Đặc Điểm Của Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, người có quyền có thể bằng chính hành vi của mình tác động trực tiếp lên tài sản bảo đảm của phía bên kia để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Vấn đề này đã được các nhà lập pháp quan tâm ngay từ thời cổ đại. Pháp luật La Mã đã biết đến các biện pháp bảo đảm chủ yếu như bảo lãnh (cautionnement), chuyển quyền sở hữu tài sản của con nợ cho chủ nợ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (fiducie), cầm cố (pignus) hay thế chấp (hypothèque) [52, tr. 4].

Trong pháp luật Cộng hòa Pháp, khi xây dựng Bộ luật Dân sự 1804, các nhà làm luật đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã về các biện pháp bảo đảm. Bộ luật Dân sự 1804 không ghi nhận một điều khoản nào định nghĩa về khái niệm "bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sureté). Các nhà làm luật chỉ quy định bốn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể: bảo lãnh (cautionnement), cầm cố động sản và bất động sản (nantissement), thế chấp (hypothèque) và đặc quyền (privilège). Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sureté) có thể được hiểu là những thiết chế nhằm tăng cường mối quan hệ nghĩa vụ, bảo đảm cho việc thực hiện trong tương lai một nghĩa vụ dân sự, bảo vệ lợi ích vật chất của người có quyền trước nguy cơ mất khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ.

Trong pháp luật thực định Việt Nam, cũng giống như pháp luật Pháp, không có điều khoản nào định nghĩa về khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bộ luật Dân sự 1995 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định bảy hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể bao gồm: bảo lãnh; đặt cọc; ký cước; ký quỹ; cầm cố; thế chấp và phạt vi phạm.

Về bản chất pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ở Việt Nam hiện có một vài quan điểm khác nhau của một số tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một biện pháp dân sự có "tính chất dự phòng" [17] nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ phải chấp hành đúng nghĩa vụ bằng cách dựa vào quy định của pháp luật hoặc

vào sự thỏa thuận của hai bên về nghĩa vụ phụ trong hợp đồng. Do đó dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn luôn có tính chất bắt buộc như một chế tài và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước [47, tr. 89-90].

Cũng có quan điểm khác lại cho rằng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng và có thể tự mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó.

Từ phân tích trên có thể hiểu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc áp dụng những biện pháp mà pháp luật quy định hoặc biện pháp do các bên chủ thể trong giao dịch dân sự thoả thuận trong phạm vi pháp luật cho phép, áp dụng trong những giao kết và thực hiện hợp đồng, nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ mà họ đã cam kết một cách đầy đủ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp mang tính chất dự phòng, nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết hoặc quy định của pháp luật. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận áp dụng. Mặc dù được xác định từ khi hình thành nghĩa vụ dân sự, nhưng không phải toàn bộ nội dung biện pháp bảo đảm đã được xác định có thể áp dụng ngay mà các bên chỉ thực hiện một số hành vi nhất định trong nội dung biện pháp đó nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ chính. Chỉ khi nào nghĩa vụ chính bị vi phạm, biện pháp bảo đảm mới được áp dụng toàn bộ.

Bên cạnh tính chất dự phòng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận (thỏa thuận này tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự) còn có tính bắt buộc. Sự bắt buộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

này đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

1.1.3.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - 3

Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp mang tính bổ sung cho nghĩa vụ chính.

Các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào một nghĩa vụ chính và gắn liền với một nghĩa vụ chính. Các bên xác định quan hệ bảo đảm khi đã có một quan hệ nghĩa vụ hoặc để bảo đảm cho một nghĩa vụ chắc chắn trong tương lai. Nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp với nội dung và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Vì vậy, người ta gọi nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ [17].

Mối quan hệ chính - phụ thể hiện: Nghĩa vụ bảo đảm phát sinh từ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một nghĩa vụ dân sự phụ có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Vì vậy, nghĩa vụ bảo đảm không thể tồn tại một cách độc lập và không thể xuất hiện mà không có nghĩa vụ chính. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không thực hiện và chỉ có giá trị với một nghĩa vụ chính đã được xác định trước. Nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện thì nghĩa vụ bảo đảm cũng mặc nhiên chấm dứt và không phát sinh hiệu lực pháp lý.

Thứ hai, phạm vi bảo đảm của các nghĩa vụ phụ thuộc vào phạm vi của nghĩa vụ chính.

Giới hạn tối đa của bảo đảm nghĩa vụ (dù là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hay nghĩa vụ có điều kiện) luôn là toàn bộ nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo đảm nhưng thỏa thuận này chỉ trong giới hạn là toàn bộ nghĩa vụ mà thôi, có thể coi đây như một nguyên tắc trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo đảm cụ thể, có thể là một phần nghĩa vụ hoặc cũng có thể là toàn bộ nghĩa vụ.

Giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn hay ngang với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm không làm ảnh hưởng tới việc giới hạn phạm vi bảo đảm. Cho dù giá trị tài sản đưa ra bảo đảm lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phạm vi bảo đảm cũng không lớn hơn, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định và chỉ nghĩa vụ này được bảo đảm.

Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại".

Thứ ba, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên (nếu pháp luật không có quy định khác).

Trong giao dịch dân sự cụ thể, các bên có thể thỏa thuận, lựa chọn biện pháp bảo đảm phù hợp trong phạm vi pháp luật cho phép. Pháp luật dân sự không quy định một cách cụ thể, cứng nhắc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cho những giao dịch dân sự cụ thể, mà chỉ quy định các biện pháp bảo đảm, các nguyên tắc quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia biện pháp bảo đảm tương ứng.

Có thể coi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như một điều kiện hai bên đối tác tự đặt ra để tiến hành giao dịch dân sự với nhau. Vì vậy, hai bên chỉ gặp nhau nếu đạt được những thỏa thuận nhất định. Khi đặt ra việc áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên thỏa thuận với nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên... Những thỏa thuận này không trái quy định của pháp luật dân sự sẽ là sự ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên.

Yếu tố "khác" được tìm thấy ở trong quan hệ vay tín dụng đối với ngân hàng Nhà nước biện pháp bảo đảm được quy định là thế chấp, nhưng không vì thế mà các bên không có quyền thỏa thuận, trái lại các bên cùng nhau thỏa thuận nội dung biện pháp đó, đối tượng của biện pháp đó là gì.

Thứ tư, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là lợi ích vật chất (trừ biện pháp tín chấp).

Khác với các quan hệ dân sự khác, trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, quyền nhân thân không thể là đối tượng của biện pháp bảo đảm vì trong quan hệ nghĩa vụ, lợi ích được bảo đảm đó là lợi ích vật chất, các bên không thể dùng quyền nhân thân - quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác - để bảo đảm cho lợi ích vật chất được. Chẳng hạn, một người không thể đem quyền của cá nhân đối với hình ảnh ra để bảo đảm cho một khoản vay được hay người cho vay không thể bắt giữ người vay để bảo đảm cho khoản vay.

Trong quan hệ tài sản, luôn bị chi phối bởi quy luật ngang giá, chỉ có các tài sản mới bù đắp được cho các tài sản. Vì vậy, đối tượng trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ có thể là tài sản. Tài sản đem ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là vật, vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, có thể là quyền tài sản, là động sản hoặc bất động sản, nhưng những tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.

Thứ năm, các tài sản bảo đảm chỉ được đưa ra xử lý khi có vi phạm nghĩa vụ.

Biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận và thống nhất từ khi tiến hành giao dịch nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, nghĩa là chỉ khi nào đến thời hạn quy định mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa

vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm mới được đưa ra xử lý để thanh toán nghĩa vụ.

Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cụ thể luôn bảo đảm cho một nghĩa vụ được xác định, "trong trường hợp nghĩa vụ chính được thực hiện thì nghĩa vụ bảo đảm đương nhiên chấm dứt và không còn giá trị pháp lý" [17]. Vì vậy, tài sản bảo đảm không được xử lý ở trường hợp này và được giao trả lại cho người bảo đảm. Khi có sự vi phạm nghĩa vụ, tài sản bảo đảm được đưa ra xử lý theo thỏa thuận của các bên, với điều kiện thỏa thuận đó không trái nguyên tắc chung của pháp luật dân sự. Nếu các bên không có thỏa thuận thì tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật hầu hết các nước đều quy định các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... Mỗi biện pháp có một đặc điểm riêng, có tính ưu việt riêng và có mục đích, chức năng riêng nhất định, nhưng nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt.


