Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh

địa bàn khảo sát của đề tài cần phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, khả dụng trong quá trình triển khai. Tác giả đã lựa chọn 14 trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.4. Xây dựng công cụ nghiên cứu

a. Xây dựng mẫu phiếu điều tra

Công cụ nghiên cứu thực trạng được xác định gồm: phiếu trưng cầu ý kiến, các số liệu thống kê và báo cáo thứ cấp, và quản lý hoạt động dạy và học của các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh như các bản kế hoạch, bản đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,...

b. Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tổng số khách thể được chọn ra để khảo sát là: 31 CBQL và 75 GV. Trong đó, cán bộ quản lý các trường tiểu học 31 đồng chí; GV 75 đồng chí.

c. Tổ chức điều tra

Thu thập thông tin qua phiếu hỏi: Phát phiếu hỏi đến 106 đồng chí.

2.2.5. Xử lý dữ liệu nghiên cứu

Đánh giá mức độ thực hiện quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chí mức độ thực hiện bằng thang đo khoảng cách 3 mức độ: Tốt, Trung bình và dưới trung bình; giá trị khoảng cách = (Maximun-Minimun)/n = (3-1)/3 = 0,66.

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 3 mức độ của thàng likert.

Qui ước khoảng điểm tương đương với các mức độ:

+ Xếp loại Tốt (T): Điểm trung bình từ 2,34 - 3

+ Xếp loại Trung bình (TB): Điểm trung bình từ 1,67 - 2,33

+ Xếp loại dưới trung bình (DTB): Điểm trung bình từ 1 - 1,66

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Để đánh giá thực trạng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt tại các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, tôi nghiên cứu bằng phiếu trưng cầu ý kiến các đối tượng nghiên cứu. Kết quả đánh giá được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá thực trạng về mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học



TT


Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Xếp loại

Tốt

TB

DTB


1

Nắm vững mục tiêu môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông

mới đối với cấp tiểu học


60


31


15


2.42


T

2

Biết được các yêu cầu cần đạt về

năng lực đặc thù đối với cấp tiểu học

65

30

11

2.51

T

3

Biết được các yêu cầu cần đạt về

phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

66

28

12

2.51

T

Trung bình chung

2.48

T

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Bảng 2.3 cho thấy thực trạng về mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt theo CT GDPM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn được thực hiện rất tốt. Cả ba tiêu chí đánh giá kết quả đạt được ở mức “Tốt”, tỉ lệ đánh giá từ 56,6% đến 62,3%, qua đấy thấy được việc tổ chức tập huấn nội dung chương trình môn Tiếng Việt theo CT GDPTM được các cán bộ quản lý, giáo viên học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu các tài liệu.

Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ và giáo viên vẫn còn dưới trung bình, chiếm tỉ lệ từ 12,2%, 10,4% và 11,3%.

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Tiếng Việt cấp tiểu học, nội dung dạy học được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: Hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức Tiếng Việt; ngữ liệu.

Trên thực tế, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn cũng đã và đang thực hiện các nội dung dạy học này ở các năm học qua. Kết quả đánh giá được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng về nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học

TT

Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm

TB

Xếp

loại

Tốt

TB

DTB


1

Kiến thức tiếng Việt: Đọc đúng âm,

vần, tiếng, từ, câu; đọc đúng và rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản


65


30


11


2,51


T

2

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn

theo hình thức nghe viết-nhớ viết

62

32

12

2,47

T


3

Kiến thức văn học: Nói rõ ràng, thành câu; nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bàn thơ đã học; nói được một số

đặc điểm của nhân vật


60


33


13


2,44


T


4

Hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết,

từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ


58


35


13


2,42


T

5

Một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ,

văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu

60

32

14

2,43

T


6

Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển

phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình


58


34


14


2,42


T

Trung bình chung

2,45

T

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức Tiếng Việt; ngữ liệu đều được đánh giá ở mức “Tốt”, tỉ lệ đánh giá từ 54,72% đến 61,32%. Như vậy các trường đã tiếp cận được những nội dung dạy học đối với môn Tiếng Việt theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, giáo viên đánh giá các nội dung dạy học ở môn Tiếng Việt ở mức “Không tốt”, với tỉ lệ 10,38% đến 13,21%. Đối với nội dung kiến thức, ngữ liệu.

2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học trong các nhà trường hiện nay là vấn đề trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK. Đây là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình dạy học của mỗi người làm công tác giáo dục. Phương pháp, hình thức dạy học luôn được đặt trong mối quan hệ thống nhất với các thành tố của quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung. Trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn, việc tổ chức và qảun lý hoạt động này cũng diễn ra theo tinh thần trên. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học


TT


Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Xếp loại

Tốt

TB

DTB

1

Phương pháp thuyết trình

75

27

4

2.67

T

2

Phương pháp dạy học nêu vấn đề

70

31

5

2.61

T

3

Phương pháp dự án

60

35

11

2.46

T

4

Phương pháp trò chơi học tập

80

20

6

2.70

T

5

Phương pháp thảo luận nhóm

78

23

5

2.69

T

Trung bình chung

2,63

T

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên một nỗ lực không ngừng để trau dồi kiến thức, cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Qua bảng 2.5

cho thấy, mức độ thực hiện về việc vận dụng các phương pháp trong dạy học đều được đánh giá ở mức độ thực hiện “Tốt” ở tất cả 6 phương pháp mà giáo viên sử dụng thường xuyên; tuy nhiên đối với phương pháp dự án cũng chưa được giáo viên chú trọng thường xuyên trong phân môn Tiếng Việt, qua điều tra cho thấy số cán bộ, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện Dưới trung bình vẫn chiếm 10,38%. Qua phỏng vấn, một số giáo viên cho rằng, đây là phương pháp dạy học mới, cho nên nhiều thầy cô chưa áp dụng tốt trong dạy học, một phần cũng do đối tượng học sinh chưa mạnh dạn, tìm tòi kiến thức liên quan đến bài học khi giáo viên giao nhiệm vụ.

Ngoài ra tác giả đã trao đổi, phỏng vấn cô giáo N.T.TH, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng để tìm hiểu thêm về thực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua câu hỏi: ‚‘‘Đồng chí cho biết Đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới chương trình môn Tiếng Việt, trong đó cần chú ý các yêu cầu nào?. Qua trao đổi, cô N.T.TH cho biết: “Tổ chức quá trình dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS. Tiến trình đó bao gồm các bước chủ yếu: Khởi động -Hình thành kiến thức mới - Thực hành, luyện tập - Vận dụng. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động ngoài giờ chính khoá. Bản thân mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, chẳng hạn như sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.

2.3.4. Thực trạng về hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Theo CT GDPTM, môn Tiếng Việt là môn học có thời lượng số tiết nhiều nhất trong các môn học/hoạt động giáo dục. Do đó môn Tiếng Việt được tổ chức dưới nhiều hình thức dạy học khác nhau. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học

Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm

TB

Xếp

loại

Tốt

TB

DTB

1

Hình thức dạy học lên lớp đối với môn Tiếng Việt

75

25

6

2.65

T


2

Hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Hoạt động câu lạc bộ, tham quan, dã ngoại)


60


38


8


2.49


T

3

Hình thức dạy học theo chủ đề

58

39

9

2.46

T

4

Hình thức dạy học tích hợp

56

36

14

2.40

T

Trung bình chung

2,50

T

TT

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Trong số các hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, thì 4 hình thức được đánh giá ở mức độ thực hiện “Tốt”, với tỉ lệ từ 52,83 đến 70,75%. Trong các hình thức dạy học được áp dụng trong dạy học môn Tiếng Việt, có hình thức dạy học tích hợp được cán bộ, giáo viên đánh giá 13,21% Dưới trung bình. Một bộ phận giáo viên chưa vận dụng tốt việc đưa các kiến thức, kĩ năng những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học đối với môn Tiếng Việt.

Bên cạnh đó, hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Hoạt động câu lạc bộ, tham quan, dã ngoại), được đánh giá ở mức độ Tốt có vị trí đứng thứ 2 trong số 4 nội dung hình thức dạy học; qua nhiều năm học cho thấy các hình thức tổ chức như: Tham quan, dã ngoại; hoạt động sở thích theo câu lạc bộ...thấy rằng các hình thức này rất thu hút đông số học sinh tham gia, qua các hoạt động này, học sinh được thể hiện năng lực của bản thân qua từng hoạt động.

2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm gần đây, mỗi nhà trường tiểu học đã nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về đổi mới chất lượng dạy và học. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh. Kết quả được thể hiện qua phiếu điều tra sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng về kết quả học tập môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Tiểu học


TT


Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Xếp loại

Tốt

TB

DTB


1

Đánh giá việc hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm

chỉ, trung thực và trách nhiệm


62


34


10


2,49


T


2

Đánh giá các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết

vấn đề sáng tạo


60


35


9


2,44


T


3

Đánh giá các năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt (đọc, viết,

nghe, nói)


64


30


12


2,49


T


4

Đánh giá năng lực văn học: nhận biết vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có chí tưởng tượng, biết xúc động

trước cái đẹp, cái thiện


65


33


8


2,54


T

Trung bình chung

2,49

T

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Bảng 2.7 cho thấy kết quả học tập của học sinh học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông đều được đánh giá mức độ thực hiện “Tốt”, tỉ lệ ở 3 tiêu chí đánh giá đều đạt theo thứ tự 58,49%; 56,6%; 60,38% và 61,32%. Trong đó tiêu chí 4 về đánh giá năng lực văn học về nhận biết vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có chí tưởng tượng, biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện được đánh giá mức độ “Tốt” chiếm 61,32%. Bên cạnh đó tiêu chí 3, có một số cán bộ và giáo viên đánh giá mức “DTB” chiếm tỉ lệ 11,23%, qua đó cho thấy một số học sinh thực hiện 4 kĩ năng (đọc, viết, nghe, nói) vẫn còn hạn chế; nhiều em viết chưa đúng mẫu chữ, đúng tiếng, nói còn sai âm (l, n).

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học

Trong công tác quản lý, bất kỳ hoạt động nào diễn ra muốn có kết quả tốt và đúng hướng thì đều phải dựa trên kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cũng sẽ giúp cho việc tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá trở nên có cơ sở hơn, khách quan hơn. Kết quả khảo sát về được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học



TT


Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Xếp loại

Tốt

TB

DTB

1

Xây dựng kế hoạch dạy học môn

Tiếng Việt cụ thể cho từng năm học

80

26

0

2,75

T

2

Huy động các lực lượng tham gia xây

dựng kế hoạch

45

51

10

2,33

TB

3

Xác định rõ mục tiêu của dạy học

môn Tiếng Việt

60

31

15

2,42

T

4

Xây dựng kế hoạch môn Tiếng Việt

phù hợp với mục tiêu

78

24

4

2,70

T

5

Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng

hoạt động

76

22

8

2,64

T

6

Xác định biện pháp và cách thức

thực hiện môn học thiết thực

48

38

20

2,26

TB

7

Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra

đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phù hợp

70

26

10

2,57

T

8

Hướng dẫn các tổ chuyên môn lập

kế hoạch môn Tiếng Việt

74

28

4

2,66

T

9

Phê duyệt kế hoạch dạy học môn

Tiếng Việt của tổ chuyên môn

73

27

6

2,63

T

10

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch môn Tiếng việt theo chương

trình giáo dục phổ thông mới

70

26

10

2,57

T

11

Phê duyệt kế hoạch dạy học môn

Tiếng Việt của giáo viên

52

36

18

2,32

TB

Trung bình trung

2,53

T

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Bảng 2.8 cho thấy, nội dung lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở khâu chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn lập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023