Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 2

1.7.3. Phân loại mãn kinh 13

1.8. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế về khối u buồng trứng . 13

1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài: 13

1.8.2. Các nghiên cứu trong nước: 14

Chương 2 15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 16

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 16

2.2.3. Công cụ thu thập số liệu: 16

2.2.4. Các biến số nghiên cứu: 16

2.2.5. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu 18

2.3. Xử lý và phân tích số liệu 19

2.4. Sơ đồ nghiên cứu 20

2.5. Đạo đức nghiên cứu 20

Chương 3 21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 21

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 21

3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 22

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở 23

3.1.4. Tiền sử sản khoa 23

3.1.5. Tiền sử vết mổ cũ ở bụng 24

3.1.6. Tiền sử bệnh phụ khoa 25

3.1.7. Tiền sử bệnh nội khoa 25

3.2. Đặc điểm lâm sàng 26

3.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u 26

3.2.2. Triệu chứng thực thể 26

3.2.3. Biến chứng của u buồng trứng 28

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 29

3.3.1. Đặc điểm khối u buồng trứng trên siêu âm 29

3.3.2. Phân bố u buồng trứng theo nồng độ CA 125 trước phẫu thuật 30

3.3.3. Kết quả giải phẫu bệnh 31

3.4. Kết quả phẫu thuật 32

3.4.1. Thời điểm phẫu thuật 32

3.4.2. Loại hình phẫu thuật 32

3.4.3. Phương pháp xử trí 33

3.4.4. Thời gian phẫu thuật 35

3.4.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ 35

3.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ 35

Chương 4 37

BÀN LUẬN 37

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37

4.1.1. Tuổi 37

4.1.2. Nghề nghiệp 37

4.1.3. Nơi ở 38

4.1.4. Tiền sử sản khoa 38

4.1.5. Tiền sử u buồng trứng 39

4.1.6. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng 39

4.2. Đặc điểm lâm sàng của u buồng trứng 39

4.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u 39

4.2.2. Triệu chứng thực thể 40

4.2.3. Biến chứng của u buồng trứng 42

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của u buồng trứng 43

4.3.1. Đặc điểm trên siêu âm 43

4.3.2. Nồng độ CA-125 43

4.3.3. Kết quả giải phẫu bệnh 44

4.4. Kết quả phẫu thuật 44

4.4.1. Thời điểm phẫu thuật 44

4.4.2. Loại hình phẫu thuật 45

4.4.3. Phương pháp xử trí khi mổ 46

4.4.4. Thời gian phẫu thuật 47

4.4.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ 48

4.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ 48

KẾT LUẬN 49

KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ‌

U buồng trứng (UBT) là một trong những khối u ở hệ sinh dục nữ thường gặp, chỉ đứng thứ 2 về tần suất sau u cơ trơn tử cung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em gái chưa dậy thì đến những phụ nữ đã mãn kinh.

Phần lớn các khối u buồng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là các khối lành tính. Trái lại, đối với người bệnh UBT ở lứa tuổi mãn kinh, về lý thuyết là thời kỳ buồng trứng ngừng hoạt động, không còn hiện tượng các nang noãn phát triển và phóng noãn nữa nên tổn thương của buồng trứng giảm xuống; tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Mỹ (1998): UBT ác tính tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59 (chiếm > 50%) [1].

Trong những năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về u buồng trứng được thực hiện trong nước và trên thế giới. Theo nghiên cứu của tác giả Koonings năm 1989, nguy cơ UBT ác tính ở nhóm 60-69 tuổi cao gấp 12 lần nhóm tuổi 20-29; nguy cơ chung của một khối u buồng trứng ác tính là 45% ở phụ nữ mãn kinh [2]. Nghiên cứu của tác giả Jung E.J. (2017): khối u biểu mô ác tính có liên quan đáng kể với phụ nữ sau mãn kinh (5,4% so với 22,1%, P < 0,0001) [3]. Tại BVPSTW năm 2016, tác giả Cao Thị Thuý Hà nghiên cứu về tình hình UBT mãn kinh đã kết luận: tỷ lệ UBT ác tính là 22,1% [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã thực hiện cách đây khá lâu với phương pháp nghiên cứu khác nhau.

Để có một cái nhìn tổng quan hơn về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật UBT ở phụ nữ mãn kinh, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị với mong muốn tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, tiên lượng bệnh và hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021” với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.

2. Nhận xét kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.

Chương 1 TỔNG QUAN‌‌‌

1.1. Giải phẫu, sinh lý buồng trứng‌

1.1.1. Giải phẫu buồng trứng‌

1.1.1.1. Vị trí, hình thể, kích thước buồng trứng

Buồng trứng hình hạt đậu, hơi dẹt, có 2 mặt trong và ngoài, có 2 đầu trên và dưới. Buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông bé, trong hố buồng trứng thuộc cánh sau dây chằng rộng, dưới eo trên 10 cm. Trong quá trình phẫu thuật, có thể tiếp cận buồng trứng từ điểm giữa của đường nối gai chậu trước trên và khớp mu.


Hình 1 1 Các tạng trong chậu hông nữ 5 Bình thường buồng trứng nằm dọc hơi 1


Hình 1.1. Các tạng trong chậu hông nữ [5]

Bình thường buồng trứng nằm dọc, hơi chếch vào trong và ra trước, kích thước buồng trứng trưởng thành là 3,5 x 2 x 1 cm và cũng có thể thay đổi theo lứa tuổi.

Buồng trứng bên ngoài có màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn nhụi trước tuổi dậy thì (trước khi có kinh nguyệt), sau đó đến tuổi dậy thì do mỗi chu kỳ kinh

nguyệt có một nang trứng vỡ ra giải phóng một trứng, làm rách vỏ buồng trứng để lại sẹo nên bề mặt buồng trứng sần sùi dần. Sau khi mãn kinh, không còn hiện tượng vỡ nang trứng thì bề mặt buồng trứng lại nhẵn trở lại.

1.1.1.2. Các phương tiện cố định buồng trứng


Buồng trứng được giữ tại chỗ trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng:

+ Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng.

+ Dây chằng tử cung - buồng trứng: nối sừng tử cung với cực dưới buồng trứng cùng bên.

+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng: đính buồng trứng vào thành bên chậu hông, bên trong có cuống mạch và thần kinh buồng trứng.

+ Dây chằng vòi - buồng trứng: đi từ loa vòi tới cực trên buồng trứng.

1.1.1.3. Liên quan của buồng trứng

* Mặt ngoài: liên quan với thành bên chậu hông bé, giới hạn bởi:


- Ở trên là động mạch chậu ngoài.

- Ở sau là động mạch chậu trong.

- Ở dưới là một nhánh của động mạch chậu trong.

- Ở trước là nơi mà dây chằng rộng bám vào thành bên chậu hông, có dây thần kinh bịt chạy ở đáy hố nên gây đau khi viêm buồng trứng.

* Mặt trong: liên quan giữa buồng trứng với các đoạn ruột:


- Bên trái: liên quan với đại tràng trái - đại tràng xích ma.

- Bên phải: liên quan với khối manh tràng.

1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh buồng trứng

* Động mạch: buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn động mạch:


- Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng, ở ngang mức các động mạch thận.

- Động mạch tử cung: tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng.

- Tại rốn buồng trứng: động mạch buồng trứng chia ra 10 nhánh tiến sâu vào vùng tủy.

- Tại vùng chuyển tiếp: các động mạch và tiểu động mạch tạo thành một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ buồng trứng, ở lớp vỏ trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc.

* Tĩnh mạch


- Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới.

- Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái.

* Bạch mạch


Các mạch bạch huyết của buồng trứng đổ vào các hạch cạnh động mạch chậu ở ngang mức các mạch thận và tuân theo quy luật chung là: đường dẫn lưu bạch huyết của một cơ quan đi kèm theo đường dẫn lưu tĩnh mạch của cơ quan đó.

* Thần kinh


Thần kinh của buồng trứng tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối

thận.


1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của buồng trứng‌

Trên diện cắt qua rốn buồng trứng, người ta thấy buồng trứng được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng vỏ và vùng tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp biểu mô mầm.

1.1.2.1. Lớp biểu mô mầm


Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình vuông hay hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo buồng trứng.

1.1.2.2. Vùng vỏ

Vùng vỏ là tổ chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm từ 1/3 đến 2/3 chiều dày của buồng trứng. Chiều dày của lớp vỏ tỷ lệ thuận với thời kỳ hoạt động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng.

Lớp vỏ được tạo lên bởi một mô đệm rất đặc biệt. Mô này được cấu tạo bởi tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai đoạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành lớp vỏ trắng.

1.1.2.3. Vùng tủy


Vùng tủy là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của buồng trứng, là đường đi của mạch và thần kinh của buồng trứng.

Vùng tủy được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và các mạch bạch huyết của buồng trứng. Vùng tủy còn chứa một cấu trúc như tổ chức lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen.

1.1.3. Sinh lý buồng trứng‌

Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ có hai chức năng quan trọng:

- Chức năng ngoại tiết: sinh ra noãn.

- Chức năng nội tiết: tiết ra hormon, dưới sự chỉ huy trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết.

Hoạt động chức năng sinh dục - sinh sản nữ chịu sự điều khiển của trục nội tiết: vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Rối loạn hoạt động của trục nội tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà cả sự phát triển về hình thái - cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ .

1.2. Phân loại u buồng trứng‌

1.2.1. Nang cơ năng

Là hậu quả của tổn thương chức năng buồng trứng, u thường lớn nhanh nhưng mất đi sớm, chỉ tồn tại vài chu kỳ kinh và thường có vỏ mỏng, kích thước thường không quá 10cm, thường gây rối loạn kinh nguyệt [6].

* Nang bọc noãn

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí