đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận sinh viên cần phải cứu chữa mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh của kinh tế, nhưng xét đến cùng kinh tế không phải là cứu cánh, không có mục đích tự thân. Không xây dựng nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân cộng đồng không thể bình yên, thanh niên sinh viên không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống. Chính từ đây đặt ra hàng loạt vấn đề đối với sinh viên. Làm thế nào để sinh viên Việt Nam trong tương lai đáp ứng được yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đang đặt lên vai họ? Làm thế nào để họ định hướng đúng đạo đức, lối sống trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay. Trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên gặp những khó khăn gì, những mâu thuẫn gì nảy sinh cần phải giải quyết. Có thể khái quát một số mâu thuẫn cơ bản sau.
3.3.1. Mâu thuẫn giữa việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới với xu hướng xa rời các giá trị đạo đức truyền thống do ảnh hưởng, tác động của toàn cầu hóa hiện nay của một bộ phận không nhỏ sinh viên
Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng lối sống mới cho sinh viên được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của chúng ta hiện nay. Trong đó, sinh viên vừa là đối tượng nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình này. Vì thế, để nâng cao hiệu quả, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên đòi hỏi họ phải có ý thức tự giác cao độ trong việc học tập, tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống, rèn luyện, tu dưỡng lối sống mới.
Cùng với thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình đổi mới, đất nước ta chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Trong điều kiện toàn cầu hoá, sự xâm nhập của các giá
trị, lối sống ngoại lai, các chuẩn mực đạo đức bên ngoài góp phần làm phức tạp thêm lối sống hiện nay.
Toàn cầu hoá theo hướng phát triển kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối với quá trình giáo dục đạo đức nói chung, trong đó có xây dựng lối sống mới. Kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế có thể cung cấp một cách tích cực những khả năng mới cho sự phát triển đời sống tinh thần, đạo đức, lối sống của con người. Sự phát triển kinh tế sẽ nâng cao mức sống, chất lượng sống, từ đó giải phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, khả năng phát triển của cá nhân. Đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao, theo đó cũng xuất hiện những điều kiện cho “phú quý sinh lễ nghĩa”, đồng thời từ đây có thể xuất hiện lối sống hưởng thụ, tham lam, làm giàu bằng mọi thủ đoạn kể cả phạm pháp… dẫn đến vô đạo đức, phi nhân tính.
Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, khách quan. Toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế với sự hình thành tế thị trường hàng hoá thống nhất trên toàn cầu, mở ra cơ hội cho các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau hội nhập khu vực và quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế diễn ra khi mà thang giá trị và chuẩn giá trị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức nói riêng. Nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển của nó đang ảnh hưởng sâu sắc theo cả hướng tích cực và tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người ở các quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà còn làm xuất hiện cả sự tác động, xung đột, bổ sung lẫn nhau giữa các giá trị đó. Bên cạnh những văn minh tinh thần tiên tiến, những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của nhân loại mà mỗi quốc gia có thể bổ sung, kế thừa và
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Của Việc Phát Huy Giá Trị “Cần Cù, Sáng Tạo Trong Lao Động”, Tinh Thần “Lạc Quan” Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên
- Thực Trạng Các Hình Thức, Các Phương Pháp Nhằm Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh
- Phương Hướng Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
- Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Trong Xây Dựng Lối Sống Cho Sinh Viên Gắn Với Việc Tạo Lập Môi Trường Học Đường Lành Mạnh Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa
- Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
phát triển, nâng cao giá trị văn minh của đất nước cùng với việc phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, mỗi quốc gia phải đối mặt với mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập là những trào lưu văn hoá lai căng, lối sống thực dụng, văn hoá phẩm đồi truỵ… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của các quốc gia, dân tộc.
Những mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường, theo mức độ khác nhau đã tác động đến nhận thức, hành vi đạo đức, lối sống của sinh viên.
Sinh viên ngày nay là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm trước những biến đổi nhanh chóng của đất nước. Với ưu thế của tuổi trẻ, có tri thức, sinh viên dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, có trình độ và năng lực sáng tạo, nhanh thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Sinh viên hôm nay tự ý thức về trách nhiệm cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, đã phát huy sức sáng tạo, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc.
Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng… cũng đang có sự dịch chuyển nhất định, giải phóng về mặt tư tưởng khỏi những quan điểm đạo đức lỗi thời, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử của sinh viên vì thế cũng biến đổi theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua. Tuy vậy, một bộ phận sinh viên đã đẩy lên quá cao những tác động mới này đến mức lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực, biểu hiện ở sự thực dụng trong quan niệm đạo đức và lối sống ở một bộ phận sinh viên.
Do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, làn sóng công nghệ thông tin và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, cùng với vai trò tự chủ kinh tế của các chủ thể dẫn đến việc khẳng định và đề cao trách nhiệm cá nhân, làm cho ý thức cá nhân tăng lên. Sinh viên ý thức cao về bản thân, muốn thể hiện. Tuy
nhiên, trong hành vi lại quá đề cao cái cá nhân, nhiều khi lấn át cái cộng đồng, coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội… Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường. Nhiều sinh viên cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, nhờ người đi học hộ, đi thi hộ, viết tiểu luận và khoá luận hộ không phải là một hành vi phi đạo đức. Hiện tượng mua bằng, bán điểm diễn ra khá phổ biến, trong khi đó nhiều sinh viên bộc lộ thái độ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Sự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm, vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Tây, đang ngày càng lan rộng trong sinh viên. Nhiều sinh có thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến học tập các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp đầy biến động về đạo đức, về lối sống, nhiều nghịch lý tác động đến họ
Chúng ta biết rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta ngày càng khẳng định sức sống lâu bền và tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, trong đó chính là lối sống sinh viên. Do đó, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho sinh viên là một yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp “trồng người” của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống đang diễn biến rất phức tạp đầy biến động về đạo đức, về lối sống, nhiều nghịch lý đang diễn ra tác động đến sinh viên, gây bất lợi cho quá trình xây dựng lối sống mới cho họ.
Hiện nay, các thế lực thù địch tìm mọi cách ngăn cản sự nghiệp đổi mới, phá hoại chúng ta về chính trị, văn hoá, đạo đức, lối sống. Một trong những đối tượng chúng tập trung tác động là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên, làm chuyển
hoá tư tưởng sinh viên, chuyển hướng phát triển giáo dục đào tạo trong nhà trường theo hướng dẫn tới quá trình “tự diễn biến”, từng bước làm thay đổi tận gốc nhân cách của sinh viên theo định hướng giá trị toàn cầu về mọi mặt nhằm mục tiêu thu hút, lôi cuốn một bộ phận đáng kể những thành viên có năng lực nhất của Việt Nam nghĩ như họ, làm theo họ, và đi trên con đường phát triển chính trị xã hội trên cái “thế giới phẳng” mà họ đang muốn hoàn toàn làm chủ. Cách thực thi những mục đích này thì “muôn hình vạn trạng” và vô cùng tinh vi. Vấn đề môi trường đại học, môi trường xã hội còn tồn tại nhiều hiện tượng bất bình đẳng, bất công và nhiều tệ nạn xã hội là yếu tố làm giảm niềm tin của sinh viên vào những việc đã được học trong nhà trường, ảnh hưởng
không tốt đến việc xây dựng môi trường văn hóa đại học.
Mặt trái của cơ chế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Khoảng cách giàu nghèo đang ngày một tăng, sự bất bình đẳng xã hội, nhất là trong việc tiếp cận cơ hội phát triển và dịch vụ xã hội đang tạo ra những nghịch lý, bất công trong xã hội. Hiện tượng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” không phải là hiếm. Trong khi có những “cậu ấm, cô chiêu” suốt ngày rong chơi, đua xe, “bay đêm”, cờ bạc, tiêu tiền như nước, có những “cô - cậu” sinh viên đi học có ô tô đưa rước và “ôsin” đi theo hầu hạ... thì vẫn có không ít sinh viên không có tiền đóng học phí, chi tiêu sinh hoạt khó khăn, sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, vừa học vừa kiếm sống từng ngày... Những nghịch cảnh trái ngược trong cuộc sống này không phải là hiếm. Thực tế đó làm cho chúng ta thật khó khăn khi giáo dục cho sinh viên về truyền thống vì nghĩa, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn đến tương lai tươi sáng.
Chúng ta cần nâng cao hiệu quả phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, nhưng tình trạng tham nhũng tràn lan hiện nay góp phần không nhỏ làm gia tăng sự hoài nghi của sinh viên đối với sự thành công của chế độ CNXH, thiếu tin tưởng vào cha
anh, từ đó dẫn đến hoài nghi quá khứ, không thiết tha với truyền thống, không
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mới, lối sống mới.
Trong môi trường đại học, tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử, mua điểm, bán bằng... là hiện tượng sinh viên được chứng kiến hàng ngày. Những hiện tượng này góp phần hủy hoại nhân cách, lối sống sinh viên từng ngày, từng giờ. Bởi nó nảy sinh sự nghi ngờ vào tính chân thực đối với mọi người xung quanh. Bất cứ cái gì nếu có tiền cũng có thể mua bán được, thậm chí một số tệ nạn xảy ra thường xuyên, một bộ phận sinh viên coi đó là chuyện bình thường. Như khảo sát cho thấy, nạn quay cóp trong thi cử hiện nay ngày càng phổ biến và phát triển nhưng chỉ có 24,6% số người được hỏi là không tán thành, 44,9% còn băn khoăn, 22,5% cho là chuyện bình thường, vặt vãnh [34, tr.59].
