Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Hệ Thống, Kế Thừa Và Phát Triển

Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn trong tổ chức dạy học môn Tiếng Việt cho đội ngũ giáo viên, do đó bước đầu thực hiện dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh đã có những kết quả nhất định.

Việc khai thác CSVC, trang thiết bị dạy học, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học bước đầu đạt kết quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong quản lý hoạt động dạy học trong các trường tiểu học. Từ đó, CSVC các nhà trường ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học.

Những mặt mạnh của các nhà trường, cũng chính là những kết quả đạt được của biện pháp quản lý hoạt động dạy học mà cán bộ quản lý các nhà trường đã thực hiện.

2.6.2. Những mặt chưa đạt được

Vẫn còn một bộ phận giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các nhà trường và một bộ phận cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của môn Tiếng Việt.

Chất lượng đội ngũ GV mặc dù được nâng lên về trình độ và tay nghề. Tuy nhiên, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ dạy học, khả năng tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học chưa tương xứng, chưa đồng đều trong đội ngũ của các trường tiểu học. GV ngại đổi mới và chưa chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, cách thiết kế bài học và tổ chức tiết học theo các PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm đáp ứng với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Công tác quản lý sử dụng CSVC, trang TBDH, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học chưa thực sự phát huy tác dụng. Chính sách động viên, hỗ trợ GV tự làm đồ dùng dạy học chưa thiết thực, chưa kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tòi của GV, HS trong giảng dạy và học tập.

2.6.3. Nguyên nhân của những mặt chưa đạt được

Năng lực tổ chức dạy học của giáo viên còn hạn chế, một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức vận dụng các hình thức dạy học, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đầy đủ và mang tính khả thi.

Trong công tác quản lý, còn những thiếu sót chưa được khắc phục kịp thời như: sử dụng CSVC, trang TBDH, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học còn nặng về hình thức, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thực sự, công tác thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, khách quan... đã không tạo được động lực phấn đấu giảng dạy và học tập của GV và HS trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Một số nội dung, biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong các Trường tiểu học chưa có sự đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học hiện nay.

Kết luận chương 2

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 9


Qua nghiên cứu thực trạng GDĐT, thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, cho thấy:

Quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý và GV tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi như: chất lượng dạy và học trong các nhà trường ổn định và có sự phát triển, CSVC phục vụ dạy và học được khai thác có hiệu quả và được nâng cao, nề nếp dạy và học được củng cố,...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đó còn những tồn tại như: việc thực hiện kế hoạch dạy học chưa được đánh giá đúng mức; chất lượng giáo dục trong các trường tiểu học, các môn học chưa đồng đều, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của HS, chưa thực sự phát triển phẩm chất và năng lực HS; công tác bồi dưỡng GV chưa thực sự có hiệu quả,... để đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học.

Công tác quản lý hoạt động dạy và học ở các Trường tiểu học huyện Vân Đồn có phần chưa phản ánh đúng thực chất kết quả GDĐT, chưa đáp ứng tốt mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội mà trước hết là nhân dân huyện Vân Đồn.

Các nguyên nhân tồn tại, hạn chế cơ bản của công tác quản lý hoạt động dạy học ở các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, cán bộ quản lý cần được xác định, nhằm mục đích để cán bộ quản lý khắc phục, cải tiến trong công tác quản lý cho phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học hiện nay.

Kết quả nghiên cứu thực trạng trên, đã chứng minh các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học trong các Trường tiểu học ở chương l là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, đây cũng là căn cứ, là cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các Trường tiểu học huyện Vân Đồn trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VÂN ĐỒN,

TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục tiểu học

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cần phải hướng đến việc đảm bảo mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã đề ra. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giúp cho người nghiên cứu không bị lan man khi đề xuất các biện pháp nghiên cứu.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy định của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường và chiến lược phát triển giáo dục, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các biện pháp cụ thể để thực hiện trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được giải quyết. Trong các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học, đòi hỏi cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường phải tìm ra các biện pháp quản lý nhằm giúp họ triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường của trường tiểu học, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui chế của Bộ GDĐT.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế đặc điểm của các Trường tiểu học huyện Vân Đồn nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học mà Bộ GDĐT đã qui định. Đồng thời, nguyên tắc đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tức là đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đặt ra. Tính hiệu quả yêu cầu tính đến đối với mọi đối tượng quản lý, mọi địa bàn quản lý và mọi mục tiêu quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, đồng bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đề ra đều phải có tính khoa học, logic, dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục, dựa trên các căn cứ qui định tại các văn bản của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động đội ngũ GV, HS và môi trường dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc quản lý hoạt động dạy học ở các Trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển

Tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải tính đến các yếu tố quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý môi trường dạy học theo hệ thống các quan điểm, các thành tố, các nội dung của từng quá trình nhằm hướng đến các biện pháp có hệ thống rõ ràng một cách lôgíc.

Mỗi biện pháp phải giải quyết được một vấn đề, một lĩnh vực, một nội dung, một bộ phận trong hệ thống các nội dung quản lý hoạt động dạy học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Mỗi biện pháp là một phần của hệ thống các nhóm biện pháp, mang tính bộ phận và tính tổng thể.

