Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay


Đảng bộ trường, Đảng bộ khoa, Chi bộ khoa và Bộ môn phải quan tâm sâu sát tới mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có phương hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh. Một bộ phận có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu, tổ chức của Đảng trong các trường đại học, cao đẳng là các Chi bộ sinh viên. Các Chi bộ sinh viên đang dần khẳng định vai trò của mình là hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các lĩnh vực học tập, hoạt động phong trào của sinh viên. Mỗi đảng viên sinh viên là hạt nhân kiên định về chính trị, tư tưởng, gương mẫu trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, gần gũi và đồng đẳng với sinh viên để có ảnh hưởng tích cực đến sinh viên trong lớp, trong trường.

Trong các nhân tố tác động tới lối sống sinh viên hiện nay thì nhân tố công tác giáo dục đạo đức, lối sống và quản lý sinh viên là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ. Công tác giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong nhà trường phải hướng tới phát triển con người một cách toàn diện, thiết lập được quan hệ tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnh đạo của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào hiện thực của công cuộc đổi mới đang ngày càng tốt đẹp của đất nước.

Lối sống mới đòi hỏi mỗi sinh viên phải tuân thủ các nguyên tắc lối sống xã hội chủ nghĩa: có tinh thần và thái độ lao động đúng đắn; có tình cảm và trách nhiệm chu đáo với gia đình; Có tinh thần tập thể trong sáng, tình bạn chân chính, tình đồng chí thuỷ chung, tình yêu lành mạnh, trong sáng, bền vững; giàu lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng; Có tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục giá trị đạo đức nhằm xây dựng lối sống cho sinh viên trước hết phải làm cho họ có được tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước trong điều kiện hiện nay là yêu nền hoà bình độc lập của dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Yêu nước là trung với Đảng, hiếu với dân, hiếu với gia đình, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tình yêu nước phải biến thành hành động, trở thành nội lực quan trọng tạo nên tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, say mê, sáng tạo, trung thực trong lao động, học tập để đạt hiệu quả cao. Tình yêu nước phải biến thành hành động trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng theo hướng đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, nhân ái. Giúp cho sinh viên thấm nhuần các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính… và các giá trị đạo đức mới: chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, tính năng động, tinh thần vượt khó...

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phát huy hơn nữa vai trò trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua việc tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, kích thích tính sáng tạo, tính chủ động để sinh viên có thể tự rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.

Sinh viên có đặc tính là sôi nổi, hăng hái, thích hoạt động tập thể, muốn vươn tới cái mới, cái tiến bộ, muốn được được khẳng định. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng nhằm tạo cho tuổi trẻ cơ hội phát huy mọi tiềm năng ẩn chứa bên trong thành hành động. Phong trào cách mạng là nơi đoàn kết, tập hợp, giáo dục, đào tạo, rèn luyện để thanh niên trưởng thành.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là trường học giáo dục cộng sản và thử thách thanh niên trong thực tế đấu tranh cách mạng, mục đích là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Đoàn thanh niên là lực lượng tích cực, xung phong gương mẫu thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng, là người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận động thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, lôi cuốn tập hợp thanh niên xung phong vào những nơi khó khăn, gian khổ nhất. Hội sinh viên Việt Nam là mặt trận đoàn kết rộng rãi của sinh viên, là mái nhà chung của sinh viên, là cầu nối giữa Nhà trường và sinh viên. Trong nhà trường, hầu hết sinh viên là ở độ tuổi Đoàn, là Đoàn viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời họ cũng là Hội viên của Hội sinh viên. Do đó, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đông đảo nhất của sinh viên trong nhà trường. Các phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thường rất sôi nổi, vui tươi, trẻ trung, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của số đông sinh viên, được sinh viên tham gia, hưởng ứng. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đảm nhiệm vai trò làm nòng cốt trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, giáo dục truyền thống cho sinh viên cùng với các bộ phận chức năng khác trong nhà trường. Hầu hết sinh viên đánh giá cao vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 18

Để xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đạt hiệu quả cao, các phong trào phải đi vào chiều sâu, có chất lượng, tránh kiểu hình thức “đầu voi, đuôi chuột”. Đây là điều mà Bác Hồ đã dạy, một chương trình nhỏ mà thực hiện hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được. Đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo và tổ chức phong trào. Làm được như vậy sẽ tạo được một môi trường văn hoá lành mạnh, lực lượng hăng hái, trung kiên ngày càng tăng, đạo đức sinh viên sẽ ngày càng được tăng cường, củng cố và phát triển tốt. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên phải tìm mọi cách để gây dựng một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ, thông qua các phong trào, tập hợp và dẫn dắt để thanh niên thể hiện tính tích cực chủ thể, củng cố ý chí, niềm tin vào giá trị đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức của thanh niên, tích cực rèn luyện xây dựng lối sống mới.

Để làm được điều này, cán bộ Đoàn, Hội phải:

Thứ nhất, nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, nội dung và hình thức sinh hoạt của tổ chức phải phong phú, đa dạng, thiết thực, tạo ra được nhiều phong trào cho sinh viên. Qua những phong trào như “Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai là thầy cô giáo”, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí


Minh”… Các hoạt động chính trị, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, dã ngoại, hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng… sẽ có tác động tích cực đối với sinh viên trong việc rèn luyện năng lực, thể chất, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Thông qua môi trường sinh hoạt tập thể sinh viên tự vươn lên hoàn thiện bản thân.

Thứ hai, cần tổ chức nhiều chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên với những tấm gương người tốt, việc tốt, với những thanh niên, sinh viên đã và đang thành đạt trong cuộc sống, nhất là những cựu sinh viên đã trưởng thành, thành đạt từ chính nhà trường để sinh viên có thể học hỏi trực tiếp kinh nghiệm. Thông qua các buổi gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu tạo ấn tượng mạnh mẽ, củng cố hoài bão, khát vọng vươn lên trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Cần tạo điều kiện để sinh viên được tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội, phong trào thanh niên tình nguyện, vùng sâu,... Đây là môi trường thực tiễn hết sức có ý nghĩa đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay.

Hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “sống đẹp” trong đoàn viên, sinh viên. Sống đẹp trước hết và bao trùm là phải biết sống có mục tiêu, lý tưởng cao cả, biết hy sinh quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để sống đẹp, sống có ích không đơn giản. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Muốn sống đẹp là phải biết làm cho cái tốt, cái cao cả chiến thắng cái xấu, cái thấp hèn. Sống đẹp còn đòi hỏi là sống có văn hoá trên cơ sở phản ánh sâu sắc bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp trong đời sống của tuổi trẻ Việt Nam.

Thứ ba, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải chú trọng xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đó là thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, tăng cường các nội dung, biện pháp giáo dục lý tưởng cách mạng cho Đoàn viên, sinh viên, tổ chức các phong trào thi đua, đảm nhận các công trình, phần


việc thanh niên… thông qua đó để giáo dục và rèn luyện Đoàn viên; tạo nguồn phát triển Đảng viên từ sinh viên. Nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng Đoàn viên, sinh viên để xử lý kịp thời khi có vướng mắc và thực hiện những nội dung giáo dục thích hợp. Chỉ đạo, hướng dẫn các chi đoàn, chi hội sinh viên tổ chức sinh hoạt cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, tạo sức hấp dẫn đối với sinh viên khi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với Đoàn viên, sinh viên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục sinh viên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của người sinh viên đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức, gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên - sinh viên trong sự nghiệp cách mạng.

4.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Giáo dục đạo đức là phương thức quan trọng để phát huy giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng lối sống cho sinh viên. Bởi thông qua giáo dục đạo đức, sinh viên nhận thức một cách khoa học các giá trị, chuẩn mực đạo đức từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp yêu cầu của xã hội. Trong giáo dục đạo đức, yêu cầu cơ bản là coi trọng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Đây là cầu nối thế hệ sinh viên với quá khứ, để tiếp thêm sức mạnh cho họ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của ông cha ta, đồng thời cũng tạo ra “cơ chế phòng ngừa, khả năng miễn dịch” với những phản giá trị từ bên ngoài.

Tuy nhiên trong điều kiện mới, chúng ta phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng lối sống cho sinh viên nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao. Phải lựa chọn nội dung


những giá trị đạo đức truyền thống cho phù hợp trong thời đại ngày nay và phù hợp đặc điểm tâm lý của sinh viên. Cần có những biện pháp nhằm phát huy và kích thích tính tự giác, chủ động của đối tượng này. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng ta nhận thấy cần phải: đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại... đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống.

Đối với sinh viên, xây dựng lối sống mới cho họ trong nhà trường phải hướng tới phát triển con người một cách toàn diện, thiết lập được quan hệ tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnh đạo của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào hiện thực của công cuộc đổi mới đang ngày càng tốt đẹp của đất nước.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết phải làm cho họ có được tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay là yêu nền hoà bình độc lập của dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Yêu nước là trung với Đảng, hiếu với dân, hiếu với gia đình, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tình yêu nước phải biến thành hành động, trở thành nội lực quan trọng tạo nên tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, say mê, sáng tạo, trung thực trong lao động, học tập để đạt hiệu quả cao. Tình yêu nước phải biến thành hành động trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng theo hướng đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, nhân ái.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên là làm cho họ thấm nhuần các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính… và các giá trị đạo đức mới, lối sống xã hội chủ nghĩa: chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, tính năng động, tinh thần vượt khó, chống các phản giá trị đạo đức do toàn cầu hóa mang lại.


Ở đây, chúng ta phải kết hợp ba quá trình: giáo dục, tự giáo dục và giáo dục lại. Ba quá trình này có quá trình gắn bó với nhau. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, ba môi trường này có vai trò khác nhau, do vậy phải có biện pháp giáo dục khác nhau sao cho có hiệu quả và phối hợp chặt chẽ cả ba môi trường. Quá trình giáo dục chỉ đạt kết quả cao nhất khi nó trở thành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ, thể lực của mỗi con người, vì vậy phải làm thế nào để quá trình giáo dục đạo đức trở thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân, phát huy tính tích cực cá nhân trong việc tự hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đổi mới nội dung, phương hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cần chú ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị (các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh).

Công cuộc đổi mới và sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đang mở ra những điều kiện và yêu cầu phát triển mới, đồng thời tác động đến nhận thức của mỗi cá nhân đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia và quốc tế, tác động đến mục đích và lý tưởng sống của sinh viên. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm định hướng niềm tin và lý tưởng cho sinh viên, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực phản động.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Đây là yếu tố then chốt trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, trong việc hướng họ tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp, từ đó sinh viên nhận thức đúng về mục đích sống, lý tưởng sống, nhận thức được những giá trị đạo đức nào là những giá trị đích thực, biết đấu tranh với những cái phản giá trị, sống có lý tưởng và đạo đức cách mạng.


Về nội dung cần chú ý là, với thời lượng rút ngắn hiện nay, cần biên soạn hợp lý, tránh “dồn”, “nén” chương trình như đang thực hiện, đó là nội dung dường như vẫn giữ nguyên, chỉ cắt giảm thời gian mang tính cơ học dẫn đến việc dạy và học mang tính nửa vời, không sâu. Cần bổ sung hoàn thiện các kiến thức lý luận, cập nhật thông tin phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước và tình hình quốc tế. Giảng viên phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, phải gắn lý luận với giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Ngoài giáo trình quốc gia, cần có nhiều tài liệu tham khảo có liên quan để sinh viên có thể mở rộng, đào sâu tri thức.

Thứ hai, về phương pháp, cần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chống lối dạy tầm chương trích cú mang tính sách vở, xa rời cuộc sống. Cần thay đổi lối dạy “thầy đọc - trò chép”, “thầy giảng giải - trò ghi nhớ” khá phổ biến hiện nay sang lối dạy sinh động “thầy tổ chức - trò hoạt động”, “thầy chủ đạo - trò chủ động”, nhằm tạo quan hệ thầy - trò tương tác, lấy học trò làm trung tâm, do học trò, vì học trò. Quá trình dạy học phải trở thành quá trình dạy - tự học sao cho đạt được sự “cộng hưởng” giữa thầy (ngoại lực) và trò (nội lực) thông qua các phương pháp cụ thể như thuyết trình kết hợp với vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề, yêu cầu và tổ chức kiểm tra sinh viên đọc sách, xử lý tình huống, tổ chức thảo luận, luyện tập - thực hành… Cần trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại hỗ trợ việc dạy và học làm cho giờ học thêm sinh động, phong phú, nội dung sâu sắc.

Ngoài ra, có thể tổ chức các diễn đàn, các Hội thi dưới hình thức sân khấu hoá để giúp sinh viên tiếp cận các bộ môn này một cách dễ dàng hơn. Cách thức kiểm tra, thi đối với các bộ môn lý luận chính trị cũng cần phải được đổi mới. Thay vì cách thi tự luận, đề đóng, có thể ra đề thi mở, trên cơ sở những nguyên lý cơ bản, yêu cầu sinh viên liên hệ thực tiễn, làm bài tập trắc nghiệm… Như vậy sẽ tránh được tình trạng học vẹt, học tủ, quay cóp khá phổ biến đang diễn ra trong mỗi kỳ thi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022