Chúng ta muốn giáo dục những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc cho sinh viên và họ cần phải tu dưỡng, rèn luyện trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” để đủ sức, đủ tài kế tục sự nghiệp vẻ vang của cha ông. Chúng ta hiểu rằng, phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất cho sinh viên không phải bằng những bài giáo huấn mà là những tấm gương, trước hết là từ chính những người lớn, những cán bộ, đảng viên. Thế nhưng những hiện tượng tiêu cực, thiếu gương mẫu của không ít người lớn lại là tấm gương phản diện, tạo hiệu ứng xấu từ giới trẻ. Có những ông bố, bà mẹ buôn bán ma túy, đã dẫn dắt chính con mình đến với “cái chết trắng”. Có những vị quan chức luôn miệng nói về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, nhưng xài “tiền chùa” vô tư vào tiệc tùng, nhậu nhẹt, hay chia bè kết phái, bao che dung túng con cháu làm trái luật pháp. Có người mang danh nhà giáo nhưng trắng trợn gạ bán điểm, đổi điểm lấy tình. Có người đứng trong hàng ngũ bảo vệ pháp luật nhưng ngang nhiên vi phạm luật pháp...
Tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tự học, tự rèn luyện trong mỗi sinh viên, làm giảm niềm tin của sinh viên. Thực trạng đáng buồn ấy đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên với khả năng hạn chế của các chủ thể giáo dục trong quá trình thực hiện
Có được những kết quả nhất định trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là do thường xuyên có sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban giám hiệu các trường, sự phối hợp hoạt động của phòng Công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nhà trường đối với công tác này.
Đội ngũ cán bộ của phòng Công tác sinh viên các trường đã có nhiều đóng góp trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, tuy nhiên, do cách thức tổ chức, tuyên truyền, giảng dạy có khi còn giáo điều, chưa sát với nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, việc tổ chức làm bài thu hoạch còn mang tính hình thức, không phản ánh đúng sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội của họ. Vì vậy, hiệu quả giáo dục tư tưởng, đạo đức chưa cao, nhiều sinh viên không coi trọng vấn đề này.
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là những tổ chức gần gũi với sinh viên. Các tổ chức này bằng nhiều hình thức, phương pháp hoạt động linh hoạt, đa dạng đã thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức, ý thức chính trị, ý thức cộng đồng cũng như truyền thống cách mạng cho sinh viên, tác động tốt tới tâm tư, tình cảm và hoạt động của sinh viên. Tuy nhiên, đây vẫn là những phong trào mang tính chất thời vụ, chủ yếu là sinh viên nội trú tham gia, nhiều sinh viên ngoại trú còn ở ngoài cuộc. Vấn đề giáo dục truyền thống còn yếu, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin còn coi nhẹ. Những cuộc thi tìm hiểu phần lớn chỉ quan tâm đến hình thức, số bài dự thi… mà chưa coi trọng chất lượng bài viết, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, sinh viên nhiệt tình tham gia. Đối với những sinh viên có biểu hiện hoặc vi phạm kỷ luật, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên chưa có các biện pháp thích hợp để giáo dục và ngăn chặn kịp thời.
Người thầy tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách, lối sống sinh viên. Đội ngũ giảng viên phần lớn là tâm huyết với nghề, vừa tuyền thụ kiến thức, vừa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Hưởng ứng cuộc vận động lớn của ngành giáo dục: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, rất nhiều thầy, cô giáo đã thực sự trở thành hình mẫu đẹp để sinh viên hướng tới. Điều đó có tác động rất tích cực đối với hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên. Song, cũng một số thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự gương mẫu làm cho sinh viên giảm sút niềm tin vào cuộc sống.
Việc quản lý sinh viên thường thiên nhiều về hoạt động học tập. Trong khi đó cuộc sống của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại trú còn gặp rất nhiều khó khăn trong ăn, ở, sinh hoạt, đi lại…chưa được quan tâm đúng mức, họ dễ bị các đối tượng không tốt trong xã hội lôi kéo.
Về phía sinh viên, phần lớn sinh viên tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc, gia đình và bản thân, có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đa số sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, tích cực, vượt khó. Bên cạnh việc học tập kiến thức chuyên môn, sinh viên nỗ lực rèn luyện tư cách, tác phong, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Số sinh viên này luôn trông chờ, ỷ lại vào gia đình, đòi hỏi sự ưu đãi của xã hội, cầu mong vận may… nên không tích cực học tập, rèn luyện, sống buông thả, dẫn đến đến kết quả học tập, tư cách đạo đức không tốt, họ là những tấm gương phản diện, ảnh hưởng xấu đối với số sinh viên khác.
3.3.4. Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay
Việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên phải trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, đang nảy sinh những xu hướng phản ánh mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Trong đó nổi lên các xu hướng cơ bản sau: