tiêu chung đến mục tiêu cụ thể. Việc xác định rò và chính xác mục tiêu (mục đích) của công việc ngay từ đầu là điều hết sức quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của công việc. Và tất nhiên nếu đặt mục tiêu không chính xác, cụ thể thì sẽ dẫn đến khó thực hiện được chương trình, thậm chí gây lãng phí không cần thiết. Vì thế, khi xác định các mục tiêu của chương trình khuyến nông cần cụ thể hoá dưới dạng các con số, chỉ tiêu cụ thể để dễ đánh giá hơn và nên tránh các khái niệm chung chung, trừu tượng.
Đủ nước tưới
Thiệt hại do sâu bệnh giảm
Giống lúa mới
Hỗ trợ sau tập huấn
Năng suất lúa cao hơn
Nhận biết được sâu bệnh
Biết cách phòng trừ
Tổ chức phòng trừ đồng loạt
Sử dụng giống chống chịu tốt
Ít trà lúa trên một cánh đồng
Tổ chức chiến dịch phòng trừ
Nội dung tập huấn sát
Nắm tốt kiến thức
Với những khó khăn về năng suất lúa thấp được chỉ ra như phần trên, có thể đưa ra một số mục tiêu cho các chương trình - mô hình khuyến nông ở huyện Pác Nặm trong thời gian tới dưới dạng “cây mục tiêu” như sau:
Dân được tập huấn | Dân áp dụng được kiến thức tập huấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Phí Đầu Tư Cho Mô Hình Chăn Nuôi Khuyến Nông Và Mô Hình Chăn Nuôi Truyền Thống
- Kết Quả Về Nhận Thức Và Nhân Rộng Mô Hình Khuyến Nông
- Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Khuyến Nông
- Ubnd Tỉnh Bắc Kạn (2016), “Quyết Định Số 421/qđ-Ubnd Ngày 31/3/2016 Về Việc Phê Duyệt Kết Quả Điều Tra Rà Soát Hộ Nghèo, Cận Nghèo Năm 2015”.
- Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 16
- Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.4. Cây mục tiêu
Bước 3: Tìm các giải pháp
Bước này nhằm tìm ra các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức để có thể giải quyết, khắc phục các vấn đề và khai thác tiềm năng sẵn có, cải tiến hoặc thay đổi các phương thức sử dụng tiềm năng không hợp lý của nông dân.
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp
Nhằm thực hiện đúng mục tiêu chương trình và được nông dân chấp nhận. Các giải pháp phải được thử nghiệm tại ruộng, phải phù hợp với chính sách Quốc gia, phù hợp với nguồn lực của nông dân và được cơ quan khuyến nông hỗ trợ.
Căn cứ để chọn giải pháp tốt nhất: (1) Tính khả thi: có đủ nguồn lực để thực hiện, khả năng đạt được mục tiêu, dân chấp nhận, có đủ điều kiện chính trị xã hội để thực hiện; (2) Tính hiệu quả; (3) Tính chính xác và kịp thời.
Bước 5: Xác định các mục tiêu ưu tiên
Do hoạt động khuyến nông ở địa phương thường bị giới hạn về thời gian và nguồn lực nên CBKN cần phải sắp xếp sự ưu tiên của các mục tiêu để đạt hiệu quả cao. Với mỗi mục tiêu, CBKN có thể lập các dự án thực thi cụ thể để cùng với lãnh đạo địa phương và nông dân để thực hiện và hoàn thành chương trình theo đúng yêu cầu về thời gian và nguồn lực có thể huy động.
Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện
Cần được đề ra khá chi tiết cụ thể theo nội dung công việc, thời gian, nhân sự và tài chính. Cần chú ý có dự báo về các khó khăn đột xuất để dễ dàng khắc phục. Đề xuất lịch trình làm việc (riêng cho CBKN và cho nông dân). Trong bước này phải xây dựng được bảng tóm tắt kế hoạch khuyến nông. Bảng tóm tắt chứa đựng các thông tin sau đây: (1) Mục đích: vì sao chương trình được tiến hành; (2) Kết quả mong đợi: dự định đạt được kết quả gì; (3) Phương pháp hoạt động: làm thế nào để chương trình đạt được kết quả đó; (4) Nhân tố ảnh hưởng: nhân tố bên ngoài nào là quan trọng cho sự thành công của chương trình; (5) Chỉ tiêu đánh giá: các chỉ tiêu nào được dùng để đánh giá sự thành công của chương trình; (6) Nguồn số liệu: chúng ta có thể lấy số liệu ở đâu để đánh giá sự thành công; (7) Kinh phí: chương trình cần được chi phí bao nhiêu, kế hoạch phân bổ như thế nào.
Bước 7: Tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông
Trong bước này bao gồm các công việc phải làm như sau: (1) Thành lập ban chỉ đạo; (2) Xác định các thành phần tham gia; (3) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan; (4) Xây dựng cơ chế hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá;
(5) Tổ chức cung cấp nguồn lực: Phân công nhân lực phù hợp với công việc, cung cấp vật tư thiết bị; (6) Chỉ đạo thực hiện; (7) Kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được; (8) Nếu đạt yêu cầu và phù hợp thì nhân rộng, chuyển giao kịp thời cho nông dân.
Bước 8: Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng
Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng là việc làm quan trọng và cần thiết khi thực hiện một mô hình khuyến nông bởi vì nếu không có đánh giá tổng kết thì không giúp cho những người dân cũng như cán bộ khuyến nông các cấp, nắm bắt đầy đủ các thông tin trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của mô hình đạt được, có nên tiếp tục nhân rộng mô hình nữa hay không.
Việc tổ chức hội thảo đánh giá nhằm: Đưa ra được những mặt mạnh, yêu; Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch nhân rộng.
3.5.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến nông tại các trạm, các mô hình khuyến nông Trạm cần được nâng cao về công tác tổ chức, cách thức tổ chức cũng như nâng cao kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề mới phát sinh, tình huống tại chỗ. Để thực hiện điều đó phải đưa CBKN cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng thêm các CLBKN, nhóm cùng sở thích trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp...
HIện tại, lực lượng CBKN còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác khuyến nông trên địa bàn. Do đó, huyện cần phải xây dựng mạng lưới khuyến nông chân rết từ cấp xã đến cấp thôn, xóm. Mỗi thôn, xóm nên có một
CBKN phụ trách công tác khuyến nông tại thôn, xóm mình. CBKN cơ sở không được kiêm nhiệm vụ khác, đặc biệt huyện phải tăng phụ cấp cho CBKN cơ sở để họ phát huy hết vai trò khuyến nông chân rết, thực sự là người bạn của nông dân.
Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn ngày trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề cụ thể, cho đội ngũ khuyến nông viên xã, phường, cộng tác viên khuyến nông thôn, bản, để có đủ năng lực hướng dẫn và chuyển giao trực tiếp những tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ khuyến nông viên cơ sở là nữ.
Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông cũng như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nông.
Cần phải thường xuyên mở các lớp đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở bằng cách phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trung tâm khoa học tỉnh, các trường đại học về nông nghiệp.
3.5.2.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức khuyến nông
Kiện toàn lại cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý hệ thống khuyến nông tại huyện Pác Nặm theo đúng tính thần nghị định 56/NĐ-CP ngày 26/5/2005 và sửa đổi bổ sung theo nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông; Tăng cường sự phân cấp trong các hoạt động khuyến nông để phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường, giảm bớt sự quan liêu thông qua cơ chế phân chia lợi ích và chịu trách nhiệm.
Ngoài việc phối hợp với các cơ quan trong ngành như: Trung tâm khuyến nông tỉnh, Phòng nông nghiệp huyện, Trạm BVTV, công ty giống, HTX dịch vụ và các cơ quan ngoài ngành như: ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan thông tin tuyên truyền, bộ máy khuyến nông huyện Pác Nặm cần phải phối kết hợp với các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội làm
vườn, đoàn thanh niên… để tổ chức tốt các đợt tham quan, hội thảo, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn.
Tạo mọi điều kiện cho các khuyến nông viên yên tâm công tác, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, có các chính sách khuyến khích hợp lý, có chế độ phụ cấp cao cho khuyến nông cơ sở, có chính sách khen thưởng kỷ luật hàng năm đối với khuyến nông viên cơ sở.
Xây dựng mạng lưới khuyến nông chân rết từ cấp xã đến cấp thôn, xóm, tạo điều kiện để phát huy hết vai trò của khuyến nông cơ sở; Bộ máy khuyến nông phải năng động, sáng tạo thu hút sự quan tâm, hợp tác của nhiều tổ chức xã hội, từ đó tạo ra được nhiều nguồn kinh phí cho hoạt động, nhất là tạo mối quan hệ tốt với các công ty giống cây trồng vật nuôi trong việc xây dựng mô hình trình diễn. Bộ máy tổ chức cần phối hợp chắt chẽ giữa các đơn vị liên quan như sau:
Các tổ chức xã
hội, đoàn thể
Trạm khuyến
nông
Cơ quan chuyên
môn
Hội, đoàn trong
xã
Khuyến nông cơ
sở
Đài truyền thanh
xã
Khuyến nông
thôn, xóm
Câu lạc hộ
khuyến nông
Hộ sản xuất đại
trà
Nông dân sản
xuất giỏi
Sơ đồ 3.5. Tổ chức bộ máy khuyên nông
3.5.2.4 Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư
Ưu tiên tập chung phân bổ vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực khuyến nông; Ưu tiên tập chung phân bổ vốn ngân sách Nhà nước
Tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình dự án trên địa bàn huyện như: Chương trình giảm nghèo bền vững 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Bắc Kạn (CSSP) do Quỹ nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ để phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng, nhận rộng các mô hình khuyến nông.
Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển mô hình khuyến nông.
Phát triển thị trường, tài chính tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất và xây dựng, nhận rộng các mô hình khuyến nông, khuyến khích các hộ dân vay từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (do IFAD hỗ trợ), sử dụng có hiệu quả để phát triển sản xuất.
Đẩy mạnh thu ngân sách và nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngân sách cho việc phát triển sản xuất, nhất là vốn đầu tư phát triển, lựa chọn các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
3.5.2.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Tăng cường hàm lượng tiến bộ kỹ thuật trong các mô hình khuyến nông, thực hiện phương pháp “Nghiên cứu có sự tham gia của người dân” để gắn nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật có tính chất đột phá như: Giống, chế biến nông nông sản; Chú trọng công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mô hình hàng năm, lựa chọn các mô hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực hiện.
Cần ưu tiên xây dựng mô hình khuyến nông ở vùng sâu, vùng xa, nơi người dân còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhằm từng bước thay đổi cách nghĩ, nếp làm truyền thống, áp
dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lựa chọn những tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau, phù hợp với quy hoạch của địa phương, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Làm được như vậy mới kỳ vọng đáp ứng được mục tiêu nhân rộng mô hình.
Chọn đúng đối tượng tham gia các mô hình trình diễn là những hộ dân thực sự tự nguyện có nhu cầu cao áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho mô hình trình diễn. Lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình phù hợp với tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, đảm bảo khả năng nhân rộng mô hình.
3.5.2.6. Giải pháp về chính sách
Tăng cường công tác tuyên truyền luật pháp và chính sách về phát triển nông nghiệp nói chung và chính sách hỗ trợ mô hình khuyến nông nói riêng tới các xã xây dựng mô hình và cộng đồng thôn, bản, để người dân hiểu rò hơn.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến nông phù hợp để khuyến khích, thu hút cán bộ khuyến nông làm việc gắn bó lâu dài và hoạt động ở vùng sâu, vùng xa.
Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động khuyến nông, việc xây dựng mô hình khuyến nông trình diễn cần được tính đúng, tính đủ bao gồm hỗ trợ: 100% giống, phân bón, thuốc BVTV... đối với các xã khó khăn; Trong cùng một hoạt động, trong cùng một địa phương không nên tồn tại nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.
3.5.2.7 Thời gian triển khai các giải pháp
Để nâng cao kết quả, nhân rộng các mô hình khuyến nông tiêu biểu trên địa bàn huyện Pác Năm, cần triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề xuất ở trên, thời gian triển khai các giải pháp có thể thực hiện như sau:
Bảng 3.30: Thời gian triển khai giải pháp
Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |
Giải pháp về tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến nông | |||||||
Nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông | |||||||
Hoàn thiện bộ máy tổ chức khuyến nông | |||||||
Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư | |||||||
Giải pháp về khoa học kỹ thuật | |||||||
Giải pháp về chính sách |
Với các giải pháp đã đề xuất, có 2 giải pháp: Giải pháp về tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến nông và Giải pháp về khoa học kỹ thuật cần được tiến hành liên tục trong suốt thời gian triển khai; Giải pháp về cán bộ, về vốn cần thực hiện trong vòng 4 năm (từ 2019 đến 2022); Giải pháp hoàn thiện bộ máy cần thực hiện ngay trong năm 2019 và giải pháp về chính sách cần triển khai trong 3 năm từ 2019 đến 2021.