Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 42

- Xét nghiệm nội tiết

- Xét nghiệm tinh dịch

- Các thông số tinh dịch đồ bình thường:

+ Thể tích: 2- 6ml.

+ Ly giải trung bình sau 15 phút, màu trắng đục hoặc xám tro.

+ PH: 7,2 -7,8.

+ Số lượng: từ 20 x 106/ml hoặc hơn.

+ Di động tinh trùng: 25% hoặc hơn di chuyển thẳng nhanh (loại a) hoặc 50% hoặc hơn tiếp về phía trước trong vòng 60 phút sau khi lấy.

+ Hình thái: 30% hoặc hơn có hình thể bình thường.

+ Tỷ lệ sống: 50% hoặc hơn tinh trùng sống.

+ Bạch cầu: dưới 1 x 106/ml

- Siêu âm: Khảo sát bìu, tinh hoàn, thừng tinh qua siêu âm.

- Sinh thiết: Tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh tìm sự hiện diện của tinh trùng trong trường hợp mẫu tinh dịch vô tinh.

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Phát hiện các bất thường di truyền

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. THEO YHHĐ


Tuỳ vào nguyên nhân vô sinh của vợ hay của chồng mà điều trị tương ứng. Một số phương pháp điều trị cơ bản:

Về phía người vợ


- Nếu có bất thường phóng noãn: chỉ định kích thích buồng trứng theo nhiều phác đồ khác nhau nhằm tăng sự phát triển nang noãn, tăng trưởng thành và phóng noãn.

- Tắc vòi trứng: phẫu thuật mổ thông vòi trứng qua mở bụng hoặc qua nội soi.

- Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục nếu có trước khi thăm dò nguyên nhân vô sinh. Có khoảng 5% bệnh nhân vô sinh có thai tự nhiên chỉ mới sau khi điều trị viêm âm đạo, cổ tử cung hoặc thay đổi môi trường âm đạo..

- Các điều trị hỗ trợ cần thiết khác như chỉ định Bromocriptin trong trường hợp vô kinh tiết sữa, chế phẩm tăng nhạy cảm insulin (metformin) trong hội chứng buồng trứng đa nang...

- Phẫu thuật có thể chỉ định như nội soi gỡ dính, đốt điểm buồng trứng đa nang, bóc u lạc nội mạc, sửa chữa các dị dạng sinh dục...

- Tuỳ vào nguyên nhân vô sinh của vợ hay của chồng mà điều trị tương ứng.


Về phía người chồng


- Bất thường tinh dịch đồ: tuỳ vào mức độ bất thường mà chỉ định phương pháp can thiệp.

- Nội tiết tố: có thể cải thiện chất lượng tinh trùng trong những trường hợp do nguyên nhân nội tiết, bất thường mức trung bình, tuy nhiên quá trình điều trị thường dài ngày, tốn kém và không cải thiện nhiều.

Thụ tinh nhân tạo với bơm tinh trùng sau lọc rửa vào trong buồng tử cung được ưu tiên chỉ định cho trường hợp bất thường tinh trùng trung bình. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, gần với sinh lý nhất và tỷ lệ có thai cộng dồn khá tốt.

Thụ tinh trong ống nghiệm: là một thành tựu trong điều trị vô sinh với khả năng can thiệp tối đa, đặc biệt những người tinh trùng ít, yếu và dị dạng nặng. Những trường hợp vô tinh do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được trích từ tinh hoàn, mào tinh để tiêm vào trong bào tương trứng.

Bất thường chức năng tình dục: loại trừ các nguyên nhân thực thể (đái tháo đường, bất thường mạch máu, thần kinh, u xơ tiền liệt tuyến...), tâm lý liệu pháp, các chế phẩm kích thích tình dục chỉ được chỉ định sau khi đã loại trừ các bệnh lý thực thể và chỉ dùng hạn chế với sự theo dõi của thầy thuốc.

Có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa trong giãn tĩnh mạch thừng tinh, lỗ tiểu đóng thấp, tinh hoàn lạc chỗ.

3.2. THEO YHCT

3.2.1. Sinh lý về sự thụ tinh theo YHCT


Theo y học cổ truyền, tinh người cha thuộc dương, trứng người mẹ (mẫu huyết) thuộc âm, âm dương giao hòa thì sẽ thụ thai.

