Mục Đích, Nội Dung Và Phương Pháp Khảo Sát Thực Trạng

chưa kịp thời, còn nhiều yếu kém. Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả. Công tác biểu dương, khen thưởng còn lúng túng trong việc nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến. Việc nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua các hoạt động của Đoàn trong thời gian tới là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để phân tích và giải quyết các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã khảo sát các khách thể nghiên cứu về các nội dung sau:

- Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp thuyết phục, phương pháp đàm thoại,...

Kết quả khảo sát được xử lý như sau:

- Tính tỉ lệ %


Số lượng ý kiến (theo mức độ)

Tỷ lệ % =

x 100

Số khách thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 7

- Tính điểm trung bình.

Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn với mức điểm đánh giá như sau: Thường xuyên (Ảnh hưởng nhiều; Rất phù hợp; Rất khó khăn; Rất cần thiết; Rất khả thi): 3 điểm; đôi khi (Ảnh hưởng ít; Phù hợp; Khó khăn; Cần thiết; Khả thi): 2 điểm; không thực hiện (Không ảnh hưởng; Không phù hợp; Không khó khăn; Không cần thiết; Không khả thi): 1 điểm.

Dựa vào điểm trung bình, chúng tôi qui ước:


+ Nếu 1,00 ≤ X ≤ 1,67: Mức độ đánh giá thấp;


+ Nếu 1,68 ≤ X ≤ 2,34: Mức độ đánh giá trung bình;


+ Nếu 2,35 ≤ X ≤ 3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT của thành phố Thái Nguyên

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT

Để khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, ĐVTN đối với tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục số 1 và câu hỏi số 1 phụ lục số 2, kết quả được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, ĐVTN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT‌


Stt


Tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức lối sống

Mức điểm đánh giá

n = 263


Thứ bậc

CBQL, GV

n=103

ĐVTN n= 160


Chung


1

Trang bị cho ĐVTN ở các trường THPT những tri thức cơ bản về đạo đức - lối

sống, các chuẩn mực về đạo đức - lối sống


2.48


2.45


2.47


1


2

Hình thành ở ĐVTN niềm tin và thái độ tích cực đối với những chuẩn mực về

đạo đức - lối sống


2.32


2.17


2.24


2


3

Hình thành ở ĐVTN những hành vi, thói quen tốt về mặt đạo đức - lối sống thông qua các hoạt động học tập, lao động,

sinh hoạt tập thể


2.16


2.20


2.18


3


Điểm trung bình của nhóm

2.32

2.27

2.29


Bảng 2.1 cho thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT ở mức trung bình

( X =2.29). Tuy nhiên mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể:

Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức cao là nội dung: “Trang bị cho ĐVTN ở các trường THPT những tri thức cơ bản về đạo đức - lối sống, các

chuẩn mực về đạo đức - lối sống”, với điểm trung bình X = 2,47, xếp thứ bậc 1. Tìm hiểu về điều này, chúng tôi được biết: CBQL, GV, ĐVTN đều đã có nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của việc trang bị cho ĐVTN ở các

trường THPT những tri thức cơ bản về đạo đức - lối sống, các chuẩn mực về đạo đức - lối sống.

Những nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: Nội dung 2 , với điểm trung bình X = 2,24, xếp thứ bậc 2; Nội dung 3, với điểm trung bình

X = 2,18, xếp thứ bậc 3… Không có nội dung nào các khách thể đánh giá ở mức thấp.

Kết quả khảo sát cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN của CBQL, GV, ĐVTN ở các trường THPT còn chưa thật đầy đủ và toàn diện, có sự chênh lệch nhất định về tỷ lệ % mức độ đánh giá giữa các nội dung khảo sát. Điều này dẫn đến những hạn chế trong quá trình tổ chức và triển khai hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN về cả nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục.

Khi trò chuyện về vấn đề này, cô giáo Phạm Thị Thúy H - Phó Hiệu trưởng trường THPT Khánh Hòa cho rằng: “Các CBQL, GV nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đều không được đào tạo chuyên biệt, chủ yếu là kiêm nhiệm, hoặc chỉ là GV có kinh nghiệm được giao thực hiện nhiệm vụ”.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho CBQL, GV ở các trường THPT là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn.

2.3.1.2. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT

Để khảo sát thực trạng các nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục số 1 và câu hỏi số 2 phụ lục 2, kết quả được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV, ĐVTN về nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT


Stt


Nội dung giáo dục đạo đức - lối sống

Mức điểm đánh giá

Thứ bậc

CBQL,

GV

ĐVTN

Chung

1

Giáo dục về tư tưởng, chính trị

2.26

2.18

2.22

4

2

Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong

mối quan hệ với bản thân

2.23

2.34

2.28

2

3

Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong

mối quan hệ với người khác, xã hội

2.29

2.20

2.24

3

4

Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong

mối quan hệ với gia đình

2.49

2.68

2.58

1

5

Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong

mối quan hệ với công việc

2.13

2.17

2.15

6

6

Giáo dục về phẩm chất đạo đức trong

mối quan hệ với môi trường tự nhiên

1.66

1.67

1.66

7

7

Giáo dục về lối sống đẹp

2.24

2.16

2.2

5

Điểm trung bình của nhóm

2.18

2.20

2.19


Bảng 2.2 cho thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về thực trạng các nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT ở mức trung bình ( X = 2,19). Trong đó, điểm nhận định trung bình của CBQL, GV là X = 2,18 và ĐVTN

X = 2,20. Tuy các khách thể điều tra CBQL, GV và ĐVTN có mức điểm đánh giá khác nhau, song tỷ lệ chênh lệch là không đáng kể.

Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức độ cao là nội dung: “giáo dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với gia đình”, với điểm trung bình X = 2,58, xếp thứ bậc 1. Tìm hiểu về điều này, chúng tôi được biết: CBQL, GV, ĐVTN đều

mong muốn và quan tâm nhiều hơn đến nội dung giáo dục về các phẩm chất đạo

đức trong mối quan hệ với gia đình.

Những nội dung có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm: Nội dung 2, với điểm trung bình chung X = 2,28, xếp thứ bậc 2; Nội dung 3, với điểm trung bình X = 2,24, xếp thứ bậc 3; Nội dung 1, với điểm trung bình X = 2,22, xếp thứ bậc 4.

Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức thấp là nội dung số 6, điểm trung


bình X = 1.66, xếp thứ bậc 7.

Như vậy, nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT chưa được thực hiện một các thường xuyên, thiếu sự đa dạng, phong phú về các nội dung giáo dục. Các nội dung được thực hiện chủ yếu cho ĐVTN là giáo dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với gia đình, giáo dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với bản thân, giáo dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với người khác, xã hội. Còn các nội dung giáo dục về phẩm chất đạo đức trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, tuy có được thực hiện song chưa nhiều.

Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi thấy rằng còn một bộ phận ĐVTN chưa quan tâm đến giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học. Ý thức bảo vệ môi trường chưa hình thành trong cộng đồng ĐVTN. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào tình trạng hút thuốc trong trường học, xả rác bừa bãi, sử dụng điện nước lãng phí… Ngay trong trường học, dù đã có những thùng rác phân loại nhưng rất ít người có ý thức phân loai rác. Thậm chí, bên cạnh thùng rác vẫn chỏng chơ rác thải, sản phẩm của những người ngại lại gần thùng rác. Bên cạnh các bến xe buýt gần trường học, rác xả bừa bãi, điển hình là những tờ quảng cáo, túi ni-lông, giấy gói thức ăn…Tình trạng sử dụng năng lượng và nước lãng phí không phải là điều hiếm gặp trong nhà trường. Ở không ít nơi, các thiết bị chiếu sáng, quạt, điều hòa nhiệt độ được sử dụng "vô tội vạ". Thiết bị điện không được tắt sau khi sử dụng, nước được xả thoải mái, giấy cũng bị phung phí.

Khi trò chuyện với CBQL, cô Phạm Thị thu H - CBQL trường THPT Ngô Quyền cho rằng: “Đội ngũ CBQL, GV còn có những hạn chế về kiến thức, nội dung và kỹ năng giáo dục. Nhiều nội dung giáo dục cho ĐVTN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, gắn với việc học tập hoặc giải quyết các vấn đề vướng mắc thực tiễn cho ĐVTN, do đó tính đa dạng về nội dung giáo dục đạo đức - lối sống chưa được đảm bảo”.

Từ thực trạng trên, một vấn đề đặt ra đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN là cần bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức - lối sống nói riêng và đội ngũ CBQL, GV tham gia thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Đặc biệt là các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cần quy hoạch và cử CBQL, GV có năng lực và khả năng phát triển tham gia các lớp bồi dưỡng, chú trọng và mở rộng nhiều nội dung giáo dục đạo đức - lối sống để đa dạng hóa các nội dung giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Việc tổ chức các nội dung giáo dục đạo đức - lối sống đa dạng và phong phú sẽ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2.3.1.3. Thực trạng phương pháp hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Để khảo sát về thực trạng phương hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể khảo sát về phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT


Stt


Phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống

Ý kiến đánh giá

Thường

xuyên sử dụng

Đôi khi sử dụng

Không bao giờ sử dụng


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%

1

Trò chuyện

44

42.7

39

37.9

20

19.4

2.23

2

2

Quan sát

41

39.8

36

35.0

26

25.2

2.09

4

3

Phương pháp thuyết phục

64

62.1

20

19.4

19

18.4

2.40

1

4

Dự án

22

21.4

25

24.3

56

54.4

1.65

5

5

Đóng vai

40

38.8

28

27.2

35

34

1.50

6

6

Nêu gương

43

41.7

39

37.9

21

20.4

2.21

3

Tổng chung

42.3

41.1

31.2

30.3

29.5

28.6

2.01


Bảng 2.3 cho thấy:

Nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở mức trung bình

( X =2.01). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau.

Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức cao là: “Phương pháp thuyết phục”,


với điểm trung bình X = 2.40, xếp thứ bậc 1.

Những phương pháp có mức điểm đánh giá ở mức trung bình gồm: “Phương pháp Trò chuyện”, điểm trung bình X = 2.23, xếp thứ bậc 2; “Phương pháp nêu gương”, điểm trung bình X = 2.21, xếp thứ bậc 3…

Phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống được đánh giá mức thấp đó là:


“Phương pháp đóng vai”, với điểm trung bình X = 1.50, xếp thứ bậc 6;.

Tóm lại, phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên còn khá hạn chế, chủ yếu vẫn là bằng thuyết phục, trò chuyện. Sự hạn chế về các phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN như trên gây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN, làm cho tính linh hoạt và sự thuyết phục của hoạt động giáo dục về cả nội dung, mục tiêu sẽ hạn chế.

Từ thực trạng trên, việc giáo dục đạo đức - lối sống nói chung và kỹ năng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống nói riêng cho CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là một nhiệm vụ và giải pháp để triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

2.3.1.4. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

Khảo sát thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục số 1 và câu hỏi số 3 phục lục 2, kết quả được thể hiện ở bảng 2.4.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2023