

Ví dụ: USD/VND = 20.830 – 20.890 thì spread được tính theo 2 cách như sau:

- Tính spread theo số tuyệt đối:

Spread = 20.890 – 20.830 = 60 VND

Điều này có nghĩa là: Nếu ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vào và bán ra 1 USD thì lãi sẽ là 60 VND.

- Tính spread theo số tương đối:



Spread =

Tỷ giá bán – Tỷ giá mua Tỷ giá mua


x 100%


20.890 – 20.830

Spread = x 100% = 0,288%

20.830


Lưu ý: Spread không phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và cho tất cả các đồng tiền, mà phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: Số lượng giao dịch càng lớn thì spread càng nhỏ.

+ Tầm cỡ cũng như sự nổi tiếng của trung tâm tài chính. Chẳng hạn như tại New York hay London thì spread sẽ nhỏ hơn.

+ Tính chất ổn định hoặc không ổn định của các đồng tiền tham gia giao dịch: Các đồng tiền có giá trị ổn định thì được giao dịch với spread nhỏ hơn so với đồng tiền không ổn định.

+ Tỷ trọng của đồng tiền trong giao dịch: Những đồng tiền được giao dịch nhiều như: USD, EUR, GBP, … thì spread của chúng sẽ nhỏ hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2022