Nguyên tắc này đòi hỏi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải chú ý tới tính kế thừa, tính ưu việt của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đã được các nhà

khoa học nghiên cứu trước đây, kết hợp với yếu tố sáng tạo, phát triển, mở rộng thành tựu nghiên cứu khoa học quản lý mang tính hiện đại vào quản lý hoạt động dạy học phù hợp và hiệu quả với cấp tiểu học.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn các trường tiểu học huyện Vân Đồn

a. Mục tiêu

Nhằm giúp cán bộ quản lý kiểm tra, giám sát công việc của GV một cách khách quan, khoa học; tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng hoặc cắt xén chương trình, nội dung dạy học; xây dựng môi trường sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trước tập thể; quản lý GV thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường tiểu học (được qui định tại Điều 32 chương IV- Điều lệ trường tiểu học).

b. Nội dung

Tất cả cán bộ quản lý cấp trường, GV tự xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy dựa trên kế hoạch của nhà trường và từng tổ chuyên môn; cán bộ quản lý cấp trường kí duyệt kế hoạch dạy học và có kế hoạch quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV ở trường tiểu học;

Cán bộ quản lý cấp trường tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình theo đứng kế hoạch dạy học; cán bộ quản lý cấp trường có các biện pháp phù hợp trong việc xử lý những cá nhân thực hiện sai kế hoạch dạy học.

c. Cách thức thực hiện

Khi tổ chức thực hiện biện pháp này, ngoài việc quán triệt tốt các nội dung đến GV, bản thân cả cán bộ quản lý cấp trường cũng phải có kế hoạch cho bản thân mình, có định hướng chi tiết để hướng dẫn GV. Phân công cả cán bộ quản lý cấp dưới như Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp GV xây dựng kế hoạch dạy học.

Từ việc phân công cụ thể dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành, của trường và các tổ chuyên môn, yêu cầu từng cán bộ quản lý, GV phải xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết. Chú trọng đến việc xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi

tiết, từng bài, từng chương, các phương tiện và hình thức hoạt động dạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, kế hoạch dạy học của GV phải phân bố theo qui định của Bộ GDĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện kế hoạch dạy học; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho sự kiểm tra, giám sát. Kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học được coi như một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.

Đối với các trường tiểu học huyện Vân Đồn, thời gian thực hiện kế hoạch thường được qui định:

+ Học kỳ I: 18 tuần. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng đầu học kỳ I, chất lượng giữa học kỳ I, chất lượng cuối học kỳ I.

+ Học kỳ II: 17 tuần. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng đầu học kỳ II, chất lượng giữa học kỳ II, chất lượng cuối năm học.

Khi có những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học, nếu cần có thể phải điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế. Cán bộ quản lý cấp trường cân nhắc và cần quyết định đúng đắn, kịp thời trên cơ sở sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

d. Điều kiện áp dụng

Cán bộ quản lý các Trường tiểu học phải có sự đồng thuận, nhất quán chỉ đạo về đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn

a. Mục tiêu

GV lên lớp tự tin, chủ động khi đã chuẩn bị kế hoạch dạy học với nội dung kiến thức, phương pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS; cán bộ quản lý cấp trường có cơ sở ban đầu trong việc đánh giá, phân loại chất lượng và năng lực GV; cán bộ quản lý cấp trường ngăn

chặn và kịp thời khắc phục những sai phạm, giúp GV hoàn thành đúng mục tiêu bài học.

b. Nội dung

Cán bộ quản lý các trường thống nhất bài soạn; thống nhất quy trình dạy học; Cán bộ quản lý nhà trường cung cấp tư liệu cho GV để thực hiện bài soạn; Cán bộ quản lý nhà trường quản lý việc trao đổi bài soạn giữa các GV.

c. Các thực thực hiện

Chỉ đạo thật kĩ yêu cầu của chương trình, xác định rõ những kĩ năng, kĩ xảo cần rèn luyện cho HS, xác định phương pháp nhận thức, phát triển năng lực cho HS. Cán bộ quản lý các trường chỉ đạo thể hiện nội dung bài học cụ thể trong bài soạn, nêu rõ hoạt động tương tác của thầy - trò - môi trường dạy học, xác định kiến thức trọng tâm cần truyền đạt, sắp xếp theo một trình tự lôgic. Cập nhật hóa tri thức, minh họa bằng các thông tin, số liệu, hình ảnh, những câu chuyện lịch sử gắn với thực tế nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Chỉ đạo GV phải hiểu được đối tượng HS, nắm chắc được những điều kiện các trường có, so sánh với PPDH truyền thống, phương pháp đã dạy các năm trước để xác định PPDH theo hướng tích cực, sự lựa chọn này hết sức quan trọng, phần lớn dựa vào sự sáng tạo, những kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân.

Chỉ đạo tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học theo nội dung đã thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn gắn với điều kiện thực tế giảng dạy và điều kiện của nhà trường. Trao đổi bài soạn giữa các GV, nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, góp ý lẫn nhau giữa các GV. Kế hoạch khi xây dựng xong cần được trình bày trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Mọi thành viên trong tổ cùng nhau thảo luận, bàn bạc, thống nhất những nội dung chính, yêu cầu GV cần sử dụng tối đa các phương tiện sẵn có để phục vụ bài giảng đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực của HS, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Các nội dung thảo luận cần được ghi chép và lưu giữ kĩ lưỡng ở từng cá nhân và nghị quyết của tổ chuyên môn.

d. Điều kiện áp dụng

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí