thần tình nguyện của ĐVTN ở các trường được nâng cao. Đa số các bạn trẻ có trách nhiệm với quê hương, đất nước, cộng đồng, có hoài bão lập thân lập nghiệp, có ý chí quyết tâm tiến quân vào khoa học công nghệ, góp phần xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.
- Việc triển khai xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung được chỉ đạo kịp thời, phù hợp với yêu cầu giáo dục, nhu cầu giáo dục của học sinh và sự quan tâm của gia đình và xã hội.
- Đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN, tạo ra những điều kiện thuận lợi để ĐVTN được tham gia và được giáo dục một cách thường xuyên và liên tục.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN đã được triển khai tới các cơ sở và mỗi giáo viên. Có sự phân cấp, phần quyền và quy trách nhiệm cho từng lực lượng tham gia.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ các cấp chỉ đạo như Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn Thái Nguyên, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái Nguyên, các Phòng - Sở Giáo dục và Đào tạo.
* Hạn chế:
- Nhận thức của một số GV và ĐVTN về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất ở một số trường còn hạn chế, chưa đáp ứng và hỗ trợ kịp thời cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho ĐVTN các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Đội ngũ CBQL và giáo viên tham gia trực tiếp công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN chưa được đào tạo chuyên biệt, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hoặc học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ chưa được thực hiện kịp thời và thường xuyên.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích, Nội Dung Và Phương Pháp Khảo Sát Thực Trạng
- Đánh Giá Của Cbql, Gv, Đvtn Về Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt Thành Phố Thái Nguyên
- Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đội Ngũ Cbql, Gv Và Cán Bộ Đoàn Trường Thpt.
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Để Tổ Chức Tốt Các Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội còn chưa được thường xuyên, nhất là việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội chưa được thực hiện thường xuyên.
+ Nhận thức của một số cán bộ Đoàn về đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn chưa sâu sắc dẫn tới việc chưa đầu tư suy nghĩ và sáng tạo những mô hình mới, phù hợp với thanh thiếu niên và điều kiện của địa phương, của từng trường.
+ Đội ngũ cán bộ Đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn, có khả năng tham mưu triển khai công tác giáo dục còn thiếu, chất lượng không đồng đều. Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác tuyên giáo ở một số trường còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.
+ Sự biến đổi tâm lý của ĐVTN, đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Điều đó nói lên đa số ĐVTN ở các trường THPT đều đang ở lứa tuổi thanh niên - lứa tuổi rất sôi nổi, thích tìm tòi cái mới lạ nên hay bị sa ngã trước những cám dỗ và ma lực của những tệ nạn XH. Hơn nữa, có những ĐVTN thiếu sự quan tâm thường xuyên từ phía gia đình, vì vậy tạo cho họ có những thói quen không tốt, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này của ĐVTN. Chính vì vậy việc GDĐĐ cho ĐVTN ở lứa tuổi này là cần thiết.
- Nguyên nhân khách quan
+ Đội ngũ CBQL, GV còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên
+ Một bộ phận CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác công tác giáo dục đạo đức - lối sống một cách đúng mức.
+ Một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay đã và đang chịu sự chi phối của rất nhiều những yếu tố khác, như: Sự tác động ngày càng mạnh mẽ của thông tin truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều thông tin độc hại, ảnh hưởng và gây tác động xấu đến công tác giáo dục thanh niên; những tác động từ mặt trái của
nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
+ Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của XH; Sự bùng nổ của thông tin truyền thông, văn hoá; Đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn…Trong các nguyên nhân có tính ảnh hưởng của môi trường thì nguyên nhân sự bùng nổ của thông tin, truyền thông ảnh hưởng đến ĐVTN nhiều nhất. Điều này là phù hợp với thực tiễn hiện nay và tâm lý của ĐVTN. Do sự phát triển của XH, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên những luồng văn hoá các loại ồ ạt vào nước ta, với tâm lý của HS là thích cái mới, hay đua đòi. Vì vậy, một bộ phận ĐVTN đã chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến ĐVTN một cách dễ dàng. Do đó, vấn đề đặt ra là phải GD cho ĐVTN ý thức tự giác, biết nhận thức vấn đề một cách đúng đắn.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục tại các trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức - lối sống và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:
Về công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, huy động được đông đảo lực lượng tham gia, thực hiện nhiều nội dung, hình thức giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Tuy nhiên, trong tiến trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng một cách đồng bộ cả về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên cũng có những bước khởi đầu, đạt được những kết quả nhất định. Song, trong công tác quản lý cũng còn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống, quản lý việc chỉ đạo, triển khai công tác giáo dục đạo đức - lối sống, phát huy vai trò của nhà quản lý, Bí thư Đoàn các trường, đặc biệt là hiệu quả các mặt quản lý còn có chưa đáp ứng được thực tiễn tại đơn vị hiện nay và xu hướng phát triển giáo dục trong tương lai. Những yếu kém và bất cập này có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó phải kể các yếu tố như: Năng lực cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sự phối hợp đoạt động giáo dục trong trường THPT; sự phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài trường trong công tác giáo dục đạo đức - lối sống… Những kết quả nghiên cứu chương 2 có độ tin cậy và là căn cứ, cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất các biện pháp của đề tài.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THPT
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Nguyên tắc này có tính xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục đạo đức
- lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên Tất cả các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho bao giờ cũng hướng tới mục đích đã đề ra. Mục đích gần là những mục tiêu cụ thể mà người học cần đạt được trong thời gian ngắn, là phương tiện để đạt mục đích dài hạn. Mục đích xa thường là hướng tới cách làm, cách ứng phó, cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích cuối cùng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, làm thay đổi thói quen hành vi không tốt, thành những thói quen hành vi tốt, giúp các em tự điều chỉnh được bản thân mình.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý , giáo viên, học sinh nhà trường. Khi xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương, bởi mỗi nhà trường, địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt.
Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, từ thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống của các trường, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và con người. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển
giáo dục của Đảng, Nhà nước, các chế định của ngành vào chương trình hoạt động của nhà trường gắn với bối cảnh thực tiễn địa phương.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Đảm bảo tính đồng bộ thể hiện ở chỗ các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT khi đưa ra phải tác động đến tất cả các lực lượng tham gia, tác động vào tất cả các khâu, các yếu tố của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT. Phải phát huy những mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống.
Việc đề xuất các biện pháp phải đồng bộ trong từng khâu của quy trình tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá. Sự đồng bộ từ nhận thức đến thái độ và hành vi giữa các thành viên tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống ở trường THPT, đó là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, ĐVTN…
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa có chọn lọc các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn về quản lý phải thấy được những ưu điểm vượt trội của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng là biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Khi đó nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống ở các trường đặt ra.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi được thể hiện ở chỗ, hệ thống các biện pháp đưa ra phải phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định.
Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức - lối sống ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy giáo dục đạo đức - lối sống phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục. Trong quá trình xây dựng các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu không, tất cả các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đề xuất sẽ không thể thực hiện được và các biện pháp đó không có giá trị, ý nghĩa trong thực tế quản lý.
Đảm bảo tính khả thi khi đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của các trường THPT, phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, năng lực thực hiện của đội ngũ quản lý, giáo viên.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, ĐVTN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp CBQL, GV, các lực lượng giáo dục hiểu đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GD đạo đức - lối sống và quản lý hoạt động GD đạo đức
- lối sống ở các trường THPT; phổ biến rộng rãi đến phụ huynh, ĐVTN về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống; đặc biệt là thấy được
vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tạo nên sự thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trường đối với các hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Đồng thời, tạo cơ chế để Đoàn trường tích cực, chủ động tham mưu, tổ chức các hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN và thu hút đông đảo đoàn viên - học sinh tham gia vào hoạt động một cách sôi nổi, có hiệu quả cũng như có ý thức học tập, tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức...
- Giúp ĐVTN nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GD đạo đức - lối sống, từ đó có ý thức tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động do Đoàn trường tổ chức; đồng thời tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, ĐVTN về tầm quan trọng của hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT.
Vấn đề đầu tiên cần phải tăng cường nhận thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường cần phải làm cho GV hiểu rõ được thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống của chính bản thân họ hiện tại, cũng như những đòi hỏi đối với quá trình đổi mới giáo dục để từ đó họ cảm thấy thật sự cần phải nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục đạo đức - lối sống.
Đi đối với việc nâng cao nhận thức, giáo viên cần phải được trang bị các kiến thức cốt lõi về giáo dục đạo đức - lối sống. Mục tiêu hướng tới của việc này là thúc đẩy sự hình thành những kiến thức giáo dục đạo đức - lối sống cần thiết và nền tảng cơ bản nhằm quản lý một cách hiệu quả hơn. Thêm vào đó, lãnh đạo nhà trường cần phải giúp đội ngũ GV biết cách vừa trau dồi về chuyên môn, đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục đạo đức - lối sống thông qua nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Khi lập kế hoạch cần phân tích thực trạng: Những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và khả năng để đề ra các hoạt động GD đạo đức - lối sống phù hợp nhất và có tính khả thi cao.