1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THẾ CHẤP VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT‌

1.2.1. Thế chấp

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có nhiều ưu điểm so với các biện pháp bảo đảm khác. Đối với người có nghĩa vụ thì biện pháp thế chấp thực sự có ý nghĩa, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh cần sử dụng vốn, và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù đã thế chấp tài sản nhưng bên thế chấp vẫn giữ tài sản thế chấp và có thể khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, có thể cho thuê, hoặc bán nếu tài sản thế chấp là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất khinh doanh. Mặt khác, người thế chấp có thể thế chấp một tài sản để thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau nếu tổng các nghĩa vụ không lớn hơn giá trị tài sản thế chấp. Từ đó, bên thế chấp có thể phát huy hết giá trị của tài sản thế chấp huy động được tối đa

lượng vốn cần vay so với giá trị tài sản thế chấp. Đối với bên nhận thế chấp, do không trực tiếp giữ tài sản nên không phải quản lý tài sản thế chấp, không mất chi phí cho việc duy trì tài sản đó, đồng thời vẫn có quyền ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ khác không có bảo đảm từ tiền bán tài sản đó.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hữu hiệu nhất. Biện pháp này đã được quy định từ thời La mã. Theo đó, thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không cần phải chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp, và thế chấp chỉ áp dụng đối với bất động sản [34].

Sau này, trong quy định của pháp luật các nước như Điều 2114 Bộ luật Dân sự Pháp 1804 quy định:

Quyền thế chấp là một quyền tài sản trên những bất động sản được sử dụng vào việc bảo đảm thi hành một nghĩa vụ. Về bản chất, quyền thế chấp không thể phân chia và tồn tại trên tất cả các bất động sản thế chấp, trên từng bất động sản và mỗi phần của những bất động sản ấy. Quyền thế chấp tiếp tục trên các bất động sản dù bất động sản đã chuyển dịch sang tay người khác [29, tr. 532].

Như vậy, theo pháp luật Pháp, thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng bất động sản, được hình thành không có sự chuyển giao tài sản, do thỏa thuận của các bên, theo quy định của pháp luật hoặc theo phán quyết của Tòa án. Trên cơ sở đó người nhận thế chấp sau khi đã tiến hành đăng ký thế chấp có toàn quyền bán bất động sản thế chấp cho dù tài sản đó đang nằm trong tay bất kỳ ai đồng thời được ưu tiên thanh toán từ tiền bán bất động sản thế chấp đó [52, tr. 285]. Trong pháp luật Pháp có thể là thế chấp theo thỏa thuận của các bên, thế chấp do luật quy định hoặc thế chấp do phán quyết của Tòa án.

Pháp luật phong kiến Việt Nam mà điển hình là hai Bộ luật: Bộ luật Hồng Đức thế kỷ XV và Bộ luật Gia Long thế kỷ XIX cũng quy định một số biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất tương tự như thế chấp là điển mãi. Theo đó, trong biện pháp này người đi vay tiền bán tài sản là ruộng đất cho người có tiền cho vay với điều kiện được chuộc lại đất trong một thời hạn, thường tối đa là 30 năm. Như vậy ở đây, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chính là tài sản bảo đảm cho khoản vay, nhưng nó cũng chính là đối tượng chuyển nhượng mua bán khi đến hạn chuộc mà bên vay tiền không có tiền để chuộc lại đất. Trong trường hợp này, số tiền mà bên có đất vay được chính là số tiền bán đất.

Sau đó, trong thời kỳ Pháp thuộc, trong Bộ Dân luật Trung Kỳ, thế chấp được quy định từ Điều 1527 đến Điều 1559. Điều 1527 quy định: "Việc thế chấp bất động sản là một khế ước thuộc về vật quyền do 1 người mắc nợ giao cho người chủ nợ 1 bất động sản nào để bảo đảm món nợ. Việc thế chấp bất động sản cũng có thể do người đệ tam đứng làm’’. Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định về cầm cố từ Điều 1334 đến Điều 1352. Theo đó, Điều 1334 quy định: "Việc cầm cố bất động sản là một khế ước do một người mắc nợ giao cho người chủ nợ một bất động sản nào đó làm tin". Cũng trong Bộ luật này, "quyền để đương" được quy định như sau: "Quyền để đương là quyền người mắc nợ giao cho người chủ nợ, hễ nợ đã đến hạn thì được sai áp một bất động sản nào đó, dẫu bất động sản ấy vào tay ai cũng mặc, để đem ra phát mãi lấy tiền trừ nợ, trước các người chủ nợ khác" (Điều 1353).

Pháp luật Việt Nam, Điều 346 Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 quy định: "Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền".

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí