Tăng Cường Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng, Đạo Đức Lối Sống


dân chủ, tập thể đoàn kết. Để làm được điều đó, việc quy hoạch cán bộ ngành Ngân hàng cần được thực hiện từ các cấp, từ cấp cơ sở đến cấp trên cơ sở nhằm phát huy vai trò, năng lực của cán bộ công đoàn. Các cấp công đoàn ngành Ngân hàng cần có chiến lược khoa học, chi tiết, cụ thể trong công tác tổ chức cán bộ.

Năng lực cán bộ công đoàn được thể hiện qua nhiều phương diện như hoạt động, yêu nghề, tâm huyết và hăng say hoạt động công đoàn, có ý chí nỗ lực vươn lên. Trong quá trình quy hoạch đội ngũ cán bộ công đoàn cần chú ý đến những đối tượng năng động, yêu thích hoạt động công đoàn, từ đó có những định hướng phát triển cán bộ nòng cốt, cả cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Công tác quy hoạch cán bộ phải được thể hiện cụ thể trong việc tính toán, bố trí cơ cấu cán bộ trong toàn ngành Ngân hàng đảm bảo sự hài hoà giữa ngành và lãnh thổ và cơ cấu của từng địa phương.

Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, đảm bảo sự đoàn kết trong sự phát triển của toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch, không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.

3.2.2. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống

Trên cơ sở Nghị quyết số 03/NQ-BCH ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác cán bộ trong tình hình mới và Chỉ thị số 03-CT/BCS ngày 12/12/2018 của Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn trong ngành Ngân hàng [5], [28], trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công đoàn nói chung và Công đoàn Ngân hàng nói riêng, cần thường xuyên, bền bỉ trau dồi, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, có lối sống giản dị

82


trong sạch, không xa hoa lãng phí trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động, công đoàn Ngân hàng. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong tu dưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Cán bộ cần có nhận thức, tư tưởng chính trị đúng đắn; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như của Điều lệ Công đoàn và các quy định của tổ chức Công đoàn. Bên cạnh đó, cán bộ được đưa vào diện quy hoạch cần giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Một người cán bộ công đoàn hoạt động hiệu quả cần có cả đức và tài, do đó, cán bộ công đoàn được quy hoạch phải tinh thần tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ, rèn luyện tính trung thực, công bằng, khách quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Khi nói về phẩm chất chính trị, đạo đức, đó là kết quả của sự kết hợp hài hòa biện chứng giữa đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị. Trong tình hình hiện nay, phẩm chất chính trị của cán bộ công đoàn Ngân hàng chính là kiên định, tin tưởng mục tiêu do Đảng đề ra, không hoang mang dao động về chính trị tư tưởng, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, công đoàn Ngân hàng phải có bản lĩnh chính trị, nhạy bén, luôn nêu cao cảnh giác, có thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế

- xã hội, phân biệt rõ đối tượng, đối tác nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất của người cán bộ công đoàn.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 12

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Bản lĩnh chính trị của cán bộ công đoàn Ngân hàng sẽ góp phần tạo nên sức mạnh, uy tín, sự thống nhất ý chí, hành động của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi. Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cán bộ nói chung, cán bộ công đoàn nói riêng là nội dung quan trọng của phẩm chất chính trị, đạo đức.

83


Việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ là việc làm quan trọng cần thiết để nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của cán bộ công chức nói chung, cán bộ công đoàn nói riêng. Trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, trong nước và quốc tế, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên phải gắn liền với hành động cụ thể. Đó là phải đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, với tham nhũng và các tệ nạn xã hội làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công đoàn cơ sở là nơi triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, nhiệm vụ của công đoàn cấp trên đến đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công đoàn có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của tổ chức công đoàn cơ sở; đến vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn đối với cơ quan, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.

Trên thực tế, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở chưa được đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, nhu cầu về cán bộ công đoàn rất lớn nhất là ở những doanh ngh thường xuyên có sự thay đổi về lao động theo xu hướng tăng lên, đa phần cán bộ công đoàn cơ sở đều là kiêm nhiệm, hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở phải luôn gắn với nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nói chung và công đoàn Ngân hàng nói riêng. Các chính sách pháp luật liên quan đến người lao động rất hạn chế, chưa nói đến nhiều người không muốn làm cán bộ công đoàn vì ngại vất vả và va chạm, nên khi phải thực hiện nhiệm vụ thiếu đi sự nhiệt tình, trách nhiệm; phương pháp, kỹ năng trong tổ chức, tham gia, phối hợp, trong thương lượng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động còn rất nhiều hạn chế.

Do đó, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc, các công đoàn chuyên ngành tổ chức tập huấn nâng

84


cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn trong toàn Ngành. Đây là nhân tố quan trọng trong việc phát huy năng lực của mỗi cán bộ công đoàn. Bởi vì năng lực tư duy, chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luân cũng như khả năng vận dụng các phương pháp hoạt động của cán bộ công đoàn, về cơ bản được hình thành trong quá trình đạo tạo, bồi dưỡng.

Nhiệm vụ của cán bộ công đoàn hết sức nặng nề đó là vừa phải làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật đồng thời vừa là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động để thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên trong quan hệ lao động, để giữ cho môi trường lao động được ổn định mới có sự phát triển đem lại lợi ích tốt cho cả các bên. Do vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp cần được quan tâm chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện thông qua nhiều hình thức.

Cần có sự đổi mới về phương pháp, hình thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng phân cấp đối tượng tập huấn, nội dung đi sâu vào các chuyên đề. Thông qua hệ thống giáo dục, cán bộ công đoàn được trang bị một số kiến thức có tính hệ thống, đảm bảo trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác đặc thù của ngành Ngân hàng cũng như của công tác công đoàn. Đó là nền tảng cơ bản để hình thành năng lực và phát huy va trò của công đoàn đối với cán bộ, nhân viên, viên chức, lao động. Để cán bộ công đoàn có năng lực thực sự thì vấn đề quan trọng hiện nay là phải hình thành một tư duy xem làm công tác công đoàn là một nghề, một chuyên môn trong tổng thể các nghề khác và phải có tính khoa học. Từ đó hình thành hệ thống đào tạo bài bản, quy của cả về số lượng và chất lượng , đáp ứng nhu cầu của ngành. Bên cạnh đó, qua việc đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng không ngừng được nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong việc phát huy vai trò của mình đối với người lao động. Từ đó, hình thành việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách làm công đoàn.


Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Xây dựng khung chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo từng loại hình đảm bảo có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí công tác.

Công đoàn ngành Ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn hàng năm, cụ thể về nội dung, số lượng, đối tượng, quy mô và kinh phí đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng. Trong đổi mới phương thức chỉ đạo đối với cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng theo hướng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên đối với cán bộ công đoàn; chú trọng việc định hướng, lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở thực sự có năng lực và được đoàn viên, người lao động tín nhiệm.

Công đoàn ngành cũng cần xây dựng được cơ chế, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Trong đó đề cao và khuyến khích cán bộ công đoàn tự học, trao quyền và trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở trong việc lựa chọn nội dung, địa điểm và thời gian tham gia, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp.

Kiện toàn, đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên kiêm chức: Phải lựa chọn, huấn luyện được một đội ngũ giảng viên kiêm chức, chuyên sâu theo các chuyên đề, lĩnh vực, có phương pháp giảng dạy đổi mới, có khả năng thuyết trình tốt; vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, chuẩn bị bài giảng theo phương pháp tích cực để nâng cao ý thức trách nhiệm của cả người dạy và học viên cùng trao đổi để đi đến chốt vấn đề. Cần thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giảng viên. Tăng số lớp tập huấn, bồi dưỡng hằng năm, phải đảm bảo phủ hết tới đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, đối với các lớp về rèn kỹ năng cần tổ chức với số lượng người tham gia vừa phải (25- 30 người) thì mới tạo môi trường để mọi người cùng tham gia, nhất là đưa ra được các tình huống từ thực tiễn để cùng nhau trao đổi, lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.


Công đoàn cấp trong ngành Ngân hàng cần trên đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động tại công đoàn cơ sở, đây là một hình thức bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ công đoàn hiệu quả bởi cán bộ công đoàn cơ sở được tham gia trực tiếp. Việc nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút và học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động. ích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do công đoàn cấp trên tổ chức. Ngoài việc trang bị các kiến thức cần thiết, nhất là am hiểu về kiến thức pháp luật lao động nên tập trung rèn cho mình các kỹ năng, phương pháp cần thiết, để tự tin trong việc triển khai, tổ

chức các hoạt động công đoàn và phối hợp với người sử dụng lao động.

3.2.4. Thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ

Quá trình đổi mới đang đặt ra những yêu cầu bức xúc, đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện và tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị xã hội ở nước ta. Điều này đòi hỏi các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức Công đoàn nói chung và công đoàn Ngân hàng nói riêng, không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để Công đoàn không ngừng đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, năng lực công tác.

Công tác đánh giá cán bộ có thể được xem là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ đúng có ý nghĩa quyết định trong việc tuyển chọn đào tạo, bố trí sử dụng có hiệu quả nguồn cán bộ. Thực tế cho thấy, trong công tác cán bộ lâu nay vẫn tồn tại việc đánh giá theo cảm tính, nể nang, né tránh, “yêu nên tốt”, “ghét nên xấu” dẫn đến bố trí cán bộ còn có những sai sót.

Sự nghiệp đổi mới càng mở rộng, càng đi vào chiều sâu đòi hỏi chúng ta phải thiết kế và triển khai một chiến lược tổng thể về công tác cán bộ, đảm


bảo tính đồng bộ và tính hợp lý nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ. Bố trí quy hoạch chiến lược thống nhất đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong toàn ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ; sự thống nhất và đồng bộ của đội ngũ cán bộ từ trên xuống dưới, từ Trung ương tới cơ sở; sự thống nhất và đồng bộ giữa các loại hình cán bộ.

Do đó, đánh giá cán bộ cần công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ công tác làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ. Bên cạnh đó việc đánh giá cán bộ phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

Những mặt trái, biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện nay đang làm cho công tác đánh giá cán bộ bị lệch lạc, cần tránh hiện tượng trù dập cán bộ do không chịu “phục” cấp trên. Tình trạng này nếu không được khắc phục với những giải pháp mạnh mẽ thì công tác đánh giá cán bộ sẽ thiếu công tâm, không khách quan, dẫn đến bố trí, sử dụng cán bộ không đúng, hiệu quả công việc khó đem lại hiệu ích cao.

Đánh giá đúng năng lực của cấn bộ là một việc khó, đòi hỏi cái tâm cái tầm của người đánh giá. Người tham gia đánh giá cán bộ cần có trách nhiệm cao, không thiên vị cá nhân, gạt bỏ cảm tính, có động cơ trong sáng đánh giá đúng để bố trí, đề bạt đúng cán bộ; Đánh giá cán bộ không thể chỉ xem xét một thời điểm, một thời gian hoặc chỉ nhìn thấy hiện tại mà không tính đến lâu dài, đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả làm thước đo. Phương thức đánh giá được xem xét bởi những yếu tố mang tính định lượng. Đánh giá cán bộ đúng thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác hiệu quả.

Nhấn mạnh tính đồng bộ, hợp lý trong xây dựng đội ngũ cán bộ không đồng nhất với sự phân bố bình quân, trong toàn ngành Ngân hàng phải giải quyết tốt yêu cầu ưu tiên đầu tư cán bộ cho các địa bàn trọng điểm; vừa ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ trong toàn ngành Ngân hàng mang tầm chiến lược. Đồng thời phải quan tâm nhiều hơn đến xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ


sở, đội ngũ trực tiếp triển khai mới công việc, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Về năng lực thực tiễn: cán bộ được quy đưa vào diện quy hoạch phải được thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác, tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, cán bộ cần có khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và năng lực điều hành, tổ chức thực hiện.

Đánh giá nhận xét cán bộ là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ quy hoạch đúng người, sử dụng đúng đối tượng. Nhận xét, đánh giá cán bộ đòi hỏi phải công tâm, khách quan tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Nhận xét đánh giá cán bộ cần phải được làm tốt để nâng cao chất lượng các khâu của công tác cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trong nhận xét, đánh giá cán bộ phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học và chính xác; việc đánh giá phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực trí tuệ. Coi trọng việc dựa vào tập thể đồng thời đặt cán bộ vào trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cánh chung chung, cảm tính chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.

Công tác đánh giá cán bộ phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hàng năm và trước khi bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đảm bảo cho kết quả đánh giá cán bộ chính xác, khách quan. Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, hiệu quả công tác và quá trình công tác để đánh giá cán bộ. Để tránh hình thức trong công tác đánh giá cán bộ, người đứng đầu đơn vị phải phân công nhiệm vụ đến từng vị trí công việc, phù hợp với năng lực thực tiễn của cán bộ công đoàn.

Định kỳ hàng năm xem xét đánh giá cán bộ trong quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, gắn quy hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ. Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trên cơ sở

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí