Mong Đợi Và Biện Pháp Tác Động Đến Các Nhóm Đối Tượng


1.1.2.3. Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội do Từ Thị Loan tổng kết và phát biểu: gồm có 4 dạng chính: 1) Mô hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản; 2) Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự trợ giúp của Nhà nước; 3) Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội có sự can thiệp sâu của Nhà nước; và 4) Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội do tư nhân điều hành [51, tr.48-53]. Ví dụ, trong mô hình quản lý và tổ chức mang tính cộng đồng tự quản thì tác giả đã nhấn mạnh vai trò tự quản của cộng đồng trong việc lên kế hoạch, tổ chức nội dung lễ hội, thực hành lễ hay tổ chức các hoạt động hội; quản lý nguồn thu chi... Tiêu biểu cho mô hình này là lễ hội đền Đô ở Bắc Ninh, hội Gióng ở đền Phù Đổng... Mô hình này có ưu điểm là tổ chức tốt các yếu tố truyền thống, giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một. Người dân thực sự là chủ nhân của lễ hội và không có sự sân khấu hóa, gặp ít khó khăn về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường hay các tệ nạn xã hội... Tuy nhiên thì nó chỉ được áp dụng đối với các loại hình lễ hội có quy mô nhỏ hoặc vừa, mang đậm chất truyền thống và được cộng đồng gìn giữ tốt.

Tác giả cũng đúc kết được một số tiêu chí chung và mô hình chuẩn về tổ chức quản lý các lễ hội cổ truyền: 1) Tôn trọng các chủ thể văn hóa, trao quyền tự quyết và tự quản cho cộng đồng địa phương; 2) Quyền lợi và trách nhiệm của người dân địa phương, của chính quyền và du khách phải được phân bổ hợp lý, minh bạch; 3) Quảng bá, tôn vinh được các nét đẹp văn hóa của lễ hội, bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa; 4) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giảm thiểu các tệ nạn, biểu hiện tiêu cực; 5) Tôn trọng và thân thiện với môi trường sống. Phát triển lễ hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, không tàn phá, xâm hại thiên nhiên, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Tổng hợp của Từ Thị Loan nêu lên được một số mô hình quản lý, tổ chức lễ hội của Việt Nam hiện nay thông qua những phương diện chính trong hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền, từ đó đưa ra những suy nghĩ của tác giả về vấn đề quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền của nước ta trong xã hội đương đại. Tác giả nhận định rằng việc tổ chức lễ hội cổ truyền nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tinh thần của người dân, giúp con người trở về với cội nguồn,


đồng thời tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm gia tăng tính cố kết cộng đồng. Chính vì thế, lễ hội có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ cơ sở này, tác giả nêu ra việc quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền bao gồm nhiều phương diện như sau: Quản lý, tổ chức nội dung hoạt động của lễ hội; Quản lý phương diện tài chính của lễ hội; Quản lý phương diện an ninh - xã hội của lễ hội; Quản lý vấn đề bảo vệ môi trường; Quản lý, bảo vệ khu di tích, cơ sở thờ tự.6 Từ thực tiễn tổ chức và quản lý lễ hội cổ truyền ở các địa phương hiện nay, có thể thấy mỗi lễ hội có một phương thức quản lý và cách thức tổ chức khác nhau tùy thuộc vào quy mô, loại hình, mục đích, địa bàn tổ chức lễ hội.

1.1.2.4. Quan điểm tổ chức lễ hội như là tổ chức sự kiện của Bùi Quang Thắng7: Ủng hộ mô hình bảo tồn – phát triển di sản văn hóa, Bùi Quang Thắng cho rằng: Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội truyền thống. Những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống phải được coi trọng bởi nó tạo nên tính hoành tráng, tính độc đáo và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ, vốn là đối tượng ít được chú ý trong các lễ hội truyền thống. Theo Bùi Quang Thắng thì muốn tổ chức lễ hội truyền thống thành sự kiện văn hóa nổi bật, có sức lan truyền mạnh, cần phải chú ý tác động đến người dân ở các cộng đồng sở tại, du khách, báo giới, các nhà tài trợ với những mong đợi khác nhau và vì thế có những biện pháp tác động khác nhau.

Bảng 1.1. làm rõ những mong đợi, tức kỳ vọng, nhu cầu của các bên tham gia trong quá trình quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống. Như thế, tiếp cận của Bùi Quang Thắng cũng thể hiện sự giao thoa với tiếp cận lý thuyết quản lý các bên liên quan trong quản lý di sản và lễ hội truyền thống.


6 Từ Thị Loan, “Một số mô hình quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền”, http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=352, truy cập ngày 25/1/2014. 7 Bùi Quang Thắng (2011), Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện,

http://vicas.org.vn/articledetail.aspx?sitepageid=579&articleid=361, truy cập ngày 25/1/2014


Bảng 1.1. Mong đợi và biện pháp tác động đến các nhóm đối tượng


Nhóm đối tượng

Mong đợi

Biện pháp tác động


Người dân ở các cộng đồng sở tại

- Tính hoành tráng của lễ hội

- Lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà lễ hội có thể đem lại cho cộng

đồng

- Tuyên truyền chủ trương nâng cấp lễ hội của làng thành lễ hội cấp tỉnh, phân tích những lợi ích mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ cần đóng góp.

- Chủ thể lễ hội là chính nhân dân ở các cộng

đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời mọc những người quen của họ đến với lễ hội)


Khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu tâm linh

- Hiếu kỳ với cái giật gân, cái mới

- Tính giải trí cao

- Tổ chức và chính thức hóa những hình thức trình diễn tôn giáo - tín ngưỡng (ví dụ liên hoan hầu đồng ở Kiếp Bạc, Lảnh Giang)

- Sử dụng nghệ thuật đương đại như là những thành tố hữu cơ của lễ hội (như body art, các trình diễn ở đền Lảnh Giang, hay hội vẽ trâu ở tịch điền) kèm theo là tên tuổi của những nghệ sỹ đương đại nổi tiếng

- Nhiều hoạt động phụ trợ như mua bán, trò

chơi, thi đấu và thưởng thức nghệ thuật


Báo giới

- Có tin tức mới, “hot”, giật gân

- Phong phú về nội dung, đa dạng

về hình thức

- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác thường

- Gắn với tên tuổi của những nghệ sỹ nổi tiếng

- Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt động nghệ thuật, giải trí như những festival phụ, hỗ trợ


Các nhà tài trợ (thường chỉ thực hiện được từ năm thứ hai trở đi)

- Quy mô lễ hội phải lớn, thu hút được hàng vạn người

- Những lợi ích về quảng cáo

- tăng vốn xã hội

- Những tài liệu làm bằng cứ về số lượng người tham gia lễ hội, số lượng các báo, các Website đưa tin về lễ hội)

- Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền như họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài liệu về lễ hội được in ấn công phu…và uy tín của nhà tổ chức)

- Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao

cấp của địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 6

Nguồn: Bùi Quang Thắng (2011), Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện, http://vicas.org.vn/articledetail.aspx?sitepageid=579&articleid=361, truy cập ngày 25/1/2014


1.1.2.5. Quan điểm của UNESCO: Khi cho rằng lễ hội là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể thì trong quá trình quản lý dưới góc độ khai thác, phát triển cần nhìn nhận với thái độ trân trọng như quan điểm UNESCO tại Quyết nghị 2016 giữa các quốc gia thành viên: Các quốc gia phải nỗ lực để đảm bảo rằng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến du lịch, cho dù thực hiện bởi các quốc gia hoặc do cơ quan nhà nước hay tư nhân, biểu lộ tất cả sự tôn trọng đến việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể hiện tại trong lãnh thổ của họ và đến các quyền, nguyện vọng và mong muốn của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân liên quan8

Để đảm bảo sự trân trọng đối với di sản, không gây tổn hại gì với di sản trong quá trình khai thác, UNESCO cũng đề xuất 12 nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó có một số vấn đề đáng lưu ý, cần phải được quán triệt rõ ràng trong mọi đường hướng quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch là: 1) Sự vận động không ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của di sản văn hóa phi vật thể cần liên tục được tôn trọng; 2) nên cẩn thận đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tiềm ẩn và định hình của bất kỳ hành động nào có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật hoặc các cộng đồng người thực hành nó9.

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

1.1.3.1. Sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống

Qua tổng quan nghiên cứu, luận án nhận thấy việc định vị sản phẩm du lịch với những đặc điểm riêng được xây dựng dựa trên việc khai thác các giá trị lễ hội truyền thống mới chỉ được nhận thức như là việc hình thành và phát triển loại hình du lịch lễ hội hay du lịch tâm linh găn với lễ hội. Tiếp cận rõ ràng từ “loại hình du lịch lễ hội” sang “sản phẩm du lịch lễ hội” còn là một khoảng trống, do đó, luận án có cơ hội tìm hiểu về vấn đề này. Đồng thời, luận án có thể làm rõ thêm một bước vai trò của lễ hội truyền thống với phát triển sản phẩm du lịch.


8 Đại hội đồng các quốc gia thành viên (2016), Mục tiêu chiến lược của UNESCO về phát triển bền vững,

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Hà Nội

9 Đại hội đồng các quốc gia thành viên (2015), Nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,

Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Hà Nội


1.1.3.2. Lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch

Các nghiên cứu về sản phẩm du lịch hay du lịch văn hoá khá phổ biến, nhưng tiếp cận lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch một cách trực diện thì chỉ mới được đề cập ở một số rất ít các công bố trên thế giới và Việt Nam. Nguyễn Đình Hoà trong bài viết Phát triển lễ hội thành sản phẩm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam10 mặc dù có đề cập đến cách tiếp cận này nhưng mới dừng lại ở một ý tưởng trực diện khi phát biểu trúng vấn đề mà luận án nhắm đến, chứ chưa giải quyết được nội hàm của ý tưởng đó một cách cụ thể. Pamela S. Y. Ho & Bob McKercher trong công trình Managing Heritage Resources as Tourism Products đã tổng quan một số tiếp cận có liên quan đến vấn đề “quản lý di sản với tư cách là sản phẩm du lịch” kể từ đầu thế kỷ XX, nêu một số nguyên tắc, tiêu chí cho sự áp dụng này và các nghiên cứu trường hợp ở Hồng Kông nhưng chưa thực sự chỉ ra mô hình lý thuyết khoa học cho việc áp dụng quản lý di sản (trong đó có lễ hội truyền thống) với tư cách là sản phẩm du lịch. Pamela S. Y. Ho và Bob McKercher cho rằng về mặt lý thuyết thì hoàn toàn là hợp lý và lô-gic khi đưa ra mục tiêu phát triển di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch. Mặc dù vậy, trên thực tiễn, để đạt được mục tiêu đó thì không đơn giản chút nào. Trước hết là bởi du lịch và quản lý di sản bao hàm quyền hạn và phạm vi khác nhau. Hơn nữa các di sản văn hóa thiếu sự định hướng phục vụ du lịch ngay từ giai đoạn đầu, các chiến lược quản lý và phát triển chưa đồng bộ và không phù hợp [127, tr. 255-266]. Công trình này định hướng và gợi mở cho luận án trọng tâm nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý lễ hội truyền thống (di sản) gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

1.1.3.3. Mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Một khoảng trống nữa trong nghiên cứu việc quản lý lễ hội thành sản phẩm du lịch là ngành quản lý còn non nớt [127, tr.14]. Những ý tưởng về mặt quản lý được đưa ra mới ở trong thời kỳ phôi thai. Thậm chí, quan điểm “sản phẩm” còn bị cho là không thể chấp nhận được vì văn hóa là phi vật thể, không thể thương mại hóa, tầm thường hóa. Ngoài ra cách hiểu nhầm thế nào là sản phẩm ngay cả đối với


10 http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=1128, cập nhật 18/6/2017


những người trong ngành du lịch cũng là một điểm hạn chế đối với quản lý lễ hội với tư cách một sản phẩm du lịch. Ví dụ, thông thường sản phẩm chỉ phần lớn đề cập tới hàng hóa hữu hình, người ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy và chạm thấy. Còn sản phẩm du lịch dù thế nào vẫn là một khái niệm trừu tượng. Để quản lý tốt, nhà quản lý du lịch cần có cách hiểu đúng về sản phẩm du lịch và không phải ai cũng hiểu đúng một cách dễ dàng.

Ngoài ra, đã là sản phẩm thì phải có tiêu thụ và tiêu thụ thì phải có khách hàng. Thuật ngữ khách hàng, tiêu thụ xuất hiện phổ biến trong thương mại nhưng ít khi xuất hiện trong văn hóa. Nói cách khác thuật ngữ “khách hàng”, “tiêu thụ” còn xa lạ với ngành văn hóa. Xét sâu xa, nếu coi các giá trị di sản văn hóa là sản phẩm du lịch thì cũng hợp lý. Bởi vì nơi các di sản văn hóa diễn ra, cần có các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Du khách mua sản phẩm du lịch không có nghĩa là “mua” di sản văn hóa, mà là trả tiền cho giá trị của di sản văn hóa mà họ dược trải nghiệm, thưởng ngoạn… Nhưng rõ ràng, tính kinh tế trong di sản văn hóa cũng không dễ gì được chấp nhận ngay. Đó cũng là khoảng trống trong nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch.

Là một trong những học giả và nhà thực hành trong lĩnh vực tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện, Bùi Quang Thắng trong các bài viết Tổ chức Lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện [75], Nghệ thuật đương đại với việc xây dựng thương hiệu du lịch biển của Nha Trang [76], Một số bài học từ việc phục dựng lễ hội Lam Kinh [77] đã chỉ rõ phương thức tiếp cận ưu thế trong việc tổ chức quản lý – khai thác lễ hội truyền thống là tiếp cận bảo tồn – phát triển với những minh chứng cụ thể và thuyết phục từ những trường hợp đã thực hiện của việc tổ chức lễ hội như tổ chức một sự kiện, từ đó là tính ứng dụng cho du lịch được nêu rất rõ ràng.

Có những tác giả lại cho rằng, “Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc. Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá. Chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch”; “lễ hội tự bản thân nó đã và sẽ là một sản phẩm du lịch đặc biệt, chúng ta vẫn cảm nhận thấy hàng ngày qua các tour du lịch về miền cội nguồn dân tộc – cái nôi của


lễ hội nhưng chỉ có điều chúng ta chưa nhận thức một cách chính thức lễ hội đó chính đang được thực hiện như một sản phẩm du lịch.”11 Thực tế sẽ không đơn giản như vậy. Bởi vì để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch và đặc biệt trở thành sản phẩm du lịch bền vững, nó còn đòi hỏi sự quản lý một cách khoa học cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Những học giả khác ít nhiều có đề cập đến các khía cạnh của vấn đề này: Jo Caust, trong bài viết Giữ gìn tính toàn vẹn của lễ hội, các cách để không làm hỏng "con ngỗng vàng"12 có nêu một cách hình ảnh “lễ hội như một con ngỗng vàng”, thấy được tiềm năng thì phải khai thác đúng cách để cho ra những nguồn lợi có thật và bền vững. Những công trình khác dưới đây cũng có nhiều cách đặt vấn đề tương tự nhưng diễn đạt khác nhau, về cơ bản ủng hộ cho một xu hướng “chuyển từ dân gian cũ sang dân gian mới” có cân nhắc và khoa học (Johnnes Ruehl - Festival âm nhạc của Thụy Sỹ "Alpentoene” gây cảm hứng mới đối với âm nhạc truyền thống13) hay là cổ xuý cho quan điểm phát huy vốn di sản để phát triển du lịch (Hyung Yu Park - Tương lai của lễ hội truyền thống14; Geoffrey Wall và Monica Iorio - Những thách thức của việc tổ chức lễ hội với du khách lễ hội thánh Antonio, Mamoiada ở Ilalia15, David Harrison - Sự kiện và lễ hội, du lịch và truyền thống: Những bài học có ích cho Việt Nam từ Tây Ban Nha và Fiji16). Mặc dù vậy, chưa có tài liệu nào đưa ra mô hình quản lý rõ ràng đối với việc quản lý lễ hội thành sản phẩm du lich nói chung và cho Việt Nam nói riêng.

1.1.4. Những công trình nghiên cứu về lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)

1.1.4.1. Những công trình nghiên cứu về lễ hội Tịch Điền (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam)

Quần thể di tích và lễ hội chùa Long Đọi Sơn từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ chính sử thời phong kiến có chép về sự tích vua Lê Đại Hành cày ruộng Tịch Điền dưới chân núi Đọi. Sách Việt sử lược, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí có nói đến ngày,


11 Hồ Ngọc Thạch, Tạp chí Du lịch Việt Nam online

12 https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/home/festivals/x-4 cập nhật 19/2/2017 13 https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/home/festivals/x-2 cập nhật 19/2/2017 14 https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/home/festivals/x-1 cập nhật 19/2/2017 15 https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/home/festivals/on cập nhật 19/2/2017 16 https://sites.google.com/site/buiquangthangvicas/home/festivals/x-3 cập nhật 19/2/2017


tháng xây dựng ngôi chùa và ngọn bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng, những nhân vật quan trọng trong quá trình xây dựng chúng. Đặc biệt hiện nay tại chùa còn lưu giữ một tấm bia đá lớn trong đó có bài văn bia của Binh bộ viên ngoại lang Nguyễn Công Bật soạn vào năm 1122 theo lệnh của vua Lý Nhân Tông nhân ngày khánh thành xây bảo tháp. Tấm bia cho ta biết rất nhiều về lịch sử, danh thắng, và vị thế của chùa Đọi, kiến trúc chùa Đọi, về cây bảo tháp và về vua Lý Nhân Tông. Năm 1992, Bảo tàng tổng hợp Hà Nam đã có hồ sơ về di tích này.

Từ ngày tái lập tỉnh (1997), núi Đọi sông Châu được chọn là biểu tượng của văn hóa Hà Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu về di tích chùa Đọi Sơn như Danh thắng chùa Đọi, truyện dân gian trấn Sơn Nam xưa của tác giả Lương Hiền, Lịch sử chùa Đọi của Duy Phương đã giới thiệu về lịch sử chùa Đọi, danh thắng Long Đọi Sơn và những truyền thuyết quanh nó. Gần đây, trong những phát hiện mới của khảo cổ học thì chùa Đọi Sơn được nhắc đến như một địa danh có bề dày lịch sử và là nơi lưu giữ nhiều di cổ vật quý giá. Bên cạnh đó còn có nhiều bài nghiên cứu sưu tầm như Địa linh nhân kiệt Hà Nam, Núi Đọi, sông Châu – biểu tượng của Hà Nam quê hương tôi của Trần Quốc Vượng; Chùa Đọi Sơn của Trần Đăng Ngọc, Hà Nam ngũ sắc của Lương Hiền, Ký ức sông Châu của Phương Thúy và một số bài viết khác.

Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ đề cập và đề cao danh thắng, di tích cũng như bề dày lịch sử của chùa Long Đọi Sơn. Như vậy, nó mới chỉ là một mặt của tổng thể giá trị văn hóa nơi đây. Mảng nghiên cứu về lễ hội Long Đọi Sơn vẫn còn bỏ trống. Sau này, trong quá trình phục dựng lễ hội Tịch Điền, Bùi Quang Thắng có đề cập đến việc tổ chức và quản lý lễ hội này trong công trình Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện. Công trình cho thấy tính hiệu quả, tính khả thi và sự đáp ứng được nhu cầu đương đại khi tổ chức, phục dựng và quản lý lễ hội truyền thống bằng phương pháp luận hiện đại là tổ chức sự kiện. Tiếp cận từ góc độ khai thác lễ hội này để phục vụ phát triển du lịch, có công trình Nghi lễ Tịch Điền, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam với phát triển du lịch của Bùi Thị Phương Thúy. Công trình đã tiếp cận từ góc độ sản phẩm du lịch để thấy được tính hấp dẫn của di sản với du khách, thấy những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội mà lễ hội nay mang lại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023