Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 11

Kết luận chương 3


Căn cứ vào thực trạng giáo dục, thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tác giả đã đề xuất các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy ở các Trường tiểu học huyện Vân Đồn cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm BP, các nhóm biện pháp chúng có mối quan hệ tương quan thuận, rất chặt chẽ với nhau.

Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ. Song trong điều kiện cụ thể vẫn có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện.

Qua phân tích kết quả thăm dò cho thấy, các biện pháp đều được cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và GV có kinh nghiệm thừa nhận là cần thiết và xác nhận tính khả thi của các biện pháp cũng luôn ở tỉ lệ cao ở tất cả các biện pháp. Như vậy, các nhiệm vụ để đạt mục đích nghiên cứu đã được thực hiện và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh. Các biện pháp này có thể áp dụng đồng bộ tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn nói riêng và các Trường tiểu học trong cả nước có đặc thù như tương tự nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giáo dục được coi là bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế mỗi quốc gia, và trên thực tế, đang vươn lên trở thành yếu tố đứng đầu, là động lực phát triển kinh tế- xã hội.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, quản lý giáo dục chính là khâu then chốt, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Trong quản lý giáo dục, quản lý dạy học lại là khâu trọng yếu nhất, bởi vì hoạt động dạy học là hoạt động giáo dục trọng tâm, cơ bản nhất trong các nhà trường.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ thông, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, chất lượng quản lý dạy học trong cấp học tiểu học không những quyết định chất lượng giáo dục của cấp học này mà còn ảnh hưởng to lớn đến chất lượng toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Đối với các trường tiểu học, quản lý dạy học môn Tiếng Việt có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, bởi tầm ảnh hưởng quan trọng, to lớn của môn Tiếng Việt đối với các môn học khác. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường tiểu học huyện Vân Đồn, trước tiên cần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường bao gồm: bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy môn Tiếng Việt; quản lý chương trình và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt; tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt; tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt trên lớp; tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp dạy học môn Tiếng Việt; tăng cường quản lý việc học tập Tiếng Việt của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng VIệt trong trường tiểu học; tăng cường đầu tư và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt.

2. Khuyến nghị

Từ thực trạng thu được về công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và các biện pháp quản lý được đề xuất, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:

(1) Đối với Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh

Tăng cường đổi mới việc chỉ đạo công tác quản lý hoạt động giảng dạy để đi vào chiều sâu chất lượng chuyên môn; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt; tăng cường công tác kiểm tra.

Quan tâm hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục hiện đại theo hướng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tiểu học trong tỉnh tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hiện giáo dục toàn diện một cách năng động.

(2) Đối với Phòng GDĐT huyện Vân Đồn

Có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt của các trường tiểu học.

Duy trì đội ngũ cốt cán chuyên môn thường xuyên từ cấp phòng đến cấp trường. Thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa Hiệu trưởng các trường tiểu học về công tác quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt; cần xây dựng và nhân điển hình tiên tiến trong công tác quản lý bằng việc tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý, tổng kết kinh nghiệm quản lý.

Rà soát và hỗ trợ các trường trong việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt.

Tổ chức tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL và GV. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, tạo động lực thúc đẩy các trường hoạt động nề nếp.

(3) Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học của huyện Vân Đồn

Có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GV được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực chỉ đạo thực hiện việc đổi mới PPDH, dạy học nhằm phát huy vai trò chủ đạo của GV; tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của HS, phát triển khả năng tự học, tự định hướng tạo cơ hội cho HS được giải quyết các vấn đề, rút ra những kết luận bổ ích.

Nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm sử dụng tối đa mọi tiềm năng của nhà trường về nhân lực, vật lực phục vụ cho hoạt động dạy học.

Tích cực chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hỗ trợ nhà trường, cùng nhà trường giải quyết những khó khăn về CSVC phục vụ hoạt động dạy học.

Liên hệ và phối hợp tốt với các tổ chức xã hội, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và sự phát triển của nhà trường nói riêng.

(4) Đối với GV giảng dạy văn hóa nói chung và môn Tiếng Vệt nói riêng tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn.

Các GV phải tự mình trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các phương pháp giáo dục mới chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Tham gia các khóa bồi dưỡng về phương pháp cũng như các lớp sau đại học trong và ngoài nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

GV phải hiện đại hóa các phương pháp, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp cho từng lớp, từng đối tượng, chuyển đổi từ cách dạy-học thụ động sang dạy-học tích cực.

GV phải tự trang bị cho mình những kiến thức, các thao tác sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học hiện đại để có thể sử dụng thành thạo, có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.Pô.Pôp (1956), Quản lý trường học, Skolovedenie, Nxb Matxơcơva.

2. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TW1, Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý GDĐT và Trường ĐHSP Hà Nội 2.

4. Vũ Dũng (2011), Giáo trình tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Ngô Thị Việt Hà (2014), Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận Văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

6. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.

9. Hưng Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Jacob W. Getzels, Tames M. Lipham, Roald F. Campbell (1996), Quản lý giáo dục - Lý thuyết, Nghiên cứu và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội.

11. M.I. Kônđacốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện,

Trường CBQLTW1 Hà Nội.

12. Phan Thị Phương (2018), Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận Văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

13. Bùi Văn Quân (2007), “Quan niệm về hoạt động học tập”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trịnh Thị Quý (2012), “Những đặc trưng tổ chức - sư phạm và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm học tập cộng đồng”, Tạp chí Giáo dục, số 84.

16. Đinh Tiến Toàn (2012), Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở một số trường tiểu học tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.

17. Viện Quản lý và Kinh tế giáo dục thuộc Viện Hàn Lâm sư phạm (Liên Xô cũ- 1987), Những cơ sở quản lý nội bộ trường học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục Đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Tống Bí Thư (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

20. Chủ tịch Quốc hội (2014), Nghị quyết 88/QH (2014), về đổi mới chương trình sách giáo khoa, Quốc hội.

21. Bộ GDĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và SGK GDPT sau 2015.

22. Bộ GDĐT (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông - môn Ngữ văn.

23. Bộ GDĐT (2013), Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thống Việt Nam - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Bộ GDĐT (2018), Thông tư 32/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

25. Cao Thị Thúy Diểm (2019), vai trò của Hiệu trưởng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, thành phố Hồ Chí Minh.

26. Bộ GDĐT (2018), thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

27. Phạm Văn Tiên (2019), vai trò của Hiệu trưởng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

28. Trần Công Kha (2019), đánh giá về vai trò của Hiệu trưởng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

29. Bộ GDĐT (2020), Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

30. Burnette, (2002)

31. Bộ GDĐT (2020), Thông tư 13/2020/TT-GDĐT.

32. 1956, Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, NXB Sự thật, Hà Nội.

33. 1980, Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Mẫu 1)

(Dành cho tổ trưởng, GV tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn)

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn trong điều kiện hiện nay, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào mức độ phù hợp của đồng chí hoặc viết tiếp vào những chỗ trống (....................................... ).

Câu 1. Đồng chí hãy đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới?


TT


Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện

Tốt

TB

DTB


1

Nắm vững mục tiêu môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông

mới đối với cấp tiểu học





2

Biết được các yêu cầu cần đạt về năng

lực đặc thù đối với cấp tiểu học





3

Biết được các yêu cầu cần đạt về phẩm

chất chủ yếu và năng lực chung




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 11

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí