Thực Trạng Quản Lý Nội Dung, Chương Trình Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Các Xã Miền Núi Thành Phố Hà Nội

nhằm giúp học sinh có thể áp dụng những kỹ năng đã học trong thực tiễn, biến nó thành kỹ năng tự bảo vệ của các em sẽ là điều kiện tốt nhất để thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả tương đồng. Chúng ta hãy nghe một số ý kiến của giáo viên và học snh về vấn đề này.

Cô giáo V.L.A cho biết: “Sau khi học sinh học xong nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ theo chương trình thì rất cần phải hỗ trợ học sinh được tập luyện thường xuyên và ứng dụng nó vào thực tiễn. Do vậy, cần lồng ghép các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ này vào hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động câu lạc bộ và đặc biệt cần thường xuyên tư vấn cho học sinh để các em có thể ứng dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào các tình huống thực của cuộc sống…”.

Học sinh Ng.V. H. cho biết: “Sau khi được học các kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân em vẫn rất khó khăn để thực hiện tốt nó trong các tình huống thực tiễn khi em gặp phải. Mỗi khi như vậy, em phải hỏi lại cô giáo, nghe cô giáo tư vấn và hướng dẫn thêm”.

Trong số 5 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì “Xác định đúng đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” được thực hiện với mức độ thấp nhất (ĐTB=2,06; ĐLC=0,61). Đây chính là khía cạnh mà chủ thể quản lý cần thực hiện thường xuyên hơn. Bởi lẽ, việc xác định đúng đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội sẽ là cơ sở quan trọng để xác định nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu cũng cho thấy rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng này.

Cô giáo L.H.H. cho biết: “Do điều kiện chủ quan và khách quan nên khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các trường gần như không thực hiện việc xác định đối tượng tham gia hoạt động giáo dục này”.

-Về mức độ hiệu quả:

Nhìn chung kết quả đạt được của nội dung quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học đạt ở mức trên trung bình (trên mức điểm 3) với ĐTB=3,29; ĐLC=0,51. Trong đó, kết quả thể hiện cao nhất ở nội dung “Kiểm tra, phân loại đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ” (ĐTB=3,44; ĐLC=0,79), với gần 50% người trả lời cho rằng kết quả thực hiện nội dung này ở mức khá tốt và tốt. Kết quả này khẳng định, chủ thể quản lý các trường được nghiên cứu đã thực hiện khá hiệu quả khía cạnh này trong quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đây cũng là cơ sở và điều kiện quan trọng để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng này cho học sinh. Kết quả phỏng vấn sâu của nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương đồng. Dưới đây là ý kiến của một số giáo viên và học sinh về vấn đề này.

Cô giáo V.Th.N. cho biết: “Đối với học sinh tiểu học thì mặt bằng học sinh là khác nhau, học sinh cũng có nhu cầu khác nhau về các kỹ năng tự bảo vệ cần được trang bị. Do vậy, chúng tôi luôn kiểm tra sơ bộ, phân loại học sinh để xếp các em vào lớp, nhóm

phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. Việc thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên góp phần nâng ao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng này cho các em”.

Học sinh Ph.V.L cho biết: “Em thấy giáo viên kiểm tra sơ bộ năng lực các kỹ năng sống của em và các bạn sau đó mới phân thành các nhóm theo năng lực và nhu cầu. Nhà em gần sông và hồ nên cô xếp em vào lớp học kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích,…”.

Tiếp đến là khía cạnh “Xây dựng kế hoạch để thực hiện các nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội”, ĐTB

= 2,32; ĐLC = 0,73. Có tới 44,9% số người được hỏi đánh giá mức độ hiệu quả của khía cạnh này ở mức khá tốt và tốt. Các khía cạnh còn lại đều có ĐTB từ =3,22 đến 3,24). Tỷ lệ số người đánh giá mức độ hiệu quả của nội dung quản lý này khá yếu và yếu nhiều hơn các khía cạnh trên. Như vậy, chủ thể quản lý cần chú ý tới các khía cạnh này để có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bảng 3.18: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Nội dung

Mức độ thực

hiện

Mức độ hiệu

quả

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.Xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,35

0,510

2,88

0,769

2.Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu

học các xã miền núi Hà Nội


2,13


0,493


2,71


0,808

3.Định kỳ so sánh, đối chiếu nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục

tiêu bồi dưỡng các xã miền núi Hà Nội


2,04


0,752


2,82


0,843

4.Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung, chương trình giáo

dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội


2,29


0,577


2,64


0,753

5.Tổ chức chiển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng các xã miền núi Hà Nội


2,27


0,612


2,58


0,948

6.Định kỳ kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu

học các xã miền núi Hà Nội


2,04


0,615


2,59


0,802

Điểm trung bình chung

2,19

0,503

2,70

0,515

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 12

-Về mức độ thực hiện:

Nhìn chung mức độ thực hiện của nội dung quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,19; ĐLC=0,50). Trong đó, “Xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là nội dung được thực hiện nhiều nhất, nhưng vẫn thuộc mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,35; ĐLC=0,51). Định kỳ kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là nội dung ít được thực hiện nhất và thuộc mức không thường xuyên thực hiện (ĐTB=2,047; ĐLC=0,62). Như vậy, để thực hiện tốt quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội thì hiệu trưởng cần có biện pháp để thực hiện thường xuyên hơn khía cạnh này.

Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng đã phân tích ở trên. Đa số giáo viên, cán bộ quản lý và cả học sinh đều cho rằng chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học chưa thật sự được thường xuyên xây dựng mới cho phù hợp với đặc điểm của học sinh các xã miền núi Hà Nội. Dưới đây là ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên. Cô giáo Tr.Ph.Th. cho biết: “Việc xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội còn ít khi thực hiện, mà cũng rất khó để thực hiện. Bởi vì, việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng phải thực hiện theo quy định”. Cô V.V.A. cho biết: “Hiện nay các trường thật sự chưa quan tâm đúng mức tới việc kiểm tra, đánh giá định kỳ về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Mặc dù biết rằng, đây là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện tốt sẽ có cơ sở điều chỉnh toàn bộ các nội dung của hoạt động này hiệu quả tốt hơn”.

-Về mức độ hiệu quả:

Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ hiệu quả khi thực hiện quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở bảng số liệu trên cho thấy, chủ thể quản lý tại các trường tiểu học được nghiên cứu đã thực hiện đạt mức trung bình nội dung quản lý này (ĐTB=2,71; ĐLC=0,52). Kết quả này khẳng định, mức độ hiệu quả của nội dung quản lý này là tạm thời chấp nhận được tuy nhiên chưa thật tốt, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả và sự kỳ vọng của lãnh đạo và giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ này.

Trong các khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì khía cạnh: “Xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện cao nhất, tuy nhiên vẫn thuộc mức trung bình (ĐTB=2,88; ĐLC=0,77). Việc xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nội dung chương trình khi xây dựng phải gắn thật chặt với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ. Mặt khác, nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ khi xây dựng còn phải tỉnh đến nhiều yêu tố khác như: đặc điểm riêng biệt của học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội, đặc điểm nhà trường, tình hình văn hoá, kinh tế, chính trị của địa phương, môi trường sống của học sinh tiểu học sao cho nội dung chương trình phù hợp nhất với nhu cầu học sinh, giúp học sinh khi học xong sử dụng được để thích ứng tốt hơn trong cuộc sống, tự bảo vệ được bản thân trước những rủi do của cuộc sống.

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng cho thấy, trong 6 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì khía cạnh “Tổ chức triển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng các xã miền núi Hà Nội” là nội dung có kết quả thực hiện thấp nhất so với các nội dung còn lại (ĐTB=2,59; ĐLC=0,95). Do vậy, chủ thể quản lý cần xem xét để thực hiện hiệu quả hơn khía cạnh này.

3.3.3.Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bảng 3.19: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,08

0,512

2,44

0,859

2. Triển khai, chỉ đạo việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,11

0,629

2,51

0,906

3. Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với nội dung,

hình thức, năng lực học tập của học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội


2,05


0,750


2,57


1,052

4.Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,08

0,510

2,57

0,891

5.Chỉ đạo điều chỉnh phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội theo mục tiêu đề

ra


2,06


0,759


2,57


0,885

6. Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viênvề phương pháp giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,00

0,442

2,79

0,971

Điểm trung bình chung

2,06

0,347

2,58

0,550


-Về mức độ thực hiện:

Nhìn chung mức độ thực hiện quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,07; ĐLC=0,35). Trong đó, khía cạnh “triển khai, chỉ đạo việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là nội dung hay được thực hiện nhất, nhưng vẫn thuộc mức thỉnh thoảng

(ĐTB=2,12; ĐLC=0,63). Trong nội dung quản lý này thì khía cạnh “Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp, hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là công việc được thực hiện ít nhất, thuộc mức không thường xuyên (ĐTB=2,00; ĐLC=0,44).

-Về mức độ hiệu quả:

Nhìn chung mức độ hiệu quả quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức khá yếu (ĐTB=2,58; ĐLC=0,55). Như vậy, chủ thể quản lý hoạt động này chưa thực hiện có hiệu quả các khía cạnh trong nội dung quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học được nghiên cứu. Tất cả các khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này đều có ĐTB từ 2,44 đến 2,79, mức độ khá yếu. Trong đó, khía cạnh “Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là nội dung thực hiện có kết quả cao nhất, nhưng vẫn thuộc mức trung bình (ĐTB=2,80; ĐLC=0,97) và khía cạnh “Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội”, (ĐTB=2,44; ĐLC=0,86).

3.3.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bảng 3.20: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.Xây dựng kế hoạch sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của nhà trường, đặc điểm của học sinh các trường tiểu học xã miền núi

Hà Nội


2,14


0,490


2,77


0,967

2. Triển khai chỉ đạo việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng

tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường


2,06


0,571


3,01


0,822

3. Chỉ đạo bồi dưỡng hình thức giáo dục kĩ năng tự báo vệ cho

học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,30

0,459

3,04

0,792

4.Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự

bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

2,21

0,572

3,07

0,902

5.Chỉ đạo điều chỉnh hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nộiphù hợp với nhu cầu,

điều kiện của nhà trường và học sinh


2,21


0,652


3,06


0,815

Điểm trung bình chung

2,18

0,437

2,99

0,549

-Về mức độ thực hiện:

Nhìn chung mức độ thực hiện việc quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,18; ĐLC=0,44). Trong đó, được thực hiện nhiều nhất là nội dung “Chỉ đạo bồi dưỡng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh”, (ĐTB=2,30; ĐLC=0,46). Có thể nhận thấy rằng, hình thức bồi dưỡng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội có vai trò quyết định rất lớn đến hiệu quả

hoạt động này. Bởi lẽ, hình thức giáo dục phù hợp sẽ giúp học sinh nắm bắt được nhanh nhất kiến thức, kỹ năng và thái độ tốt khi tham gia học tập vè rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ. Mặt khác, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cần phải được sử dụng đa dạng và phù hợp nhất với nội dung, chương trình, với đặc điểm của học sinh và điều kiện của nhà trường. Hình thức giáo dục cần phải thường xuyên đổi mới để phù hợp hơn và hiệu quả sử dụng cao hơn. Do vậy, việc thực hiện thưởng xuyên khía cạnh này là cơ sở quan trọng tạo nên thành công của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó khía cạnh “Triển khai chỉ đạo việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường” ít được thực hiện nhất (ĐTB=2,07; ĐLC=0,57). Đây cũng là khía cạnh rất quan trọng trong nội dung quản lý này, muốn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đạt hiệu quả bên cạnh các khía cạnh nêu trên thì hiệu trưởng cần chỉ đạo thường xuyên hơn việc sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

-Về mức độ hiệu quả:

Nhìn chung kết quả thực hiện việc quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức trung bình (ĐTB=2,99; ĐLC=0,55). Trong đó “Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội” là nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện cao nhất, nhưng vẫn thuộc mức trung bình (ĐTB=3,07; ĐLC=0,90); “Xây dựng kế hoạch sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của nhà trường, đặc điểm của học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội” là nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện thấp nhất (ĐTB=2,78; ĐLC=0,97). Các khía cạnh còn lại thuộc nội dung quản lý này đều ở mức độ trung bình (ĐTB từ 3,01 đến 3,07). Như vậy, hiệu trưởng các trường tiểu học được nghiên cứu cần có các giả pháp cụ thể, phù hợp để thực hiện có hiệu quả hơn nội dung quản lý này.

3.3.5. Thực trạng quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bảng 3.21: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1. Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách nắm vững phân phối chương trình, các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo đúng quy định


2,32


0,679


2,92


0,796

2. Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

theo đúng phân phối chương trình


2,22


0,650


2,66


0,925

3. Quy định số lượng và chất lượng về hồ sơ chuyên môn của

giáo viên, cán bộ chuyên trách giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội


2,27


0,740


2,91


0,963


4. Xây dựng và công bố kế hoạch chung về giáo dục kĩ năng

bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

2,18

0,683

2,77

0,707

5. Duyệt và kiểm tra các kế hoạchgiáo dục kĩ năng bảo vệ cho

học sinh các xã miền núi Hà Nội

2,51

0,569

2,68

0,980

Điểm trung bình chung

2,30

0,512

2,79

0,612

Nhìn chung mức độ thực hiện việc quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội của giáo viên và cán bộ chuyên trách ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,30; ĐLC=0,51). Trong đó “Duyệt và kiểm tra các kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội” là nội dung hay được thực hiện nhất, nhưng vẫn ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,51; ĐLC=0,57); “Xây dựng và công bố kế hoạch chung về giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội” là nội dung ít được thực hiện nhất (ĐTB=2,18; ĐLC=0,68). Các khía cạnh khác trong nội dung quản lý này có ĐTB từ 2,22 đến 2,32, mức độ thỉnh thoảng thực hiện. Do vậy, có thể nói rằng, trong thời gian tới chủ thể quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội cần phải thường xuyên thực hiện nội dung quản lý này góp phần tạo nên thành công của hoạt động giáo dục này tại trường mình.

- Mức độ hiệu quả:

Nhìn chung kết quả thực hiện quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức trung bình (ĐTB=2,79; ĐLC=0,61). Trong đó “Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách nắm vững phân phối chương trình, các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo đúng quy định” là nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện cao nhất, nhưng vẫn thuộc mức trung bình (ĐTB=2,92; ĐLC=0,80); “Quy định số lượng và chất lượng về hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cán bộ chuyên trách giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội”, ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,96. Khía cạnh: “Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo đúng phân phối chương trình” là nội dung được đánh giá có kết quả thực hiện thấp nhất (ĐTB=2,68; ĐLC=0,98). Có thể nhận thấy rằng, quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, nếu quản lý nội dung này không được tiến hành thường xuyên thì kéo theo hiệu quả quản lý nội dung này không tốt. Vì giáo viên chính là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, quyết định hiệu quả của hoạt động giáo dục này.

3.3.6. Thực trạng quản lý phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Bảng 3.22: Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lý phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1. Chỉ đạo việc phân công giáo viên và các bộ chuyên

trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học

2,63

0,482

2,87

0,923


sinh các xã miền núi Hà Nội theo năng lực của giáo viên,

cán bộ chuyên trách





2. Chỉ đạo phân công giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học

sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng của giáo viên và chuyên gia


2,32


0,603


2,92


0,955

3. Chỉ đạo phân công giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng và nhu cầu của học

sinh


2,51


0,500


2,92


0,936

4. Chỉ đạo phân công giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nộitheo đặc thù riêng của từng trường

tiểu học


2,38


0,611


2,85


0,944

5. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc phân công cho giáo viên

và cán bộ chuyên trách nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội


2,44


0,497


2,88


0,907

Điểm trung bình chung

2,46

0,375

2,89

0,790

-Mức độ thực hiện:

Nhìn chung mức độ thực hiện quản lý việc phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB=2,46; ĐLC=0,38). Tuy nhiên, trong 5 khía cạnh được xem xét thì 2 khía cạnh quan trọng nhất của nội dung quản lý này lại có mức độ thực hiện thường xuyên “Chỉ đạo việc phân công giáo viên và các bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo năng lực của giáo viên, cán bộ chuyên trách” (ĐTB=2,63; ĐLC=0,48) và “Chỉ đạo phân công giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng và nhu cầu của học sinh”, ĐTB = 2,51; ĐLC = 0,50). Bên cạnh đó “Chỉ đạo phân công giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng của giáo viên và chuyên gia” là nội dung ít được thực hiện nhất và thực hiện ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=2,33; ĐLC=0,60).

-Mức độ hiệu quả:

Nhìn chung kết quả đạt được của hoạt động quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội cho giáo viên và cán bộ chuyên trách đạt ở mức trung bình (ĐTB=2,89; ĐLC=0,79). Trong đó, có hai nội dung là “Chỉ đạo phân công giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng của giáo viên và chuyên gia” (ĐTB=2,92; ĐLC=0,96) và “Chỉ đạo phân công giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo nguyện vọng và nhu cầu của học sinh” (ĐTB=2,92; ĐLC=0,94) được đánh giá đạt được kết quả cao nhất, nhưng vẫn thuộc mức trung bình. Các nội dung gồm: Chỉ đạo việc phân công giáo viên và các bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí