Biện Pháp 8. Tăng Cường Đầu Tư Và Phát Huy Tác Dụng Của Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt

+ Xác định được các yêu công việc cụ thể cần chuẩn bị của thầy và trò.

+ Xác định đúng nội dung kiến thức trọng tâm.

+ Xác định phương hướng dạy học phù hợp với các đối tượng và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

+ Xác định hệ thống câu hỏi phù hợp, khai thác được nội dung kiến thức trọng tâm và phù hợp với mỗi loại đối tượng học sinh.

Cách thức tiến hành kiểm tra việc soạn bài:

+ Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra theo tuần và định kỳ và ký duyệt.

+ Kiểm tra qua dự giờ.

+ Kiểm tra gián tiếp qua tổ trưởng, tổ khối chuyên môn.

* Kiểm tra việc giảng dạy trên lớp và việc dự giờ của giáo viên: hiệu trưởng phải căn cứ vào:

+ Giờ lên lớp theo thời khóa biểu của giáo viên để kiểm tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

+ Kiểm tra theo phân phối chương trình dạy học, môn học.

+ Các quy trình về giờ lên lớp, nề nếp tổ chức dạy học của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 13

Việc dự giờ xem xét việc đảm bảo nội dung bài dạy (về kiến thức cơ bản, tính chính xác, tính hệ thống) việc rèn luyện kỹ năng và công tác giáo dục tư tưởng thông qua bài học (phù hợp với đặc trưng bộ môn và mức độ sâu sắc...) việc vận dụng các phương pháp chung và phương pháp riêng đối với môn học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh, ngoài ra còn có thể xem xét về phong cách dạy học của thầy và cách học của trò.

+ Kết quả đánh giá chung việc giảng dạy của thầy và kết quả tiếp thu bài của trò thông qua việc khảo sát chất lượng.

Cách thức tiến hành kiểm tra: Hình thức chủ yếu là dự giờ. Việc dự giờ phải được tiến hành thường xuyên và phải có kế hoạch chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn và các giáo viên dự giờ của nhau. có thể dự giờ theo kế hoạch và dự đột xuất.

+ Dự giờ theo kế hoạch: Chọn giáo viên dạy và lên lịch dự giờ, hình thức này luôn kết hợp với kế hoạch đăng ký thi đua hoặc kết hợp với kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên hay kiểm tra chuyên đề của phòng Giáo dục.

+ Dự giờ đột xuất: Hình thức này giúp hiệu trưởng nắm bắt được thực chất trong việc giảng dạy của giáo viên về nề nếp, chất lượng của học sinh, của từng lớp.

* Kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Vì vậy chỉ có đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh mới có thể đánh giá được chính xác công tác giảng dạy của thầy và mới đánh giá được hiệu quả giảng dạy của nhà trường. Việc đánh giá nghiêm túc này sẽ hạn chế được các hiện tượng tiêu cực đồng thời cũng giúp thầy và trò cùng thực sự cô gắng, nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiệu trưởng kiểm tra kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào:

+ Yêu cầu, nội dung chương trình môn học.

+ Việc phân tích chất lượng đầu vào (có thể tính theo các mốc quy định như chất lượng học tập theo tháng, theo định kỳ, theo năm học) và so sánh với với chất lượng ở thời điểm tiến hành đánh giá.

+ Nề nếp học tập của mỗi lớp. Cách tiến hành kiểm tra:

+ Kiểm tra chất lượng học tập của môn Tiếng Việt theo chuyên đề chung, khi sử dụng hình thúc kiểm tra này, mỗi tổ chuyên môn cần căn cứ vào yêu cầu nội dung chương trình và phân phối chương trình dạy học của môn học để xây dựng một số bộ đề chung (là ngân hàng đề thi cho tổ, khối) hiệu trưởng có thể chọn hoặc bốc ngẫu nhiên một trong số các đề thi đó làm đề thi chung cho các lớp trong khối, sau đó chọn đề kiểm tra, công việc quan trọng nhất là cần tổ chức nghiêm túc việc coi, chấm thi (coi thi đúng quy chế, chấm bài theo hai bước độc lập, có đánh phách và dọc phách...) hình thức này có thể áp dụng trong việc kiểm tra theo định kỳ hoặc cho việc tổ chức thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt do nhà trường tổ chức.

+ Kiểm tra thông qua việc chấm bài và các thông tin khác. Vậy hiệu trưởng có thể kiểm tra kết quả học tập của học sinh thông qua việc chấm chữa bài trong vở của học sinh qua nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, của học sinh.

Một trong những khâu quan trọng nhất là làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra và trao đổi, đóng góp với giáo viên, sau khi kiểm tra, đánh giá, nhận xét, ngoài việc nêu những ưu điểm, nhược điểm thì cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên có thêm những nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trọng hơn là chỉ ra được các biện pháp phát huy ưu điểm khắc phục những hạn chế. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác cụ thể, thiết thực, sát với đối tượng, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc, tránh góp ý một cách chung chung, theo cảm tính. Cuối cùng phải định được thời gian cho đối tượng được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và để thời gian kiểm tra lại việc sửa chữa và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Như vậy: Biện pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một biện pháp quan trọng trong quản lý dạy học môn Tiếng Việt của người quản lý là người hiệu trưởng, do đó kiểm tra, đánh giá cần theo chuẩn mực và quy trình thống nhất thì mới đem lại hiệu quả cho công tác quản lý. Người hiệu trưởng phải coi đổi mới để kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học là cột sống của công tác quản lý trường tiểu học. Riêng kế hoạch kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau:

+ Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian tiến hành. Kế hoạch kiểm tra định kỳ cần được công bố công khai để mọi người cùng được thực hiện và tiện theo dõi kết quả.

+ Trong việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác.

+ Từng nội dung kiểm tra phải có chuẩn đánh giá phù hợp.

+ Trong kiểm tra phải đảm bảo tính linh hoạt đồng bộ và tính liên tục hệ thống.

+ Trong kiểm tra phải dẫn đến tác động điều chỉnh hoạt động dạy học trong nhà trường.

3.2.8. Biện pháp 8. Tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

* Mục tiêu biện pháp

Giúp hiệu quản lý việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt một cách có hiệu quả cao.

Huy động các nguồn kinh phí tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt cho nhà trường.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Nhà trường cần quản lý việc đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị dạy học đạt hiệu quả.

- Việc đầu tư mua sắm thiết bị phải đảm bảo yêu cầu về tính thiết thực, hiệu quả sử dụng và phù hợp với điều kiện của nhà trường, trước hết cần đầu tư những thiết bị tối thiểu, sau đó mới đầu tư thiết bị hiện đại.

- Đầu tư cơ sở vật chất có hiệu quả đảm bảo phòng học đúng quy cách, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, phong phú và sách tham khảo, đồ dùng học tập cho học sinh cần gắn với đời sống hằng ngày đặc biệt là những tác phẩm văn học, tạp chí Văn học tuổi thơ được các em đặc biệt quan tâm. Nhà trường cần trang bị các tủ sách dùng chung, thư viện lưu động cho học sinh được tiếp cận.

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc quản lý và sử dụng sau đầu tư để kiểm định chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh thất thoát, lãng phí.

- Nhà trường khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học của môn Tiếng Việt. Việc làm đồ dùng dạy học gắn liền với đối tượng là hết sức cần thiết, qua thực tế giảng dạy, nhà trường và giáo viên xác định cụ thể từng loại đồ dùng dạy học nào cần phải làm thêm để phục vụ giảng dạy phù hợp từng bài cho học sinh.

- Hàng năm nhà trường tổ chức các cuộc thi ''Đồ dùng dạy học tự làm'' tạo thành phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học.

- Bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả.

Nhà trường thực hiện triệt để các yêu cầu về bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo đạt hiệu quả cao, cần ưu tiên những phòng xây kiên cố để làm phòng thiết bị, đồ dùng dạy học để đảm bảo thiết bị dạy học được bảo quản tốt. Người phụ trách thiết bị phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, biết sắp sếp và bảo quản một cách hợp lý, khoa học.

Yêu cầu mỗi giáo viên biết xác định từng loại thiết bị dạy học cần thiết cho từng bài dạy, biết cách khai thác triệt để các tính năng, tác dụng của từng loại đồ dùng dạy học. Từ đó sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng sao cho đạt hiệu quả, yêu cầu cao nhất. có hình thức xử lí thích đáng đối với những giáo viên cố tình không thường xuyên sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDTBT tiểu học, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, các biện pháp mà đề tài đưa ra xuất phát từ thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học của các hiệu trưởng, các biện pháp quản lý nêu trên đều có những chức năng, vai trò, tác dụng về một mặt nào đó, chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống nhất và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT tiểu học, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, vấn đề quan trọng nhất là hiệu trưởng phải biết linh hoạt lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo và các biện pháp quản lý cho phù hợp với từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trường.

Trên cơ sở kiến thức đã được bồi dưỡng vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, tác giả hy vọng rằng những biện pháp đưa ra ở đây có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng trong các trường PTDTBT tiểu học, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3


Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về lý luận, xuất phát từ thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu ở các trường tiểu học, từ những đặc điểm, đặc thù của việc dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Kết quả khảo nghiệm về tính chất cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất cho thấy: Các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính cần thiết và tính khả thi cao, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các biện pháp này cần được vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trường PTDTBT tiểu học ở địa phương khác. Điều quan trọng hơn là sự năng động của các nhà quản lý giáo dục trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp nêu trên. Các biện pháp quản lý chỉ phát huy tác dụng thực sự khi cán bộ quản lý giáo dục có tính linh hoạt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lí luận

Giáo dục được coi một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế mỗi quốc gia, và trên thực tế, đang vươn lên trở thành yếu tố đứng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, quản lý giáo dục chính là khâu then chốt, nhằm đảm bảo các mục tiêu Giáo dục và Đào tạo. Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Trong quản lý giáo dục, quản lý dạy học lại là khâu quan trọng nhất, bởi vì hoạt động dạy học là hoạt động giáo dục trọng tâm, cơ bản nhất trong các nhà trường.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ thông, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống quốc dân. Như vậy, chất lượng quản lý dạy học trong cấp tiểu học không những quyết định chất lượng giáo dục của cấp học này mà còn ảnh hưởng to lớn đến chất lượng toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Đối với các trường tiểu học, quản lý dạy học môn Tiếng Việt có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, bởi tầm ảnh hưởng rất quan trọng, to lớn của môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, trước tên cần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong các nhà trường bao gồm: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy môn Tiếng Việt quản lý chương trình và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt trên cơ sở dự giờ, thăm lớp dạy học môn Tiếng Việt, tăng cường việc quản lý việc học tập Tiếng Việt của học sinh, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học,

tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho thấy việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt đã được các cấp quản lý quan tâm, hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn phải tháo gỡ, còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời tới.

Nguyên nhân của một số hạn chế trong công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, là do các biện pháp quản lý còn chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa triệt để việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.

1.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý

Sau khi nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đề tài đã đề xuất 8 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý học môn Tiếng Việt ở trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đó là:

- Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy môn Tiếng Việt.

- Biện pháp 2: Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt.

- Biện pháp 3: Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp môn Tiếng Việt.

- Biện pháp 4: Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.

- Biện pháp 5: Chỉ đạo nâng cao chất lượng dự giờ Tiếng Việt trên lớp.

- Biện pháp 6: Tăng cường quản lý việc học tập Tiếng Việt của học sinh.

- Biện pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học.

- Biện pháp 8: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí