Đánh Giá Của Cbql, Gv, Đvtn Về Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, ĐVTN về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT


Stt


Hình thức giáo dục đạo đức - lối sống

Mức điểm đánh giá

Thứ bậc

CBQL,

GV

ĐVTN

Chung

1

Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN

thông qua các môn học trên lớp

2.13

2.32

2.22

3


2

Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt

động tải nghiệm


2.50


2.48


2.49


1


3

Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua việc tổ chức các Câu lạc bộ (Câu lạc bộ học tập, Câu lạc bộ cùng sở

thích…)


2.24


2.30


2.27


2


4

Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội (Phiếu sinh hoạt hè của đoàn viên ở Chi đoàn địa phương, các hoạt động tình nguyện của đoàn viên tại

địa phương)


1.67


1.64


1.65


4

Điểm trung bình của nhóm

2.13

2.19

2.16


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 8

Từ bảng tổng hợp số liệu khảo sát 2.4 chúng ta nhận thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về các hình thức giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên mới chỉ ở mức thực hiện trung bình ( X = 2,16). Trong đó mức điểm đánh giá của CBQL,

GV X = 2,13và HS X = 2,19, mức độ chênh lệch không đáng kể, không có biến bất thường về kết quả khảo sát giữa các đối tượng. Tuy nhiên, mức độ đánh giá đối với từng hình thức được khảo sát trong bảng 2.7 lại có sự khác nhau, cụ thể:

Hình thức giáo dục đạo đức - lối sống có điểm đánh giá thuộc mức cao là nội dung: “Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua hoạt động ngoại

khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm”, với X = 2.49, xếp thứ bậc 1, đây cũng là hình thức duy nhất có điểm trung bình đạt mức cao. Có thể thấy, CBQL, GV, ĐVTN đều đánh giá hình thức giáo dục đạo đức – lối sống này đã mang lại hứng khởi và hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức – lối sống cho ĐVTN.

Những nội dung có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm: “Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua việc tổ chức thành lập các Câu lạc bộ đoàn viên

học tập, Câu lạc bộ cùng sở thích”, với điểm nhận định chung X = 2.27, xếp thứ bậc 2; “Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua các môn học trên lớp”, với điểm trung bình X = 2.29, xếp thứ bậc 3…

Hình thức được đánh giá ở mức thấp gồm: “Giáo dục đạo đức - lối sống

cho ĐVTN thông qua sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội”, điểm nhận định chung X = 1.65, xếp thứ bậc 4. Có thể nhận thấy, hiện nay việc tổ chức sinh hoạt hè tại các địa phương còn chưa được quan tâm, triển khai thực hiện; đội ngũ

cán bộ Đoàn tại địa phương gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động này;

ĐVTN tại các địa phương đa phần đi làm ăn xa hoặc làm việc tại các công ty theo ca kíp nên việc tham gia sinh hoạt cùng các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Như vậy chúng ta thấy, trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên đã thực hiện nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên mức độ thực hiện đối với từng hình thức là không đồng nhất, có hình thức cao, hình thức thực hiện trung bình và có cả những hình thức còn thực hiện thấp.

Khi trao đổi với cô Hoàng Thị L - Cán bộ quản lý trường THPT Ngô Quyền, cô khẳng định: “Tại địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung nhiều bậc phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức - lối sống cho con em mình, thậm chí nhiều bậc phụ huynh bỏ mặc

hoặc giao phó hoàn toàn cho nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN”.

Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy việc tăng cường đa dạng hóa các hình thức tư giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN là một yêu cầu cần thiết, nhằm linh hoạt vận dụng các hình thức sao cho phù hợp với nội dung, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN tại địa phương.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên.

Để khảo sát về thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên‌


Stt


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch chung của nhà trường về hoạt động giáo dục đạo đức - lối

sống cho ĐVTN


45


43.7


38


36.9


20


19.4


2.18


2


2

Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN theo tuần, tháng, kỳ

và năm học.


40


38.8


36


35.0


27


26.2


2.06


4

Stt


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%


3

Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối

sống cho ĐVTN


63


61.2


21


20.4


19


18.4


2.40


1


4

Kế hoạch xác định rõ phương thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức - lối sống

cho ĐVTN


32


31.1


25


24.3


46


44.6


1.81


6


5

Kế hoạch xác định rõ nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống

cho ĐVTN.


39


37.9


35


34


29


28.1


2.04


5


6

Nguồn kinh phí, kế hoạch sử dụng trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống

cho ĐVTN


43


41.7


39


37.9


21


20.4


2.15


3

Tổng chung

43.7

42.4

32.3

31.4

27

20.0

2.11




Từ kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT ở mức trung


bình, X = 2.11. Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau, cụ thể:

Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức cao là nội dung số 3: “Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN”, với điểm trung bình là X = 2.40.

Những nội dung có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm: Nội dung


1, nội dung 2, nội dung 5, nội dung 6 với mức điểm trung bình lần lượt là: X = 2.18, X = 2.06, X = 2.04, X = 2.15.

Những nội dung có mức điểm đánh giá thấp là: Nội dung 4 có điểm trung bình


X = 1.81.

Như vậy: Trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên đã có sự quan tâm bước đầu, tuy nhiên còn có những bất cập và hạn chế. Trong đó khó khăn nhất đó là BCH đoàn trường khi xây dựng kế hoạch chưa xác định rõ nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN,chưa xác định rõ phương thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Những khó khăn, hạn chế và yếu kém này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai tổ chức và thực hiện cũng như hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.

Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề trên, cô Phạm Thị Thu H - CBQL trường THPT Ngô Quyền cho rằng: “Từ sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống, dẫn đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

- lối sống cũng bị chi phối và ảnh hưởng. Trong đó tầm nhìn và tư duy quản lý trong quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động này còn những yếu kém nhất định. Hơn nữa sự phối hợp, học tập kinh nghiệm và bồi dưỡng còn chậm được triển khai”. Qua tìm hiểu thực tiễn cho thấy, các trường THPT đều có kế hoạch phối hợp và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo dục đạo đức - lối sống. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương, phải dự kiến được nguồn tài

chính phục vụ cho việc triển khai thực hiện, trong khi nguồn kinh phí của các cơ sở còn khó khăn, nguồn cấp từ huyện và tỉnh còn chậm được triển khai thực hiện. Hơn nữa việc lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cũng gặp những khó khăn, do đó bài toán lựa chọn GV tham gia trực tiếp hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cũng là vấn đề rất khó khăn và phức tạp đối với các trường. Đến nay, các trường phổ thông trên toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và các trường THPT nói riêng các cán bộ tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống vẫn chưa được được đào tạo, bồi dưỡng một cách chuyên nghiệp, nghiêm túc. Đây là bài toán đặt ra cần có biện pháp giải quyết để đáp ứng thực tiễn công tác tại các trường THPT trên địa bàn thành phố.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

Để khảo sát về thực trạng tổ chức triển khai hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT‌

thành phố Thái Nguyên



Stt


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%


1

Cụ thể hóa hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống thành các nhiệm vụ giáo dục và

các mục tiêu tương ứng


42


40.8


35


34.0


26


25.2


2.09


4


2

Tổ chức thảo luận trong toàn trường về mục tiêu, yêu cầu, biện pháp thực hiện giáo dục

đạo đức - lối sống cho ĐVTN


43


41.7


38


36.9


22


21.4


2.14


2

Stt


Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%


3

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho CBQL, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục đạo

đức - lối sống cho ĐVTN.


61


59.2


21


20.4


21


20.4


2.31


1


4

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối

sống cho ĐVTN.


38


36.9


40


38.8


25


24.3


2.06


6


5

Huy động nguồn nhân lực (giáo viên), cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục đạo

đức - lối sống cho ĐVTN


41


39.8


29


28.2


33


32.0


2.01


5


6

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN theo đúng

tiến độ, dự kiến trong kế hoạch


43


41.7


35


34


25


24.3


2.11


3

Tổng chung

44.7

43.4

33

30.1

25.3

24.6

2.12




Từ bảng 2.6 cho thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT ở mức trung bình ( X = 2.12). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có

sự khác nhau, mặc dù đánh giá không có nội dung nào các khách thể điều tra ở mức độ cao, tất cả các nội dung được nhận định mức độ trung bình. Điều này cho thấy việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT còn có những hạn chế và bất cập. Sự hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống, kìm hãm sự hoạch định các mục tiêu, nội dung và kết quả cần đạt được. Việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống còn có sự buông lỏng và thiếu chặt chẽ cả về mức độ và hiệu quả thực hiện sẽ kìm hãm động lực thúc đẩy, không huy động được nguồn lực tham gia một cách tích cực và hiệu quả.

Bằng quan sát thực tiễn các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thấy các trường đã có sự quan tâm đến việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống như: Cụ thể hóa hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống thành các nhiệm vụ giáo dục và các mục tiêu tương ứng; Tổ chức thảo luận trong toàn trường về mục tiêu, yêu cầu, biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho CBQL, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.… Tuy nhiên kết quả thực hiện lại chưa đáp ứng được mục tiêu và mong muốn đặt ra.

Nguyên nhân vấn đề này khi trao đổi với CBQL, giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục đạo đức - lối sống, cô Nguyễn Thị H - cán bộ trường THPT Thái Nguyên cho rằng: “Việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đã huy động được sự tham gia của nhiều lực lượng, tạo nguồn lực thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, tuy nhiên trong quá trình tổ chức quản lý vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: năng lực của CBQL, kỹ năng tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý, sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức và thực hiện nhiều khi còn chưa chặt chẽ, văn bản chỉ đạo của ngành và địa phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023