Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch, Tổ Chức Thực Hiện, Chỉ Đạo Và Kiểm Tra Đánh Giá Đối Với Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Của Nhà

sống văn hóa tác giả tiếp tục khảo sát với 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường và thu được bảng kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường

(Sử dụng câu hỏi 11 tại Phụ lục 1)



STT


Nội dung công việc

Mức độ (%)


Làm tốt

Làm

chưa tốt


Không làm


1

Xây dựng được các quy định chuẩn mực về lối sống văn hóa

đối với học sinh


0,0


100


0,0


2

Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch giáo dục

lối sống văn hóa cho học sinh


0,0


100


0,0

3

Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận

50,0

50,0

0,0


4

Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục lối sống

văn hóa cho học sinh


12,0


80,0


8,0


5

Xây dựng được các tiêu chí thi đua khen thưởng đối với tập

thể và cá nhân học sinh có lối sống có văn hóa


45,0


55,0


0,0


6

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, uốn nắn, nhắc nhở điều

chỉnh lối sống văn hóa lệch chuẩn của học sinh kịp thời


48,0


50,0


2,0


7

Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công

tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh


23,0


77,0



8

Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa lồng ghép nội dung

giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh


25,0


75,0


0,0


9

Tổ chức tốt việc dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục lối sống văn hóa qua các môn học đặc biệt là khoa học xã

hội, môn GDCD


79,0


21,0


0,0

10

Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời

15,0

85,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 9

Qua bảng 2.12 tác giả nhận thấy thực trạng về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa là có vấn đề. Các phiếu khảo sát đã chỉ ra rất khách quan những vấn đề còn tồn tại của nhà trường trong hoạt động giáo dục lối sống văn hóa. Các nội dung công việc mà giáo viên đã chỉ ra cụ thể là: Xây dựng được các quy định chuẩn mực về lối sống văn hóa đối với học sinh (100% cho là làm chưa tốt); Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh (100% cho là làm chưa tốt); Việc xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh (chỉ có 12% cho là làm tốt, có tới 80% cho là làm chưa tốt và 8% cho là không làm); Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời (Chỉ có 15% cho là làm tốt, 85% cho là làm chưa tốt). Các nội dung khác còn lại giáo viên cũng nhìn nhận rằng làm chưa tốt. Duy chỉ có nội dung tổ chức tốt việc dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục lối sống văn hóa qua các môn học đặc biệt là khoa học xã hội, môn GDCD (Có 79% cho là làm tốt, 21% cho là chưa tốt).

Như vậy có thể thấy rằng các công tác liên quan đến hoạt động quản lý giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường thực sự chưa tạo được sự tin tưởng từ phía giáo viên, tất cả giáo viên gần như cho rằng làm chưa tốt, thậm chí không làm. Việc dạy học tích hợp của giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục nên dễ dàng hiểu được tại sao đây là nội dung duy nhất được các giáo viên đánh giá cao còn công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp chưa thật sự được nhà trường đề cao và quan tâm đúng mức. Đây chính là vấn đề mà tác giả băn khoăn nhất khi thực hiện đề tài này với mong muốn nhà trường không chỉ quan tâm đến dạy chữ mà còn quan tâm đến dạy người có như vậy mới mong muốn có được những học sinh phát triển toàn diện về mặt nhân cách.

Tiếp tục khảo sát 100 phụ huynh để bằng phiếu hỏi xem xét việc họ biết được các chủ trương, nội quy quy định về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh và biết được việc thực hiện lối sống có văn hóa của con em mình từ đâu tác giả đã thu thập được những thông tin trong bảng sau:

Bảng 2.13. Những nguồn cung cấp thông tin giúp phụ huynh biết được các chủ trương, nội quy quy định về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 2 tại Phụ lục 3)



S TT


Nội dung

Hiểu biết chủ trương, nội quy, quy định về giáo dục lối sống văn

hóa của học sinh

Biết việc làm theo lối sống văn hóa của con/em mình

Có %

Không %

Có %

Không %

1

Từ Ban giám hiệu

50,0

50,0

65,0

35,0

2

Từ giáo viên chủ nhiệm

56,0

44,0

78,0

22,0

3

Từ giáo viên bộ môn

10,0

90,0

8,5

91,5

4

Từ các cuộc họp phụ huynh của nhà trường

100

0,0

100

0,0

5

Từ con/em mình

12,0

88,0

15,0

85,0

6

Từ bạn bè của con/em mình

26,0

74,0

35,0

65,0

7

Từ phụ huynh khác

14,0

86,0

21,0

79,0

8

Từ chính quyền, đoàn thể địa phương

65,0

35,0

26,0

74,0

9

Từ các phương tiện thông tin khác

57,0

43,0

8,0

92,0

Như vậy qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 có thể thấy những nguồn cung cấp thông tin cho phụ huynh biết được các chủ trương, nội quy quy định về giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Tuy nhiên tỉ lệ phụ huynh nhận được những nguồn thông tin còn khá thấp, đặc biệt quả những “kênh” như bạn bè, phương tiện thông tin, giáo viên bộ môn, từ phụ huynh khác thậm chí từ ngay chính con em mình còn khá thấp. Chủ yếu phụ huynh vẫn nắm thông tin qua các buổi họp phụ huynh (100%); từ giáo viên chủ nhiệm (56% và 78%); từ nhà trường (50% và 65%). Điều này chứng tỏ nhà trường cũng đã có những kênh thông tin thông báo cho phụ huynh biết được những nội quy, quy định của nhà trường về việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh, thông qua sinh hoạt lớp và sổ liên lạc tuy nhiên những kênh thông tin này lại rất rời rạc và chưa được chuẩn hóa thành những kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện như khảo sát ở phần trước. Đồng thời hình thức thông tin của nhà trường còn đơn điệu và chưa hiệu quả, chưa tận dụng được hết nguồn lực của nhà trường như Đoàn thanh niên, giáo vụ, quản sinh và giáo viên bộ môn để tuyên truyền.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản sinh, Đoàn thanh niên

Tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, kết quả khảo sát 34 cán bộ, giáo viên và nhân viên như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của giáo viên trong nhà trường‌

(Sử dụng câu hỏi 8 tại Phụ lục 1)



STT


Nội dung công việc

Mức độ (%)

Làm tốt

Làm chưa

tốt

Không làm


1

Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở và uốn nắn học

sinh thực hiện lối sống có văn hóa trong các giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt


71,0


29,0


0,0

2

Phản ánh kịp thời với GVCN về những hành vi văn

hóa lệch chuẩn của học sinh

75,0

25,0

0,0

3

Trao đổi kịp thời với phụ huynh về hành vi văn hóa

lệch chuẩn của học sinh

82,0

18,0

0,0

4

Mời phụ huynh gặp giáo viên hoặc Ban giám hiệu

khi học sinh có hành vi văn hóa lệch chuẩn

100,0

0,0

0,0


5

Khen thưởng, động viên kịp thời những hành động đẹp biểu hiện của lối sống có văn hóa, phê bình ngay những học sinh còn có hành động, hành vi

thiếu văn hóa


56,0


44,0


0,0


6

Xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản trong

khuôn khổ các chuẩn mực văn hóa đối với mọi hoạt động hàng ngày của học sinh


39,0


61,0


0,0

7

Luôn gương mẫu và chuẩn mực trong mọi hoạt

động, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh

100

0,0

0,0

Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy một số nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thực hiện khá tốt như: Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở và uốn nắn học sinh thực hiện lối sống có văn hóa trong các giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt (71% làm tốt); Phản ánh kịp thời với GVCN về những hành vi văn hóa lệch chuẩn của học sinh (75% làm tốt); Trao đổi kịp thời với phụ huynh về hành vi văn hóa lệch chuẩn của học sinh (82% làm tốt); Mời phụ huynh gặp giáo viên hoặc Ban giám hiệu khi học sinh có hành vi văn hóa lệch chuẩn (100% làm tốt); Luôn gương mẫu và chuẩn mực trong mọi hoạt động, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh (100% làm tốt).

Tuy nhiên với các nội dung kể trên vẫn còn có nhiều ý kiến cho rằng làm chưa tốt, điển hình là các nội dung: Khen thưởng, động viên kịp thời những hành động đẹp biểu hiện của lối sống có văn hóa, phê bình ngay những học sinh còn có hành động, hành vi thiếu văn hóa (có tới 44% cho là làm chưa tốt); Xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản trong khuôn khổ các chuẩn mực văn hóa đối với mọi hoạt động hàng ngày của học sinh (có tới 61% cho là làm chưa tốt) Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở và uốn nắn học sinh thực hiện lối sống có văn hóa trong các giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt (vẫn còn có 29% cho là làm chưa tốt); Phản ánh kịp thời với GVCN về những hành vi văn hóa lệch chuẩn của học sinh (vẫn còn có 25% cho là làm chưa tốt). Thực tế qua việc dự giờ của cán bộ quản lý nhà trường đối với các giáo viên bộ môn và cả giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm thì thấy các thầy cô giáo vẫn chỉ quan tâm đến dạy chữ ít chú ý đến việc dạy dỗ các em những chuẩn mực của lối sống văn hóa. Hơn nữa những cuộc họp phụ huynh mặc dù giáo viên của nhà trường vẫn trao đổi hai chiều mọi thông tin với phụ huynh nhưng những thông tin đó đơn thuần chỉ là thông tin hành chính, ít có các nội dung giáo dục sâu sắc. Một ưu điểm khá hiếm hoi trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của nhà trường đó là nội dung luôn gương mẫu và chuẩn mực trong mọi hoạt động, thực sự là tấm gương sáng cho

học sinh, nội dung này có tới 100% giáo viên được hỏi cho là đã làm tốt. Thực tế ở nhà trường cũng cho thấy mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên của nhà trường còn trẻ nhưng luôn luôn giữ được tác phong của nhà giáo, không ăn mặc lai căng, không nhuộm tóc, không nói năng thiếu chuẩn mực và luôn luôn chấp hành nội quy nền nếp nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. Đó chính là điểm sáng để cán bộ quản lý của nhà trường căn cứ xây dựng các chuẩn mực lối sống văn hóa để giáo dục cho học sinh. Đồng thời một số nội dung qua khảo sát và nhìn nhận lại nhà trường cũng nhận thấy những nội dung đó làm chưa tốt như nội dung thi đua khen thưởng, xây dựng lớp tự quản trong khuôn khổ các chuẩn mực văn hóa đối với mọi hoạt động hàng ngày của học sinh. Chính vì những nguyên nhân đó dẫn đến các em học sinh cảm thấy mình chưa thật sự được sống trong một môi trường có tính văn hóa toàn diện và sâu sắc, những hành vi đúng chuẩn và lệch chuẩn đều chưa được khen và bị phạt một cách thích đáng. Hoặc là chỉ có phạt chứ chưa có khen, chỉ có mời phụ huynh đến để phản ánh về lỗi lầm của các em chứ chưa thông tin cho phụ huynh là các cháu đã có những hành động, việc làm đẹp và đúng với chuẩn mực của lối sống văn hóa, điều đó có thể làm cho học sinh nản chí và không cảm thấy những hành động đẹp của mình được biểu dương hay khuyến khích. Qua sự phân tích trên có thể thấy việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của giáo viên tuy có thực hiện nhưng song mức độ còn chưa tốt còn cao đòi hỏi nhà trường phải có biện pháp quản lý giáo dục, tuyên truyền và có kế hoạch chỉ đạo đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên làm tốt công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

2.3.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục lối sống văn hóa

Để nắm được thực trạng quản lý nội dung và các hình thức giáo dục của hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn tác giả đã tiếp tục khảo sát đối với 34 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Các hình thức giáo dục lối sống văn hóa đã được nhà trường thực hiện

(Sử dụng câu hỏi 4 tại Phụ lục 1)



STT


Hình thức giáo dục

Mức độ (%)

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

GV

HS

GV

HS

GV

HS


1

Thông qua tuần sinh hoạt tập thể đầu

năm học


100


100


0,0


0,0


0,0


0,0

2

Thông qua giờ chào cờ đầu tuần

45,0

48,0

55,0

52,0

0,0

0,0

3

Thông qua buổi sinh hoạt khu nội trú

48,0

59,0

52,0

41,0

0,0

0,0

4

Thông qua giờ sinh hoạt lớp

97,0

65,0

3,0

35,0

0,0

0,0


5

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp


35,0


51,0


65,0


49,0


0,0


0,0


6

Thông qua các buổi sinh hoạt của

Đoàn - Đội


18,0


19,0


82,0


81,0


0,0


0,0

7

Thông qua các buổi họp phụ huynh

15,0

46,0

85,0

54,0

0,0

0,0

8

Thông qua các giờ dạy trên lớp

80,0

68,0

20,0

32,0

0,0

0,0


9

Thông qua các cuộc thi, hoạt động

ngoại khóa, các buổi tọa đàm


69,0


57,0


31,0


43,0


0,0


0,0

10

Gặp gỡ riêng học sinh để giáo dục

11,0

13,0

89,0

87,0

0,0

0,0


11

Tổ chức các buổi giáo dục lối sống

văn hóa riêng


98,0


86,0


2,0


14,0


0,0


0,0


12

Tổ chức giáo dục lối sống văn hóa có sự phối hợp với Ban đại diện cha

mẹ học sinh


87,0


81,0


13,0


19,0


0,0


0,0

Kết quả bảng 2.15 cho thấy các hình thức giáo dục trên đều đã được nhà trường thực hiện, trong đó hình thức giáo dục thông qua tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học được thường xuyên thực hiện (giáo viên 100%, học sinh 100%);

Thông qua giờ sinh hoạt lớp được thường xuyên thực hiện (giáo viên 97%, học sinh 65%).

Tổ chức các buổi giáo dục lối sống văn hóa riêng thường xuyên được thực hiện (giáo viên 98%, học sinh 86%); Tổ chức giáo dục lối sống văn hóa có sự phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên được thực hiện (giáo viên 87%, học sinh 81%); Thông qua các giờ dạy trên lớp được thường xuyên được thực hiện (giáo viên 80%, học sinh 68%).

Tuy nhiên hình thức giáo dục lối sống văn hóa thông qua gặp gỡ riêng học sinh để giáo dục chỉ thỉnh thoảng mới được thực hiện (giáo viên 89%, học sinh 87%); Thông qua các buổi họp phụ huynh (có tới 85% giáo viên, 54% học sinh cho là thỉnh thoảng mới thực hiện); Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội (có tới 82% giáo viên, 81% học sinh cho là thỉnh thoảng mới thực hiện); Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (có tới 65% giáo viên, 49% học sinh cho là thỉnh thoảng mới thực hiện); Thông qua giờ chào cờ đầu tuần (có tới 55% giáo viên, 52% học sinh cho là thỉnh thoảng mới thực hiện); Thông qua buổi sinh hoạt khu nội trú (có tới 52% giáo viên, 41% học sinh cho là thỉnh thoảng mới thực hiện). Các hình thức khác tuy mức độ thực hiện thường xuyên cao nhưng số ý kiến cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện vẫn ở mức độ cao.

Qua khảo sát này cho thấy các hình thức giáo dục lối sống văn hóa đã được triển khai dưới nhiều hình thức nhưng chỉ có một số hình thức được thực hiện liên tục. Để thấy rõ hơn về hiệu quả của các hình thức giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh tác giả đã tiến hành lấy ý kiến học sinh để tìm hiểu thái độ tham gia của các em và có được kết quả khảo sát như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023