học sinh của lớp mình chủ nhiệm đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, Đoàn - Đội, hội cha mẹ học sinh. Mọi hoạt động hàng ngày của học sinh như học tập, sinh sống ở trường nội trú đều được giáo viên chủ nhiệm phụ trách vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục lối sống cho các em học sinh, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở trường nội trú còn thay mặt cả cha mẹ các em giáo dục các em do tất cả học sinh đều có cuộc sống xa nhà. Thông qua giáo viên chủ nhiệm nhà trường có thể tuyên truyền, giáo dục các chuẩn mực của lối sống văn hóa tới học sinh, quản lý và điều chỉnh được các hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh, phối hợp được với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục các cháu.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Để phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất đối với nhà trường:
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp chủ nhiệm, phương pháp giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
- Tổ chức chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt việc lập kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá khen thưởng, phê bình kịp thời đối với việc thực hiện của giáo viên chủ nhiệm.
Thứ hai là đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Lập kế hoạch giáo dục có mục tiêu, nội dung và phương pháp cụ thể.
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục học sinh thực hiện lối sống văn hóa thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đội.
Có thể bạn quan tâm!
- Thái Độ Của Học Sinh Khi Tham Gia Các Hình Thức Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Trường Ptdtnt Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Cạn
- Nâng Cao Nhận Thức, Vai Trò Trách Nhiệm Của Các Thành Viên, Tổ Chức Trong Công Tác Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất
- Theo Thầy/cô Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Có Vai Trò Quan Trọng Như Thế Nào Trong Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Và Xây Dựng Văn Hóa Học Đường, Góp Phần Hình
- Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản, tự rèn luyện về lối sống văn hóa, tạo ra bầu không khí thân thiện cởi mở, có văn hóa trong tập thể lớp.
3.2.4.3. Cách tiến hành
Đối với nhà trường:
- Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp theo chuyên đề giáo dục
lối sống văn hóa cho học sinh để giáo viên chủ nhiệm có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm giáo dục học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trong đó cần nêu rõ những vấn đề giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh dựa trên cơ sở giáo dục chung của nhà trường. Kế hoạch này cần có sự phê duyệt của Hiệu trưởng.
- Nhà trường họp giao ban giáo viên chủ nhiệm hàng tháng để nắm bắt kịp thời những ưu điểm cũng như tồn tại về việc thực hiện nội quy nền nếp của học sinh nói chung và thực hiện các quy định về chuẩn mực lối sống văn hoá nói riêng. Tuyên dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, phê bình những tập thể cá nhân thực hiện chưa tốt, đánh giá thi đua các tập thể lớp hàng tháng đề giáo viên chủ nhiệm có biện pháp kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giáo dục học sinh.
- Xây dựng nội dung giáo dục lối sống văn hóa cụ thể trong các tiết sinh hoạt lớp. Mỗi tháng có một tiết sinh hoạt chuyên đề để các lớp thảo luận về chủ đề lối sống văn hóa, nhà trường cần phải xây dựng chủ đề thảo luận cho học sinh ví dụ thảo luận về văn hóa chào hỏi, lối sống vệ sinh, văn hóa trang phục, cách bảo vệ sức khỏe theo mùa, văn hóa bảo vệ môi trường.
Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Trên cơ sở tìm hiểu và nắm vững đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh của học sinh trong lớp và dựa trên kế hoạch chung của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nói chung và kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nói riêng. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, phù hợp với từng đối tượng học sinh và có tính khả thi.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các quy định về lối sống văn hóa của học sinh qua theo dõi sổ đầu bài, qua sự phối hợp với giáo viên bộ môn, phối hợp với Đoàn thanh niên, qua sự theo dõi của cán bộ lớp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có đủ năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, luôn gương mẫu chuẩn mực trong việc thực hiện lối sống văn hóa hàng ngày để có thể tổ chức và điều hành được tập thể lớp. Thường xuyên bồi dưỡng và giao quyền cho cán bộ lớp chủ động điều khiển các hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn song phải theo sát các em.
- Tổ chức nhiều hình thức khác nhau để học sinh hăng hái tham gia vào việc tự điều chỉnh lối sống văn hóa của mình và điều chỉnh lối sống văn hóa của các bạn trong lớp như: Lập bảng thi đua giữa các nhóm, các tổ về thực hiện chuẩn mực lối sống văn hóa; Tổ chức các cuộc thi trong lớp; Dành thời gian sinh hoạt lớp để sinh hoạt chuyên đề cho học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về lối sống văn hóa. Trong các buổi sinh hoạt cần đưa những tình huống thực tế nảy sinh trong giao tiếp hàng ngày để học sinh tìm hướng giải quyết.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Có sự định hướng, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường. Cần có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực, luôn gương mẫu và khách quan trước học sinh, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động tập thể, khả năng xây dựng lớp tự quản.
Có sự tạo điều kiện về thời gian, không gian, kinh phí để giáo viên chủ nhiệm hoạt động tốt. Có sự đánh giá thi đua khen thưởng công bằng nghiêm túc về năng lực chủ nhiệm của từng giáo viên để khích lệ động viên, nhân rộng điển hình.
3.2.5. Chỉ đạo bộ phận Đoàn - Đội phát huy vai trò tiền phong trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong, lối sống văn hóa phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Giúp nhà trường duy trì tốt kỷ cương nền nếp, việc thực hiện các nội quy quy định về lối sống văn hóa trong nhà trường.
Phát hiện, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt các quy định. Phê bình nhắc nhở và uốn nắn ngay những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, còn có những biểu hiện của lối sống lệch chuẩn, thiếu văn hóa.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Những hoạt động của Đoàn - Đội đều phải hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện phẩm chất nhân cách của học sinh phù hợp với mục tiêu chung của nhà trường và của Đoàn cấp trên. Kế hoạch hoạt động của Đoàn - Đội cần có sự chỉ đạo thống nhất của nhà trường, bám sát kế hoạch của nhà trường song phải phát huy tính xung kích, chủ động sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động của tuổi trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Vì vậy để phát huy tốt vai trò của Đoàn - Đội nhà trường trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:
- Đoàn - Đội cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt khu nội trú cần có nhiều nội dung lồng ghép giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, đặc biệt là nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động tình nguyện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuẩn mực lối sống văn hóa của các tập thể, cá nhân. Đoàn - Đội cần nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng cũng như các hoạt động sinh sống, học tập của học sinh bằng nhiều cách khác nhau để kịp thời giáo dục và uốn nắn những hoạt động còn chưa đúng chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh. Qua kiểm tra Đoàn - Đội cần có sự tham mưu đề xuất kịp thời các giải pháp với nhà trường và có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh hiệu quả nhất.
3.2.5.3. Cách tiến hành
Đoàn thanh niên phải xây dựng được các kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kế hoạch kiểm tra đánh giá, xây dựng
tiêu chí thi đua khen thưởng về việc thực hiện lối sống văn hóa ngay từ đầu năm học. Các kế hoạch hoạt động cần có sự phê duyệt từ chi bộ Đảng đến Ban giám hiệu nhà trường và của Đoàn cấp trên.
Tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng cách phổ biến các nội quy, quy định về lối sống văn hóa đối với học sinh thông qua hình thức chào cờ đầu tuần, qua sinh hoạt chi đoàn, chi đội, qua triển khai quán triệt tới cán bộ chi đội các lớp.
Lựa chọn tổ chức các cuộc thi dưới dạng sân khấu hóa đề giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với chủ đề, chủ điểm giáo dục của từng tháng như thi học sinh thanh lịch, thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông...Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm, mời chuyên gia tới nói chuyện chuyên đề về lối sống văn hóa của học sinh hiện nay.
Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân ngày 27/7, hoạt động tình nguyện mùa hè, chăm sóc cây xanh, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn...
Nắm bắt kịp thời những học sinh chưa có hành vi phù hợp với chuẩn mực lối sống văn hóa qua đội an ninh măng non, đội cờ đỏ, theo dõi sổ đầu bài, qua thông tin từ giáo vụ, quản sinh, giáo viên chủ nhiệm để tham mưu kịp thời với nhà trường để giáo dục kịp thời.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Phải có đội ngũ cán bộ Đoàn - Đội năng động, sáng tạo, biết tổ chức các hoạt động giáo dục.
Nhà trường cần xây dựng được quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của Đoàn - Đội với các lực lượng giáo dục khác.
Nhà trường cần huy động được nguồn kinh phí phù hợp để tổ chức các hoạt động có hiệu quả.
3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho học sinh của nhà trường có môi trường thuận lợi để rèn luyện lối sống văn hóa ở mọi lúc, mọi nơi đồng thời tạo ra được sự đồng bộ trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
Ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng tiêu cực có tác động xấu đến lối sống văn hóa của học sinh, uốn nắn giáo dục kịp thời những học sinh có lối sống chưa chuẩn mực.
Đánh giá được toàn diện thói quen, lối sống văn hóa của học sinh, từ đó đánh giá toàn diện được những phẩm chất, nhân cách, đạo đức học sinh.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Nhà trường đóng vai trò quan trọng, nòng cốt trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, với các tổ chức ngoài nhà trường, với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Sự phối hợp cũng phải được tiến hành thường xuyên và bằng nhiều cách khác nhau.
3.2.6.3. Cách tiến hành
a. Phối hợp với gia đình, với hội cha mẹ học sinh
Phổ biến, tuyên truyền các quy định về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh theo điều lệ nhà trường, theo nội quy, quy định của nhà trường. Phổ biến các kế hoạch giáo dục của nhà trường nêu rõ mục tiêu cần đạt về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh tới toàn thể phụ huynh học sinh thông qua cuộc họp với hội cha mẹ học sinh đầu năm học. Phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc giáo dục học sinh thực hiện nội quy.
Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên hệ, phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc uốn nắn kịp thời những biểu hiện của lối sống chưa có văn hóa của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu về những học sinh vi phạm nhiều lần mà đã phối hợp với gia đình song chưa đạt hiệu quả để nhà trường có biện pháp phù hợp.
Mỗi tháng một lần hội cha mẹ học sinh tham gia sinh hoạt với lớp (nếu có thể) để kịp thời cùng với nhà trường giáo dục những học sinh chưa có lối sống phù hợp với chuẩn mực văn hóa.
Nhà trường và hội cha mẹ học sinh phối hợp tổ chức họp phụ huynh học sinh và những học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy nhà trường để phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm và nêu ra giải pháp khắc phục để phụ huynh tự đánh giá lại phương pháp giáo dục từ gia đình từ đó có sự điều chỉnh, uốn nắn.
b. Đối với chính quyền địa phương:
Nhà trường cần có mối quan hệ tốt với địa phương, hàng năm nên mời lãnh đạo địa phương tham gia bàn bạc công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
Tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
Đề xuất với chính quyền địa phương nêu gương, thông báo những học sinh học giỏi, đạo đức tốt, có thành tích và có lối sống chuẩn mực với địa phương nơi cư trú.
Phối hợp với công an huyện Pác Nặm trong việc giữ gìn an ninh trật tự khu vực nhà trường, kiểm soát các quán internet theo pháp luật, quản lý các tụ điểm ăn uống, giải trí có nguy cơ thiếu lành mạnh trên địa bàn.
Nhà trường cần nắm bắt kịp thời thông tin về điều kiện hoàn cảnh của những học sinh có điều kiện khó khăn, những học sinh chưa có lối sống văn hóa phù hợp và những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt để phối hợp với chính quyền địa phương tìm cách giáo dục và giúp đỡ.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Nhà trường cần xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng học sinh cư trú.
Cần có thời gian và kinh phí dành cho hoạt động.
3.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, phụ huynh nắm bắt được những ưu, nhược điểm của học sinh trong đời sống và học tập, nắm bắt được thực trạng những học sinh có lối sống chưa phù hợp với chuẩn văn hóa để kịp thời rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân, có biện pháp giáo dục học sinh.
Qua kiểm tra thấy được ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường, của giáo viên để kịp thời điều chỉnh biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.
Động viên khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Khích lệ được các tập thể lớp, học sinh có lối sống văn hóa chuẩn mực đồng thời phê phán những tập thể lớp, cá nhân có lối sống chưa chuẩn mực.
3.2.7.2. Nội dung biện pháp
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất về việc thực hiện giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của các lực lượng tham gia,
Đánh giá công bằng, khách quan, chính xác về việc thực hiện lối sống văn hóa của cá nhân mỗi học sinh, của tập thể lớp trên các phương diện ý thức thái độ, kết quả đạt được.
Đánh giá công bằng, khách quan, chính xác về việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của các lực lượng tham gia làm công tác giáo dục trên các phương diện ý thức thái độ, biện pháp thực hiện và hiệu quả đạt được.
3.2.7.3. Cách tiến hành
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện lối sống văn hóa của học sinh thông qua sổ đầu bài của các lớp, sổ trực của quản sinh từ đó đánh giá thực trạng việc thực hiện lối sống văn hóa của học sinh trong giờ học và trong sinh hoạt tại khu nội trú, qua đó đánh giá được hiệu quả quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.