Ứng Dụng Phê Bình Nữ Quyền Sinh Thái Trong Nghiên Cứu Văn Học


nhiên là những điểm mấu chốt của nữ quyền sinh thái. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu và tầm cỡ về phê bình sinh thái đồng thời qua đó tác giả cũng đã đưa ra những luận điểm cơ bản về ý thức nữ quyền sinh thái như là một sự quan tâm đặc biệt của các nhà phê bình sinh thái vì “khảo sát tầm quan trọng của khác biệt giới” luôn có liên quan chặt chẽ với “vấn đề biểu trưng môi trường” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2016, tr.139).

Đến đầu năm 2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy ra mắt cuốn sách Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương – Phê bình sinh thái, được đánh giá là công trình nghiên cứu quy mô về phê bình sinh thái ở nước ta. Với hơn 500 trang sách, những vấn đề xung quanh các khái niệm tiền đề, các đặc trưng, đặc tính của phê bình sinh thái, văn học sinh thái được tác giả diễn giải tường tận, công phu. Trong công trình này tác giả cũng đã trình bày những luận điểm mấu chốt của nữ quyền sinh thái từ đó đưa ra phương pháp của phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Trong bài viết: Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: sự kết hợp giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên cứu văn học, Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng đã chỉ ra những luận điểm cơ bản nữ quyền luận sinh thái cũng như phê bình văn học từ nữ quyền sinh thái trên thế giới. Tác giả cũng làm rò nội hàm, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Việc xác định được ý nghĩa của nghiên cứu phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái của bà đã góp phần không nhỏ giúp các nhà văn đúc kết kinh nghiệm sáng tác, nâng cao trình độ sáng tác, thúc đẩy sự phát triển của văn học chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Tuy nhiên khuynh hướng phê bình này vừa thu nạp những đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến, vừa tuân theo thế giới quan của đạo đức sinh thái nhưng lại vượt qua đạo đức học sinh thái trung tâm, nên nó còn mang trong mình nhiều hạn chế trong hệ thống lý luận bởi đặc trưng liên ngành và tính mới mẻ của nó: “So với lý luận chính trị, triết học về chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thì phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không thành thục bằng, diễn ngôn phê bình của nó đang trong quá trình xây dựng” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).

Năm 2018, trong cuốn Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ do Bùi Thanh Truyền chủ biên, lý luận của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đã được phân tích như một nhánh của chủ nghĩa sinh thái, tuy diễn ngôn của nữ quyền sinh thái chưa được thành thục và đang trong quá trình xây dựng nhưng nó là một bước đột phá và phát triển sâu hơn so với phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền. Trong công trình này, tác giả đã có một phác thảo về diện mạo của văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại trong cái nhìn tích hợp với vấn đề nữ quyền. Tác giả cũng cho thấy mối quan hệ giữa nữ giới và tự nhiên đã được phơi bày rất nhiều trong sáng tác của các tác giả nữ đương đại. Mối quan hệ này cũng như


logic của sự thống trị nam giới đối với nữ giới và tự nhiên cũng được phơi bày trong Nữ Quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại Trần Huyền Sâm (2016).

Trong bối cảnh hiện tại khi giới tự nhiên bị lạm dụng và suy thoái nghiêm trọng, giới nữ đang bị phân biệt đối xử vì tư tưởng nam quyền trung tâm thì hai cuộc cách mạng song hành là “cách mạng xanh” và “cách mạng giới” bùng nổ mạnh mẽ. Trong các công trình nghiên cứu về phê bình sinh thái các tác giả đều thể hiện cái nhìn tích hợp với vấn đề chủng tộc, giai cấp đặc biệt là nữ giới.

1.2.3. Ứng dụng phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học

Có rất nhiều công trình, bài viết đã phân tích các hiện tượng văn học từ góc nhìn nữ quyền sinh thái, tiêu biểu như:

Năm 2016, Phạm Ngọc Lan cũng đã có những kiến giải độc đáo và mới mẻ tư tưởng nữ quyền luận sinh thái với một tác phẩm văn học cụ thể trong Tìm về với mẹ thiên nhiên: Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái. Khi ứng dụng những lập luận của nữ quyền luận sinh thái vào cấu trúc nghệ thuật của truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tác giả đã cho thấy nhiều tầng nghĩa hàm ẩn về mối quan hệ phụ nữ – tự nhiên. Đưa lý thuyết phê bình nữ quyền sinh thái vào diễn giải Cánh đồng bất tận, tác giả đã góp phần mang đến một góc nhìn mới từ điểm nhìn song trùng của sinh thái và nữ quyền, từ đó khẳng định mối quan hệ nội tại giữa hai vấn đề nguy cơ sinh thái và phân biệt giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Năm 2016, công trình của Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh (2016): Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn sinh thái đã đưa ra những kiến giải độc đáo và mới mẻ về những luận điểm của nữ quyền sinh thái trong hàng loạt các tác phẩm văn xuôi Việt Nam như: Con thú bị ruồng bỏ (Nguyễn Dậu); Mùi cọp, Mùa săn (Quý Thể); Kiến và người, Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên)... Tác giả đã định giá những vấn đề của tư tưởng nữ quyền sinh thái từ việc lý giải những bất công đến từ tư tưởng nam quyền thống trị: “đằng sau những bóc lột tự nhiên đôi khi là sự bộc lột thân thể người phụ nữ” trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Tháng 12 năm 2017, Hội thảo Phê bình sinh thái – Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu do Viện Văn học tổ chức đã khẳng định sức lan tỏa của phê bình sinh thái trong giới nghiên cứu Việt Nam. Kỷ yếu của Hội thảo tập hợp 84 bài viết, trong đó có những công trình mang tính ứng dụng phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học như: Tinh thần sinh thái trong văn xuôi Nam Bộ (Bùi Thanh Truyền), Tiểu thuyết chiến tranh Việt Nam đầu thế kỉ XXI – Từ góc nhìn sinh thái (Lê Thị Hường), Khủng hoảng môi

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 6


trường và số phận của cộng đồng thiểu số trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận (Đỗ Hải Ninh), Sông của Nguyễn Ngọc Tư và những vấn đề sinh thái môi trường (Trịnh Đặng Nguyên Hương); Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới đến nay (Nguyễn Thùy Trang); “Tự nhiên” và “nữ giới” trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ nữ quyền luận sinh thái (Hoàng Lê Anh Ly); Tiểu thuyết người ăn chay của HanKang từ góc nhìn sinh thái nữ quyền (Phan Thị Thu Hiền); Lối viết về tự nhiên và nhân vật nữ trong “State of War” của Nicothacka Rosca (Lilia A. Cotejar)... điều này chứng tỏ, nghiên cứu về phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu mở, giàu tiềm năng, nó không chỉ thể hiện mối quan hệ của văn với môi trường mà còn đặt trong mối tương quan với nhiều vấn đề như sinh thái giai cấp, sinh thái đô thị, sinh thái nữ quyền...

Năm 2018, trong luận án Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Nguyễn Thùy Trang khi phân tích những kiểu nạn nhân của sinh thái đã ứng dụng lý thuyết sinh thái nữ quyền để lột tả những hậu quả mà nữ giới phải gánh chịu trước những thực trạng môi trường đang diễn ra. Tác giả không chỉ khẳng định vai trò của nữ giới: “ở hành động bảo bọc, chở che, nâng đỡ mọi sinh linh” mà còn miêu tả họ như là một nạn nhân gánh chịu nhiều hậu quả trong sự tàn phá môi sinh của con người: “Trong bước đường tha hóa của phụ nữ có một phần nguyên nhân đến từ những thua thiệt sẻ chia với tự nhiên, và cũng có một phần đến từ những đói nghèo vì thiên tai, thảm họa thiên nhiên” (Nguyễn Thùy Trang, 2018, tr.88), hơn thế họ còn bị coi là nạn nhân thế mạng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên của nam giới.

Năm 2019, Lê Thị Thanh Xuân có bài viết Đôi nét về nữ quyền sinh thái trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV. Mối quan hệ tương hỗ giữa nữ giới và tự nhiên được làm rò qua các đề tài về chiến tranh, từ đó tác giả khẳng định: “Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hàng đầu bên cạnh vấn đề bảo vệ, giải phóng, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ” (Lê Thị Thanh Xuân, 2019).

Năm 2019, trong bài viết Đề tài trong tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn giới, Nguyễn Thị Ngân đã làm rò tinh thần nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ phương diện lựa chọn và xử lý đề tài của họ. Trong đó, ở mảng đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh các cây bút nữ đã tạo nên được sự mới mẻ là nhìn chiến tranh từ nữ quyền sinh thái: “từ nữ quyền sinh thái, đề tài chiến tranh trong tiểu


thuyết nữ gắn liền quan hệ giữa phụ nữ và tự nhiên, thấy được số phận và sự gắn bó của họ với tự nhiên trong và sau chiến tranh”. (Nguyễn Thị Ngân, 2019).

Năm 2020, luận án tiến sĩ của Hồ Khánh Vân: Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (Nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng) đã sử dụng ánh sáng của phê bình nữ quyền để phân tích so sánh sự tương đồng và dị biệt trên các phương diện: ý thức nữ quyền, lối viết nữ quyền... trong sáng tác của Dạ Ngân và Thiết Ngưng. Khi nhận diện lại hoàn cảnh, địa vị, tình trạng bị áp bức của nữ giới trong xã hội nam trị, tác giả cũng đã vận dụng góc nhìn nữ quyền sinh thái để lý giải “địa vị hạng hai” của nữ giới: “Nhìn theo thuyết cấu trúc, nữ giới gần với khái niệm tự nhiên và nam giới gần với khái niệm văn hóa” (Hồ Khánh Vân, 2020, tr.174). Đồng thời tác giả cũng phân tích, lý giải nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, hướng đến phủ định sự thống trị của nam quyền và soát xét lại các giá trị nam giới trung tâm.

Các công trình trên đã chứng minh rằng có một khuynh hướng văn xuôi nữ quyền sinh thái trong văn học Việt Nam và khuynh hướng này có một tầm quan trọng về mặt nghệ thuật và xã hội. Trước nhu cầu bức thiết của nhân loại về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về sự bình đẳng giữa mọi chủng loài và mối giao hoà vĩnh cửu giữa con người và thiên nhiên được phản ánh trong văn học càng thể hiện rò rệt ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự của nó.

Tiểu kết

Mang bản chất của phê bình văn hóa, khi đặt phê bình nữ quyền sinh thái vào những vấn đề gốc rễ của văn hóa Việt Nam, tìm hiểu, đánh giá giá trị của văn học trong cái nhìn nhân văn rộng lớn thì lý thuyết này phản ánh được bản chất văn hóa xã hội và tâm lý văn hóa dân tộc có cội nguồn là văn hóa nho giáo với đặc trưng là trọng nam khinh nữ, mặt khác tình trạng suy thoái môi trường là bối cảnh chung của nhân loại chứ không là vấn đề riêng lẻ của quốc gia nào. Như vậy, chúng ta sẽ có thể vận dụng phương pháp của phê bình nữ quyền sinh thái trong lý luận văn học Việt Nam từ việc tiến hành phân tích văn hóa đối với các văn bản văn học và hiện tượng văn học, từ đó khám phá, phát hiện văn hóa tinh thần ẩn sâu bên trong.

Ở Việt Nam, vấn đề nữ quyền sinh thái mới được quan tâm trong khoảng mười năm trở lại đây. Qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu các quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây, đề xuất phương pháp phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hoặc tiếp cận, phân tích ý thức nữ quyền sinh trong văn bản, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đều đồng ý có sự hiện diện của ý thức nữ quyền sinh thái trong văn


học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến ý thức nữ quyền sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại một cách tập trung, hệ thống cũng như chưa bao quát và tương xứng với thực tiễn sáng tác. So với hệ thống lý thuyết của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thì phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không thành thục bằng, diễn ngôn phê bình của nó đang trong quá trình xây dựng, tuy nhiên nó đã đã truyền cảm hứng và cung cấp một quan điểm mới, một góc nhìn mới, tư duy mới, tư tưởng mới và phát hiện mới rất quý báu cho cho sáng tạo và phê bình văn hóa và văn học.

Nếu ở phương Tây, phê bình văn học nữ quyền sinh thái đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, thì ở Việt Nam vẫn thiếu chiều sâu và tính hệ thống, giải thích văn bản bị giới hạn trong một vài tác phẩm kinh điển và khác xa với hiện tại, thiếu chiều rộng và hiện thực. Mặc dù phê bình văn học nữ quyền sinh thái trong nước đã được phát triển gần mười năm, nhưng nghiên cứu lý thuyết của nó chỉ mang tính đơn lẻ, bề mặt chưa tạo được một mô hình phê bình văn học nữ quyền sinh thái. Chưa đạt được sự đồng thuận chung về khái niệm cốt lòi của "sáng tạo và phê bình văn học nữ quyền sinh thái", và vẫn chưa có khuôn khổ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khép kín. Hầu hết các thành tựu lý thuyết hiện có của chúng tôi đều bắt nguồn từ sự chồng chất của các lý thuyết và quan điểm của các nhà phê bình nữ quyền sinh thái trên thế giới. Nhưng với một lý thuyết phê bình đầy sức sống và luôn đi đầu trong lĩnh vực phê bình học thuật trên thế giới, phê bình nữ quyền sinh thái hứa hẹn một sự bùng nổ phê bình văn học mới.


CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ “NỮ QUYỀN” VÀ VẤN ĐỀ “SINH THÁI” TRONG SÁNG TÁC CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM: MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI

2.1. Vấn đề “nữ quyền” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn lịch đại

2.1.1. Sự manh nha và xác lập ý thức “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam đầu thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX

Ở Châu Âu, lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Đó là kết quả của các phong trào đấu tranh rầm rộ đòi các quyền lợi của nữ giới và việc hình thành nên một diễn ngôn nữ quyền của các nhà văn nữ nổi tiếng như Virginia Woolf, Simone de Beauvoir. Từ Châu Âu, lý thuyết nữ quyền đã lan rộng tới các nước Châu Á, phản bác lại nhiều giá trị truyền thống phương Đông, trong đó có Nho giáo.

Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đạo Khổng – nền văn hóa đã cột chặt cuộc đời người phụ nữ bằng sợi dây cương tỏa khổng lồ của tam tòng, tứ đức khiến họ trở thành những kẻ nô lệ, phụ thuộc vào đàn ông. Song hành với chế độ phụ quyền, tinh thần nữ quyền trong văn học đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm (từ văn học dân gian). Trong giai đoạn đầu văn học trung đại, do chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa yêu nước nên nội dung phản ánh về số phận con người cá nhân chưa thực sự nổi bật. Diễn ngôn nam quyền trung tâm bao trùm lên nền văn học, khuyến dụ và cưỡng chế đàn bà phải chấp nhận vị trí thua kém đàn ông. Cuối thế kỉ XVIII khi những thiết chế đạo đức phong kiến đã bắt đầu lộ rò sự mục ruỗng, thì những khúc ca ai oán của người cung nữ, những lời tâm sự hao gầy, héo mòn của người chinh phụ, những lời phản kháng, lên án xã hội bất công, đòi bình đẳng nam nữ của những người phụ nữ bị xã hội phong kiến dồn đến tận đáy cùng lúc được cất lên. Bị thao túng bởi diễn ngôn nam giới nhưng ý thức về thân phận, ý thức về giới đã bắt đầu nhen nhóm ở các tác giả nữ như Lý Ngọc Kiều, Ỷ Lan, Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngọc Hân... Nhưng suy cho cùng thì nó chưa thực sự trở thành vấn đề trung tâm của văn học, thu hút lực lượng sáng tác cũng như phê bình nữ quyền (như nữ quyền đầu thế kỷ XX hoặc sau 1986). Quyền lợi của nữ giới trong chế độ phụ quyền mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện cá nhân đơn lẻ, mang tính chất cảm tính. Có thể kể đến những trường hợp sau:

- Truyền kì tân phả và sự thay đổi vị thế của nữ giới trong gia đình


Trong Nam sử tập biên (1724) và Gia phả họ Đoàn thì Đoàn Thị Điểm chỉ viết có 3 truyện, đó là: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ. Trong Đoàn thị thực lục, Truyền kỳ tân phả có năm truyện là Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Yến anh đối thoại, Mai huyễn. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cho rằng Truyền kì tân phả có 6 truyện Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn). Việc xác định những sáng tác của Đoàn Thị Điểm có rất nhiều cứ liệu khác nhau. Riêng Bích Câu kỳ ngộ, có người cho là của Đặng Trần Côn, nhưng học giả Trần Văn Giáp dựa vào nhiều tài liệu lại khẳng định là của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên, có thể khẳng định về sự tồn tại của một tác giả Đoàn Thị Điểm là tác giả của Truyền kỳ tân phả. Trong phạm vi luận án chúng tôi khảo sát những nhân vật nữ chính trong Truyền kỳ tân phả như Cung nữ Bích Châu (Hải khẩu linh từ), Giáng Kiều (Bích Câu kỳ ngộ) Liễu Hạnh trong (Vân Cát thần nữ)... Có thể nói, qua những hình mẫu nhân vật này, Đoàn Thị Điểm đã làm một cuộc cách mạng về vai trò, vị trí của nữ giới trong mô hình gia đình phong kiến Việt Nam:

Truyền kỳ tân phả hầu như vắng bóng mô hình gia đình Việt Nam truyền thống “phu xướng phụ tùy” trong đó người chồng có địa vị chi phối, người vợ phụ thuộc vào chồng. Cái mà tác phẩm này biểu hiện không phải là phụ nữ chịu sự chế ức của nam giới mà là nam giới dựa dẫm vào nữ giới, số phận của người chồng ở một mức độ rất lớn được quyết định bởi người vợ, đàn bà luôn luôn nắm vai trò chúa tể trong gia đình. (Bùi Thị Thiên Thai, 2014).

Nữ giới không còn nấp bóng “tùng quân” mà đã tách ra thành một chủ thể mạnh mẽ, độc lập. Trong Bích Câu kỳ ngộ, Hà Giáng Kiều là người phụ nữ có sự ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời Tú Uyên. Từ lần gặp gỡ đầu tiền định mệnh đến khi lấy được nàng cuộc đời Tú Uyên như được sang trang. Khi Giáng Kiều bỏ đi vì Tú Uyên quen thói rượu chè: “Chàng lúc ấy như hồn lìa khỏi xác, rời rã chân tay [...] nước mắt như mưa, mấy lần chết đi sống lại, bỏ ăn bỏ ngủ đến một tháng” (Đoàn Thị Điểm, 2013), cuối cùng thành bệnh, bèn quyết lòng “Ninh cam tử tương kiến, Bất nhẫn sinh biệt ly” (Thà rằng chết gặp mặt, Còn hơn sống biệt ly). Chính Giáng Kiều đã cứu Tú Uyên, sau đó sinh con đẻ cái cho chàng, lại “chỉ rò nẻo mê, dẫn vào đường giác”, giúp chàng học đạo, cuối cùng cả nhà thành tiên, cưỡi hạc lên trời. Có thể thấy Giáng Kiều có sự chi phối mạnh mẽ trong những biến cố trong cuộc đời của Tú Uyên, nàng như một vị thần bảo hộ, bởi lẽ không có nàng, chàng đã mắc cạn ở trần gian. Motif nhân vật nữ là thần bảo hộ này lặp lại rất nhiều trong các truyện như: Liễu Hạnh trong Vân Cát thần nữ; Bích Châu


trong Hải khẩu linh từ, liệt phụ họ Nguyễn trong An Ấp liệt nữ các nhân vật nữ này đều có một vai trò nhất định trên còn đường công danh sự nghiệp của nam giới.

Đến Liễu Hạnh trong Vân Cát thần nữ thì không chỉ có vài trò ảnh hưởng quyết định đến chồng mà nàng được Đoàn Thị Điểm giải phóng hoàn toàn ra khỏi những khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh được miêu tả như một người đàn bà hoàn toàn tự do, trí thức và chủ động trong cuộc sống của mình. Cuộc hôn nhân thứ nhất do đôi bên cha mẹ cưới hỏi, không phải là lựa chọn của chính nàng nên đã không kiềm giữ được cá tính của nàng. Trong cuộc hôn nhân thứ hai, mọi dấu vết của lễ giáo phong kiến đã được xóa bỏ. Cuộc hôn phối được được diễn ra không có nhân thân, không nghi thức, và đặc biệt đó là chính nàng đã đề nghị cuộc hôn phối chứ không phải là chàng Sinh. Không còn: “kính cẩn chăm sóc cha mẹ chồng và vâng lời chồng”, nàng đã trở thành một người người đàn bà độc lập, một người chủ động trong cuộc kết hôn này. Với Vân Cát thần nữ, Đoàn Thị Điểm đã giải phóng người phụ nữ ra khỏi sự kiềm tỏa của chữ công – dung – ngôn – hạnh, hơn nữa đã đặt người phụ nữ lên vị trí ngang bằng với nam giới. Nàng chủ động đón tiếp và xướng họa đối đáp thi ca trong cuộc gặp gỡ Phùng Khắc Khoan. Với khả năng trí thức ưu việt nàng hoàn toàn có thể thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình cá nhân để ngao du tự do khắp đất nước ngắm cảnh. Nàng nhận một chức sắc vốn phong cho nam giới là Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương (vị Vua vĩ đại mang lai sự chiến thắng và hòa bình): “Trong việc phong thần cho nàng, Liễu Hạnh đã vượt qua biên cương của giống phái” (Dror, O., 2015). Trong suốt hành trình của mình, tuyệt nhiên chúng ta không thấy sự quyến luyến chồng con của Liễu Hạnh, hơn thế nàng đã bỏ rơi cả hai người chồng để thực hiện những khát vọng tự do cá nhân của mình. Khi không có nàng ở bên trợ giúp, họ đều bỏ bê nhiệm vụ và không thành công trong con đường học hành và chức sắc của mình. Với hình mẫu này, Đoàn Thị Điểm đã đưa ra một đòn chí mạng vào đức tin của Khổng học: “Thái độ của Liễu Hạnh là một sự trả thù của đàn bà chống lại Khổng học, vốn đối xử đối với họ bằng một sự coi thường nào đó” (Bùi Thiên Thai, 2014).

Truyền kì tân phả, thủ pháp khắc họa hình tượng nhân vật nữ của Đoàn Thị Điểm có sự kết hợp giữa miêu tả dung mạo và tài trí làm cho hình tượng những nhân vật liệt nữ có thể sánh bằng với nam giới. Trước đó, nhân vật nữ trong một tác phẩm văn học được thao túng bởi diễn ngôn của nam giới nên: “Đàn bà muốn xuất hiện, thì cái nét khu biệt của người phụ nữ phải bị thủ tiêu trước đã. Ta có người đàn bà trong tranh, người tiết phụ, tức là người đàn bà không thể gây nên dục vọng tình yêu ở bất kì ai” (Phan Ngọc, 1985, tr.159). Mặc dù chỉ với một vài đường nét phác họa nhưng Đoàn Thị Điểm đã dành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022