Sách Linh khu có ghi: “lưỡng thần tương tác, hợp nhị thành hình”. Nghĩa là hai thần chung đúc nhau hợp lại mà nên con người, vật chất để chung đúc ấy là tinh cha và huyết mẹ

Theo Hải Thượng Lãn Ông: Tinh cha huyết mẹ nhân cảm hứng mà giao hội với nhau, tinh nhờ dương tiết ra, huyết thu liễm tinh, tinh thành xương, đó là muôn vật nhờ ở càn nguyên (càn là dương, là cha, nguyên là đầu, là trước, càn nguyên là đức đầutiên của càn tạo ra muôn vật) làm nguồn gốc. Huyết khí hộ vệ bên ngoài, thành bào thai, tinh thì dầy đặc bên trong để hóa sinh nuôi dưỡng, đó là muôn vật sinh trưởng nhờ khôn nguyên (đức đầu tiên của khôn là sinh ra muôn vật)

Âm dương giao cấu, ngưng kết thành thai, chỗ thai ở gọi là tử cung,một cuống ở dưới, trên phân 2 ngả, một ngả thông sang tả, một ngả thông sang hữu.

Trần Tử Minh, danh Y đời Tống (Trung Quốc) có khuyên: Nam giới tuy 16 tuổi đã có tinh nhưng phải đến 30 tuổi mới lấy vợ, nữ giới tuy 14 tuổi đã có kinh nguyệt nhưng đến 20 tuổi lấy chồng, như thế âm dương đều sung túc.

Lý do là ở nữ, đến tuổi 14 thì thiên quý đến, mạch Nhâm Xung đầy đủ, có kinh, ngực nảy nở. Ở nam đến tuổi 16, thiên quý đến, thận khí đầy đủ, tinh khí dồi dào. Nếu giao hợp có thể có thụ thai.

Như vậy thiên quý là kết quả của sự phát triển của thận khí. Nghĩa là khi khí tiên thiên sung mãn đến cực độ thì tạo nên thiên quý. Thiên quý làm mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh mà tạo ra kinh nguyệt ở nữ, tinh khí ở nam. Nếu thiên quý của nam và nữ hòa hợp nhau (âm dương giao hòa) thì tạo ra con cái

Ngoài ra y học cổ truyền cũng cho rằng, thời gian giao hợp cũng có quan hệ rất lớn đối với sự hoài thai.

Sách Diệu nhất trai y học chính ấn chủng tử thiên viết “Giao hợp có thời, vạn vật hóa sinh ắt có thời gian lạc dục”. “Lạc dục” ở đây ý chỉ sự rụng trứng. Người xưa cũng nói “đêm khuya êm dịu, tình cảm vợ chồng thuận hòa, gặp nhau thụ thai, con cái không những trường thọ mà còn trí tuệ hơn người”. Bởi lẽ là do “nam nữ tình đồng, giao cảm với nhau, khí cơ thông thương, tinh huyết dồi dào, âm dương tương tác thì tinh huyết hòa trộn mà thành thai”

Như vậy, theo y học cổ truyền, tinh cha huyết mẹ đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên con cái. Tinh cha huyết mẹ có lành lặn, đầy đủ thì khí chất của thai nhi mới hoàn bị, yếu tố bẩm sinh mới tốt đẹp.

Y học cổ truyền (YHCT) rất xem trọng yếu tố “tiên thiên” và “hậu thiên” trong vấn đề vô sinh. Kinh dịch nói: trời đất hun đúc, muôn vật hóa thành, trai gái giao cấu, muôn vật hóa sinh. Đạo trời đất thì âm dương hòa hợp mới nuôi sống được muôn vật, đạo vợ chồng thì âm dương hòa hợp mới sinh nở được con cái. Nếu tinh cha huyết mẹ không đầy đủ mà có thể chửa đẻ thì chưa bao giờ có.

Vô sinh do nữ Đông Y gọi là Chủng tử môn. Chủng tử môn bao gồm các chứng trạng không thụ thai được hoặc đã thụ thai mà không có khả năng để giữ noãn bào đã thụ thai ở lại trong bào cung hoặc không phát triển thành thai nhi.

3.2.2. Cơ chế bệnh sinh

Theo YHCT: mạch Xung Nhâm đóng vai trò trọng yếu. Vì mạch Nhâm chủ về bào cung, thống quản mạch âm trong cơ thể con người. Vương Băng nói: “mạch Xung là bể chứa huyết, mạch Nhâm chủ về bào thai. Hai mạch Xung Nhâm nương tựa hỗ trợ nhau tốt thì đấy là suối nguồn của kinh mạch, thai sản”

Các mạch Xung Nhâm Đốc Đới đều khởi đầu từ huyệt hội âm rồi chia ra ba nhánh. Mạch Xung Nhâm nối liền vào dạ con chịu sự ràng buộc của mạch Đới. Vì thế bốn mạch Xung Nhâm Đốc Đới cùng liên quan ảnh hưởng với nhau tạo nên hệ thống quan hệ trực tiếp đến sinh lý của người phụ nữ.

Mạch Xung Nhâm đầy đủ thịnh vượng thì thân thể khỏe mạnh, kinh nguyệt điều hòa, thụ thai sinh nở bình thường. Nếu mạch Xung Nhâm tổn thương gây bệnh Phụ khoa/vô sinh. Ngoài những nguyên nhân gây tổn hại trực tiếp đến mạch Xung Nhâm như giao hợp quá độ, sảy thai nhiều

lần…thì những nguyên nhân gián tiếp như các yếu tố gây nên khí huyết không điều hòa hoặc gây nên sự rối loạn chức năng của tạng phủ, từ đó cũng gây tổn thương mạch Xung Nhâm.

3.2.3. Nguyên nhân:

Theo YHCT, nguyên nhân vô sinh ở người phụ nữ chia 2 loại: tiên thiên khuyết tật (không có âm đạo, tử cung, buồng trứng kém phát triển…)và bệnh lý hậu thiên.

Bệnh lý hậu thiên cũng do ba nhóm nguyên nhân gây bệnh nội khoa như ngoại nhân, nội nhân, bất nội ngoại nhân thường gặp nhất là nguyên nhân sau:

Nhóm ngoại nhân có Hàn, Nhiệt Thấp.


Nhóm nội nhân có Buồn, lo nghĩ nhiều, giận hờn ghen


Nhóm bất nội ngoại nhân do ăn uống không điều độ, uống thuốc không đúng cách, lao lực quá độ, phòng dục quá độ.

3.2.4. Các thể bệnh lý hậu thiên thường gặp là: hư hàn, huyết hư, đàm thấp, can uất và huyết nhiệt .

3.2.4.1. Tỳ Thận Hư hàn

Triệu chứng: bụng dưới thường bị lạnh và đau thất thường, kinh kỳ không đều, sắc huyết nhợt nhạt, huyết trắng khí hư, rêu lưỡi mỏng, kiêm thận hư thì tinh thần hay mỏi mệt; hay đau lưng, mỏi chân, tiểu nhiều, kinh nguyệt ra ít, hơi lãnh cảm, chất lưỡi nhợt, nếu chân dương kém thì lưng đau như gãy, bụng dưới lạnh, chân tay lạnh, kinh nguyệt muộn, có bạch đới đái rắt hoặc đái không cầm.

Do lúc đang hành kinh không giữ gìn cẩn thận, ăn đồ sống lạnh hoặc vì tham dâm vô độ, sống nơi ẩm ướt làm tổn hại mạch Xung Nhâm khiến chân dương không đầy đủ,không khí hóa hàn thấp mà dồn vào làm lạnh dạ con.

3.2.4.2. Huyết hư hàn :

Triệu chứng: thể trạng hư suy, kinh kỳ ít có khi ra muộn, bất thường; sắc mặt vàng xanh, tinh thần mỏi mệt, hay chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt rêu mỏng, mạch hư sác hoặc trầm tế. Thân thể vốn yếu, âm huyết kém yếu mà không giữ được tinh.

Đàm thấp trở trệ Bào cung


Triệu chứng: tình trạng hình thể béo mập, đầu choáng, tim hồi hộp bạch đới đặc dính mà nhiều, khi có kinh thì không đều, sắc nhợt mà nhiều, lưỡi nhợt rêu nhớt, mạch hoạt.

Do ăn chất béo bổ sinh đờm thấp tích trệ ở bào cung làm cho bào cung không dưỡng được tinh.


3.2.4.3. Can khí uất

Triệu chứng: người phụ nữ hay uất ức không vui, có kinh nguyệt không định kỳ, ngực sườn không thư thái hoặc bụng hay đầy chướng, ngủ hay mộng mị những điều không tốt, người thụ động, ít nói cười. Do can không sơ tiết bình thường mà khí huyết mất điều hòa.

Âm hư, thấp nhiệt Xung Nhâm


Triệu chứng: trước lúc hành kinh hay có triệu chứng đau bụng dưới, đau đầu, chóng mặt; kinh nguyệt thì đỏ lợm, khô đặc, môi hay bị khô. Tuy nhiên cơ thể không sút kém, ăn uống và đại tiểu tiện bình thường…

Do uống nhiều thuốc nóng quá hoặc huyết hư hóa nhiệt, nhiệt ẩn náu ở mạch Xung Nhâm làm khí huyết mất cân bằng.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: phụ nữ không có thai, có người do lục dâm thất tình làm tổn thương mạch Xung Nhâm, hoặc bệnh cũ ẩn nấp, di chuyển trong tạng phủ, hoặc tử cung hư lạnh, hoặc khí thịnh huyết suy, tỳ vị hư tổn. Do đó không nuôi dưỡng được mạch xung nhâm hoặc tích đờm ngưng trệ ở bào lạc.

Tóm lại, bệnh lý không thụ thai có rất nhiều , đúc kết lại chỉ do dị tật bẩm sinh tiên thiên và bệnh gây ra ở hậu thiên. Không thai nghén về tiên thiên không thuốc nào trị được, không thai nghén hậu thiên chứng trạng chính là do rối loạn kinh nguyệt.

Vô sinh nam: do đàn ông phòng lao quá độ, tiết tinh quá nhiều, tinh loãng như nước, hoặc lạnh như băng, lo nghĩ quá nhiều.. .Tất cả các nguyên nhân ấy đều dẫn đếnkhó có con

Vì tâm chủ thần, tâm có lo nghĩ thì thần chạy ra ngoài, làm cho quân hỏa bị uất mà không xuống được. Thận chủ chí, thận có nhọc mệt thì chí loạn ở trong dẫn đến thận thủy thiếu mà không thăng lên được. Trên dưới (tâm ở trên, thận ở dưới) không giao hòa với nhau, mà có thể sinh dục được thì chưa bao giờ có.

ông Y chia vô sinh nam thành tám bệnh danh chính


- Thận âm khuy hư: tinh dịch lượng ít, số lượng tinh trùng giảm, lưng đau gối mỏi, nóng lòng bàn tay bàn chân, cảm giác sốt về chiều, thất miên, đạo hãn, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

- Thận dương bất túc: tinh dịch lạnh loãng, số lượng tinh trùng giảm, độ di động kém, mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, liệt dương hoặc di tinh, tiểu đêm nhiều.

- Khí huyết khuy hư: tinh dịch loãng, lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc xuất tinh sớm, gầy yếu, mất ngủ, hay quên, ăn kém, đại tiện lỏng.

- Tỳ thận dương hư: tinh dịch lạnh loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc di tinh, lưng đau gối mỏi, ngũ canh tả.

- Đàm trọc trở trệ can mạch: tinh dịch lượng ít, không có hoặc có rất ít tinh trùng, khó xuất tinh, tinh hoàn hay sưng nề, tức ngực, béo bệu.

- Thể huyết ứ trở trệ kinh can: giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, không có hoặc có rất ít tinh trùng, tỷ lệ chết cao, bụng dưới và bìu đau chướng, lưỡi có điểm ứ huyết.

- Thể Thấp nhiệt phạm can mạch: Tinh dịch đặc lâu hóa lỏng và có nhiều bạch cầu, chất lượng tinh trùng giảm, tỷ lệ chết nhiều, sau sinh hoạt hay đau tức dương vật và tinh hoàn, tiểu tiện sẻn đỏ, có cặn đục, chân tay mỏi nặng, tâm phiền miệng khát, đại tiện khó, lưỡi đỏ rêu vàng dính.

- Hàn trệ can mạch: Tinh dịch lạnh loãng, bộ hạ đau chướng và lạnh, sau sinh hoạt bụng dưới và tinh hoàn đau tức, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi nhợt và bệu, mạch căng như dây đàn.


ĐẠI CƯƠNG VỀ NAM HỌC


MỤC TIÊU


1. Nêu được định nghĩa di tinh và liệt dương.


2. Trình bày được nguyên nhân di tinh và liệt dương theo lý luận y học cổ truyền.


3. Nêu được các thể lâm sàng di tinh và liệt dương theo y học cổ truyền.


4. Trình bày được cách điều trị các thể bệnh di tinh và liệt dương


NỘI DUNG


DI TINH


1. ĐỊNH NGHĨA:

Di tinh thường là một triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh chức năng, khi nào ảnh hưởng đến sức khỏe mới coi là bệnh, cần chữa. Không nên nhầm lẫn với trường hợp di tinh có tính chất sinh lý bình thường.

Thường được chia làm 2 loại: hoạt tinh và mộng tinh. Hoạt tinh là tự chảy ra khi bị kích thích, mộng tinh là xuât tinh khi ngủ mê.

2. NGUYÊN NHÂN

- Do tâm thần quá vượng thịnh, do bị tính dục kích thích gây hoạt tinh: thận hư không tàng tinh, gây mộng tinh;

- Ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt gây thấp hóa nhiệt dồn xuống dưới kích thích thận hỏa gây mộng tinh.

3. CÁC THỂ BỆNH

3.1. Tâm, Can, Thận quá mạnh (quân hỏa, tướng hỏa mạnh)

Hay gặp ở trường hợp rối loạn thần kinh chức năng thể hưng phấn tăng, hay gây hoạt tinh.

- Triệu chứng: ngủ ít, hồi hộp, đầu choáng váng, hoạt tinh, mạch huyền.

- Pháp trị: định tâm an thần, cố tinh.

- Bài thuốc:


Bài 1:



Long nhãn Táo nhân

16g 12g

Khiếm thực Kim anh

12g 12g


Long cốt

16g

Thảo quyết minh

12g


Mẫu lệ

16g



Bài 2:






Sài hồ

12g

Long cốt

16g


Phục linh

8g

Hạt muồng

16g


Đảng sâm

12g

Khiếm thực

12g


Viễn chí

8g

Liên nhục

12g

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 42


3.2. Thận hư không tàng tinh:


Do Thận âm hư và Thận dương hư gây ra, gặp ở người bệnh bị rối loạn thần kinh chức năng, nếu ức chế giảm là âm hư, nếu ức chế và hưng phấn giảm là dương hư.

- Triệu chứng:

+ Đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, nhức đầu, hay mê, di tinh, ù tai.

+ Nếu thận âm hư: phiền nhiệt, họng khô, miệng khô, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, mạch tế sác.

+ Nếu thận dương hư, kèm theo sợ lạnh, lưng gối lạnh đau, tay chân lạnh, hay đi phân nát, nước tiểu trong, di tinh kèm theo liệt dương, mạch trầm nhược.

- Pháp trị: Bổ Thận âm (nếu Thận âm hư), bổ dương (nếu Thận dương hư), an thần, cố tinh.

- Bài thuốc

Bài 1: Cố tinh hoàn (Tán nhỏ thành bột làm viên mỗi ngày uống 10-20g. Dùng chung cho cả hai loại Thận âm hư và Thận dương hư)


Liên nhục

2kg

Hoài sơn

2kg

Khiếm thực

0,5kg

Liên tu

1kg

Sừng nai

1kg

Kim anh

0,5kg


Bài 2: Kim tỏa cố tinh hoàn: Tán nhỏ thành bột làm viên, mỗi ngày uống 12g. Dùng cho cả 2 loại: âm hư, dương hư.


Sa uyển tật lê

80g

Khiếm thực

80g

Long cốt

40g

Mẫu lệ

40g

Bài 3: Tang phiêu tiêu tán: Thành phần bằng nhau. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 8g. Dùng cho cả 2 loại âm hư, dương hư.


Tang phiêu tiêu

Viễn chí

Đảng sâm

Xương bồ

Phục thần

Đương quy

Qua bản




Bài 4: nếu âm hư, dùng bài


Sa sâm

12g

Khiếm thực

12g

Mạch môn

12g

Liên nhục

12g

Thạch hộc

12g

Quy bản

8g

Kim anh

12g



Hoặc bài Đại ổ âm hoàn gia giảm: Làm viên mỗi ngày dùng 30g.


Hoàng bá

12g

Kim anh

12g

Tri mẫu

12g

Khiếm thực

12g

Thục địa

16g

Liên nhục

12g

Quy bản

12g

Tủy lợn 12g


Bài 5: nếu dương hư, dùng bài thuốc dưới đây hoặc bài Hữu quy hoàn gia giảm


Ba kích

12g

Hoàng tinh

12g

Sừng nai

12g

Hoài sơn

12g

Phá cố chỉ

12g

Liên nhục

16g

Thỏ ty tử

12g



Châm cứu: Nếu thận âm hư thì châm bổ các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Tam âm giao, Nội quan. Nếu thận dương hư thì cứu các huyệt trên (trừ Nội quan).

3.3. Thấp nhiệt

- Triệu chứng: di tinh, khát nước nhiều, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác.

- Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lợi thấp là chính.

- Bài thuốc:


Bài 1:


Tỳ giải

16g

Mẫu lệ

12g

Ý dĩ

12g

Củ mài

16g

Hoàng bá Nam

12g

Cỏ nhọ nồi

12g

Bồ công anh

16g

Cam thảo Nam

12g

Bài 2: Trư đỗ hoàn: Làm thành viên, mỗi ngày uống 30g.

Bạch truật

16g

Mẫu lệ

10g

Khổ sâm

10g

Dạ dày lợn

10g

Châm cứu: châm tả Quan nguyên, Khí hải, Khúc cốt, Hợp cốc, Nội đình.

Xem tất cả 352 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí