Ảnh Hưởng Của Thế Giới Quan Phật Giáo Đối Với Đạo Đức, Lối Sống Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng


trường xung quanh. Biết thế giới là tương tác, phụ thuộc nên biết coi trọng môi trường, xã hội và không chỉ coi trọng các vấn đề của riêng mình là cả thế giới xung quanh. Một số nhóm đối tượng như doanh nhân biết an lạc, không chỉ chạy theo lợi nhuận bất chấp tất cả, nhóm chính trị gia, nhóm nông dân chịu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo về tư duy.

Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc. Thế giới quan Phật giáo đã thấm sâu vào tư duy, suy nghĩ, nếp sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng, chính điều này đã làm phong phú, đa dạng hơn đời sống văn hóa, tinh thần của người dân và trở thành những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật trong tư duy của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đó là tư duy hướng nội. Trong nghiên cứu khoa học xã hội có hai hướng nghiên cứu mang tính phổ quát đó là nghiên cứu thế giới bên ngoài (hướng nghiên cứu này mang dấu ấn, bản sắc của các nghiên cứu phương Tây) và cái bên trong (hướng nội - cái này phương Đông mang đậm dấu ấn hơn cả). Tuy nhiên, cả bên trong lẫn bên ngoài đều là tính hai mặt của sự vật hiện tượng, nó tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Thế giới bên ngoài những biểu hiện có thể nhìn, cầm, sờ, cân, đo, đong, đếm thì thế giới bên trong vô cùng phong phú và đa dạng, nó tồn tại dưới nhiều dạng thức như suy nghĩ, tình cảm, nhận thức...

Không phải ngẫu nhiên mà người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đề cao chữ tâm. Người Việt Nam sống hòa thuận với thiên nhiên, hơn là cải tạo tự nhiên, do đó, trong cuộc sống thế tục luôn đề cao cái tâm, đề cao lối sống tình cảm, sống bằng nội tâm. Điều này giúp người dân Việt có lối sống tình nghĩa trong lúc hoạn nạn, thiên tai, địch họa; nhưng mặt khác cũng làm cho đời sống con người thu nhỏ lại, hạn chế tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ.


Xuất phát từ thế giới quan Phật giáo “chư pháp nhân duyên”, quan niệm về thế giới cho rằng thế giới này về đại thể có hai yếu tố danh và sắc, hay đó là yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Nó chính là vật và tâm. Do đó, chữ tâm trong thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng đến tư duy người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đó chính là con người sống làm sao cho tâm sáng hay đời sống tinh thần phong phú, vì trên thế gian này theo thế giới quan Phật giáo không có tâm, không có ý thức, không có tinh thần thì liệu có gọi là vật không? Xét trong quan hệ giữa chữ tâm, tinh thần với thể xác con người, nếu không có tâm, không có tinh thần liệu có còn là người không hay chỉ là một cơ thể sống mang ý nghĩa thực vật, ý nghĩa vật chất. Do vậy, trên tinh thần của Phật giáo, hai yếu tố vật và tâm thì tâm đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành ra thế giới.

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến tư duy người dân vùng đồng bằng sông Hồng đó là làm sao sống cho có tâm, đúng với tâm. Các sinh hoạt đời thường của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay chịu ảnh hưởng khá nhiều của thế giới quan Phật giáo. Những nét đặc sắc trong đời sống tinh thần, tư duy của người dân đồng bằng sông Hồng khó phân định rạch ròi xem là của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo hay tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng đến tư duy người dân đồng bằng sông Hồng khá rõ nét.

Tư tưởng về thế giới của Phật giáo thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao, tục ngữ dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răn dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Lênh đênh qua cửa thần phù, khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm; Người đời khác nữa là hoa, sớm còn tối mất, nở ra lại tàn. Đó là thuyết vô thường trong thế giới quan Phật giáo, để đối trị lòng tham vô đáy của người đời, tham sắc, tham của, tham danh, tham ăn, tham ngủ mà không hiểu rằng sắc đẹp mấy rồi nó cũng tàn phai, của nhiều mấy rồi cũng hết... như đóa hoa kia.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Thế giới quan Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm thức của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Người ta thường nói suy nghĩ thế nào hành động thế ấy, do đó, tư duy của người vùng đồng bằng sông Hồng chịu sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đã chi phối suy nghĩ và hành động của người dân. Đó là quan niệm về chữ hiếu, quan niệm sống, làm lành, tránh ác, biết yêu thương, đùm bọc người khác... Từ đó đã hình thành cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng lối sống thích làm việc thiện, đi lễ chùa, phóng sinh... Người dân đồng bằng sông Hồng tin vào triết lý ở hiền gặp lành, gieo nhân nào, gặt quả ấy sẽ giúp họ có cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.

Hiện nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, cùng với sự tuyên truyền rộng rãi của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của Phật giáo các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã nâng cao nhận thức của người dân về Phật giáo. Những khái niệm, thuật ngữ, hay nói rộng hơn là ngôn ngữ Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của người dân. Các phạm trù tâm, vô ngã, nghiệp, vô thường, duyên... được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, tư duy của người Việt đã được nâng lên chiều sâu khi tiếp cận các khái niệm đó. Nếu đi sâu tìm hiểu những nội dung cụ thể của thế giới quan Phật giáo, tư duy người Việt có thêm hàng loạt khái niệm, phạm trù về bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, đó là những vấn đề của triết học. Chính điều đó đã làm tăng tính chất tư duy triết học của người dân Việt Nam nói chung và người dân vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng mang tính chất khái quát, trừu tượng hơn.

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 13

3.2.1.2. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đạo đức, lối sống người dân đồng bằng sông Hồng

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, những định chế xã hội nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức biểu hiện bản chất của xã hội con người, là những chuẩn mực mà


xã hội loài người hướng tới nhằm hoàn thiện đạo đức cá nhân, trong cách ứng xử của cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Tình trạng đạo đức của xã hội loài người phản ánh trình độ nhận thức, phát triển và tiến bộ của đời sống tinh thần.

Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, khi thực hiện những chức năng của mình, tôn giáo cũng thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức. Trong giáo lý nhà Phật, thế giới quan Phật giáo luôn đề ra những chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh hành vi của những nhà tu hành cũng như của Phật tử, đồng thời hướng con người đến những điều thiện, tránh điều ác. Mặc khác, thế giới quan Phật giáo cũng trang bị cho con người niềm tin vào quy luật nhân quả, của cuộc sống con người ở kiếp sau... thể hiện nhu cầu và ước nguyện tột cùng của con người là vươn đến giải phóng đau khổ, đạt tới cảnh giới của sự giải thoát, vươn tới hạnh phúc. Do đó, thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng đặc biệt đối với đời sống tinh thần người dân Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Trong xã hội Việt Nam nói chung vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, các giá trị đạo đức truyền thống được đề cao và có những quy luật nhân quả trong thế giới quan Phật giáo hướng con người đến những hành vi thiện, đúng lương tâm, để mỗi người dân tự soi vào đó như tấm gương phản chiếu, từ đó có ý thức chấp hành và tuân thủ những chuẩn mực đạo đức. Về phương diện nào đó, đạo đức Phật giáo phù hợp với chuẩn mực xã hội của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Do đó, nó dễ dàng thấm sâu vào đời sống tinh thần của người dân. Những chuẩn mực đạo đức của thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng tới đạo đức của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong việc điều chỉnh cả hành vi xã hội của con người, điều chỉnh quan hệ của cá nhân, cộng đồng trong đời sống xã hội, trong gia đình và trong quan hệ đạo đức.

Đạo Phật khuyên răn con người thực hành những giá trị đạo đức mang tính vượt thời gian và không gian như hiếu kính với cha mẹ, sống làm nhiều


điều thiện, tránh điều ác, biết yêu thương mọi người. Mặc dù niềm tin của người dân vùng đồng bằng sông Hồng vào thế giới quan Phật giáo thể hiện ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, song niềm tin đó có ảnh hưởng tích cực đến đời sống hiện tại của người dân. Trong cuộc sống, dựa trên các chuẩn mực, giá trị đạo đức mà người dân tự giác thực hiện những giá trị đó, làm cho cuộc sống của gia đình hòa thuận, các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với nhau hơn, những thành viên trong xã hội biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn...

Việc ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo tới vấn đề đạo đức của người dân đồng bằng sông Hồng khá rõ nét. Những giá trị đạo đức đó chi phối, tham gia của triết lý sống, làm người của Phật giáo. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo tới vấn đề đạo đức của cư dân đồng bằng sông Hồng là khá rõ nét. Những giá trị đạo đức đó chi phối, tham gia vào triết lý sống, đạo làm người của các phật tử. Có thể khẳng định rằng, hầu hết các trường hợp cư dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay được hỏi đều cho rằng thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực đến lý tưởng, đạo đức người dân và được thực hiện, áp dụng trong đời sống xã hội. Đó những nấc thang để mọi người tự điều chỉnh hành vi đúng với những yêu cầu khắt khe của xã hội, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc, yêu kính và phụng dưỡng cha mẹ... Việc thực hiện những giá trị đạo đức đó trong đời sống xã hội góp phần tạo nên nhân cách của một bộ phận người dân đồng bằng sông Hồng, làm cho cuộc sống lành mạnh, giản dị, có tấm lòng nhân ái, khoan dung, yêu thương đồng loại, biết quan tâm đến nỗi khổ của người khác... Từ đó góp phần nâng cao và làm phong phú hơn những giá trị đạo đức trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Đạo đức trong thế giới quan Phật giáo với tính thiện, bình đẳng, bác ái thấm sâu vào lòng người dân Việt Nam. Luật nhân quả của thế giới quan Phật giáo khẳng định gây nghiệp lành được quả lành, gây nghiệp dữ bị quả


dữ. Do đó, thế giới quan Phật giáo đã hướng con người vào việc thiện, xa lánh điều ác. Triết lý về nhân quả trong thế giới quan Phật giáo cũng góp phần trong việc ngăn ngừa ý định, hành vi vi phạm pháp luật của con người. Hiện nay, nhiều ngôi chùa ở đồng bằng sông Hồng thưởng tổ chức các buổi thuyết giảng về đạo đức Phật giáo cho các Phật tử, người dân bình thường, cho đến các em nhỏ trong các khóa tu mùa hè. Điều này có ý nghĩa và giá trị rất lớn trong việc góp phần xây dựng nền đạo đức mới ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

Lối sống của con người được hình thành, tác động chủ yếu từ hệ tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội, từ chính lao động sản xuất, từ các quan hệ xã hội... Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng một cách tương ứng. Sự phụ thuộc của lối sống với phương thức sản xuất chỉ mang tính tương đối, bản thân lối sống không phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức sản xuất mà chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất.

Như vậy, lối sống là cách thức sống của con người trong đời sống xã hội phù hợp với mỗi chế độ chính trị, giai đoạn lịch sử nhất định, nó được biểu hiện trong các mặt của đời sống xã hội như lao động sản xuất, chính trị, văn hóa tinh thần... và chịu sự chi phối của tư tưởng, chính trị, đạo đức tôn giáo... trong sinh hoạt của con người.

Lối sống của người dân đồng bằng sông Hồng có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với lối sống của các địa phương khác trong cả nước. Đây là khu vực có nền văn hóa đặc sắc, đa dạng, có sự dung hòa nhiều yếu tố từ phương thức sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng khác nhau như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo cũng như thế giới quan của Nho giáo, Đạo giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng tạo ra sự hỗn dung tôn giáo - Tam giáo đồng


nguyên và được nhân dân trong vùng tiếp nhận. Do vật, thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống người dân vùng đồng bằng sông Hồng chiếm một vị trí khá quan trọng.

Những nhà tu hành Phật giáo chân chính có một phong thái ung dung, tự tại, có lối sống giản dị, thanh tao. Do thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, họ không bao giờ làm những việc hại mình hại người, việc làm trái lương tâm, đạo lý, họ sống cuộc sống tu hành coi trọng đạo hạnh và phẩm giá con người. Chính vì có đạo hạnh cao những nhà tu hành chân chính họ có vai trò hướng đạo quan trọng đối với phật tử và những người có lòng mến mộ đạo Phật. Chính điều đó tạo nên lối sống của những người theo Phật giáo hết sức giản dị, thanh tao, chú trọng đến cái tinh thần của mỗi người ít chú trọng đến danh lợi vật chất, họ làm ăn cũng đúng với lương tâm, đạo đức.

Sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến lối sống người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, cho thấy Phật giáo chiếm một vị trí quan trọng trong lối sống người dân, trong các quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với xã hội. Cụ thể, thế giới quan Phật giáo định hình lối sống thiện, làm lành tránh ác; sống có hiếu với cha mẹ; sống hết mình vì người khác; sống có tinh thần tương thân tương ái; có lối sống lành mạnh; sống dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; sống biết bảo vệ môi trường. Trong khi đó, thế giới quan Phật giáo với tư tưởng từ, bi, hỷ, xả đã giúp họ sống có đạo đức, có lối sống lành mạnh, có ích cho gia đình và xã hội.

Những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến lối sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng thông qua tinh thần cố kết cộng đồng. Với đặc điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng là tình làng xã, cố kết cộng đồng không chỉ dừng lại ở phạm vi nơi cư trú mà còn trong lao động, sản xuất, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sinh hoạt văn


hóa cộng đồng. Điều này đã tạo nên giá trị đặc sắc của văn hóa khu vực đồng bằng sông Hồng.

Hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, người dân đồng bằng sông Hồng luôn ý thức được việc gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc. Bên cạnh cuộc sống hối hả, sôi động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc gìn giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp trong lối sống của người dân đồng bằng sông Hồng càng có vai trò quan trọng. Nếu như trước kia mọi việc chung của làng đều được đưa ra để bàn bạc thì hiện nay tinh thần tập thể cũng ngày càng được phát huy, đó là những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở tổ dân phố, khu dân cư.

Người dân đồng bằng sông Hồng trước cuộc sống sôi động, bề bộn nhiều mối lo toan, ẩn sâu trong mỗi người dân đều khao khát tận hưởng cuộc sống thanh bình, yên ấm, giản dị. Mặc dù thực tế một bộ phận không nhỏ trong xã hội vùng đồng bằng sông Hồng có những biểu hiện lối sống đi ngược với đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lối sống thực dụng, chạy theo giá trị đồng tiền, có biểu hiện hành vi đạo đức trái với luân thường đạo lý, nhưng về đại thể, đa số người dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn giữ được lối sống giản dị, nền nếp và một phần nào đó chịu sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo.

Với người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng và người Việt Nam nói chung, tục thờ cúng tổ tiên trở thành lối sống quan trọng trong đời sống tinh thần. Những lễ cầu siêu cho người đã khuất, lễ cầu an giải hạn đầu năm của người dân đồng bằng sông Hồng được tổ chức khá rầm rộ và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Thông qua các dịp lễ Vu lan, Phật đản, lễ chùa đầu năm, cúng ngày rằm mồng một... người dân đồng bằng sông Hồng có dịp giáo dục con cháu biết sống tốt, sống đẹp, biết yêu thương đồng loại, nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí