Biện Pháp 5 Tổ Chức Tốt Việc Dự Giờ, Thăm Lớp Dạy Học Môn Tiếng Việt

viên xong bên cạnh đó cũng phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của trường.

- Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn trong nội dung sinh hoạt các tổ chuyên môn phải tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho các thành viên thẳng thắn, tích cực trao đổi về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt. Để thực hiện tốt điều đó, người tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thành viên trong tổ để các thành viên xây dựng và chuẩn bị tốt nội dung của mình được giao trong các buổi sinh hoạt, giáo viên sẽ trình bày trước các thành viên các phương án xây dựng kế hoạch và cách thực hiện của mình. các thành viên trong tổ lắng nghe cùng nhau xây dựng đóng góp ý kiến một cách tích cực, bổ ích và thiết thực để đi đến thống nhất những nội dung chính, cần thiết cho giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Dựa vào kế hoạch và các ý kiến, đề xuất của các tổ, nhóm chuyên môn, ban chuyên nhà trường ý kiến tham mưu tới ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường tổ chức các hội nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể. Để thực hiện tốt hội nghị chuyên đề, giáo viên tham dự phải đánh giá được một cách khách quan, thực tế thực trạng việc giảng dạy của mình qua việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện tại, phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đó khi áp dụng vào các kiểu bài, dạng bài khác nhau. Từ đó tìm cách khắc phục những hạn chế của những phương pháp dạy học đang sử dụng đồng thời đề xuất các phương pháp dạy học tích cực, khai thác một cách triệt để những ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng trong quá trình dạy học.

- Trong các buổi thảo luận như vậy, tổ phải chọn những đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn tốt ghi chép cẩn thận lại các nội dung sinh hoạt để làm tư liệu cho các buổi sinh hoạt chuyên môn tới.

* Điều kiện thực hiện

- Động viên khuyến khích các thành viên trong tổ chuyên môn sử dụng các có hiệu quả các đồ dùng trang thiết bị đã có vào bài dạy cho phù hợp, vận động giáo viên sáng tạo và làm thêm đồ dùng dạy học mới.

- Hiệu trưởng phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giờ dạy các phân môn Tiếng Việt trên lớp của giáo viên thông qua việc kiểm tra kế hoạch bài dạy, sổ theo dõi chất lượng học sinh, kế hoạch dạy học tuần, đặc biệt là thông qua dự giờ thường xuyên và kết quả giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần trao đổi những thông tin cần thiết tới giáo viên được dự giờ sau khi đã thống nhất, đánh giá với các tổ trưởng chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên nhận rõ những ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục để họ điều chỉnh hoạt động dạy học trên lớp một cách thoải mái, tự giác với tinh thần tự giác, cầu tiến.

- Hiệu trưởng phải là người nắm bắt kịp thời và rõ ràng chính xác các thông tin từ giáo viên và học sinh về tổ chức, chỉ đạo dạy học tiếng Việt trên lớp của họ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Việt có hiệu quả hơn.

Như vậy: Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên là rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của Thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học thể hiện ở giờ lên lớp vì vậy trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt hiệu trưởng cần quan tâm và chú trọng việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy trên lớp của giáo viên.

3.2.5. Biện pháp 5 Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp dạy học môn Tiếng Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

* Mục tiêu biện pháp

Hầu hết ở trong các trường PTDTBT Tiểu học huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đều thuộc vùng sâu, vùng xa đường xá đi lại khó khăn, kinh tế lạc hậu chủ yếu trường thuộc các xã nghèo, đồng bào dân tộc chủ yếu 99% là dân tộc Hmông nhận thức còn hạn chế và nghèo đói lạc hậu. Từ những nguyên nhân đó mà đội ngũ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như: Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, một số giáo viên là người địa phương, tuổi cao mức độ nhận thức và chuyển biến còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nội dung, chương trình giáo dục tiểu học trong giai

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 12

đoạn hiện nay. Cho nên hiệu trường cần tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp là việc làm cần thiết, từ đó:

- Nắm bắt được tình hình thực tế giảng dạy của mỗi giáo viên để tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

- Giám sát việc thực hiện kế hoạch và theo dõi việc thực hiện nội dung chương trình các môn học.

- Nắm bắt thường xuyên và chính xác tình hình giáo dục của từng lớp để có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường cho phù hợp với yêu cầu.

* Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng cần thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm ngay tại các lớp học cho giáo viên. dự giờ thăm lớp với mục tiêu quản lý hoạt động dạy học một cách chính xác, chặt chẽ và hiệu quả. Do vậy hiệu trưởng cần phải tiến hành một cách chu đáo có tổ chức khoa học theo một quy trình trên cơ sở nắm chắc tình hình năng lực giảng dạy của giáo viên trong lớp. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch dự giờ cho từng tuần, tháng, kì phù hợp với thực tế của nhà trường và có tính khả thi. Hiệu trưởng phải là người chủ động tổ chức các hình thức, nội dung dự giờ, dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất hoặc dự giờ theo đăng kí của giáo viên.

- Dựa trên cơ sở phân loại giáo viên hàng năm của nhà trường, hiệu trưởng và các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng từng mặt cho từng giáo viên trong nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

- Để làm được điều đó, hiệu trưởng cần có sự lưu giữ kết quả dự giờ đánh giá nhận xét của từng giáo viên trong từng năm học. Hiệu trưởng cần căn cứ các kết quả dự giờ và phản ánh một cách khách quan, độc lập để nhận xét đánh giá trình độ năng lực của từng giáo viên. Bộ phiếu dự giờ cần được ghi lại nội dung các hoạt động chính của tiết dạy, đánh giá từng phần của người dự về các mặt: kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, thái độ và hiệu quả tiết dạy. Phiếu dự giờ phải được trao đổi thỏa đáng giữa người dự và người dạy trước khi lưu trữ hồ

sơ của giáo viên. Đối với hồ sơ chuyên môn của giáo viên người hiệu trưởng có những phân tích đánh giá trong quá trình tiến bộ của giáo viên đó, Quá trình thực hiện quy chế chuyên môn. Hằng năm kết quả đánh giá, nhận xét giáo viên cũng được xem xét và dựa trên cơ sở của những nhận xét trong hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Như vậy: Để khơi dậy và phát huy được tinh thần tự giác, tích cực chủ động và ý thức tự phấn đấu vươn lên của từng giáo viên và cả tập thể sư phạm nhà trường thì người hiệu trưởng phải đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tổ chuyên môn, phát huy vai trò chủ động, ý thức tự học hỏi, sáng tạo của giáo viên. Mặt khác quán triệt và đề cao kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, động viên, khen thưởng kịp thời giáo viên tích cực thực hiện tốt các quy chế chuyên môn và các giáo viên có tiết dạy tốt.

3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường quản lý việc học tập Tiếng Việt của học sinh

* Mục tiêu biện pháp

- Giúp nhà trường cũng như giáo viên có các biện pháp quản lý việc học tập môn Tiếng Việt của học sinh hiệu quả để nâng cao khả năng tiếng Việt cho các em, tạo nền tảng để các em học tập tốt các môn học khác của chương trình giáo dục tiểu học.

* Nội dung và cách thực hiện

- Nhà trường phải chú trọng việc giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho học sinh, giáo dục tinh thần và rèn luyện động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là công việc của cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp giáo viên; với các đoàn thể trong nhà trường; với phụ huynh học sinh để tuyên truyền, giúp cho mọi người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho học sinh. Bởi vì, thái độ, động cơ học tập của học sinh là một trong những khâu chủ yếu quyết định chất lượng và hiệu quả học tập.

- Có kế hoạch triển khai cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội trong nhà trường để làm phong phú hóa việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thu hút nhiều học sinh tham gia, tổ chức các trò chơi bổ ích lý thú nhằm bổ

sung kiến thức tiếng Việt, tạo hứng thú, sự tìm tòi khám phá trong học tập cho học sinh.

Hình thành nề nếp cho các em học sinh ngay từ ngày đầu tiên các em đến trường sẽ tạo cho các em thói quen tốt, ảnh hưởng tốt đến việc phát triển nhân cách cho học sinh. Nhà trường yêu cầu và giám sát các giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành việc rèn nề nếp cho học sinh hàng ngày, theo từng lớp, từng tổ, nhóm học tập và thông qua các phong trào thi đua trong trường. Giáo dục cho học sinh nề nếp đi học đúng giờ, học bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập, bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường, tham gia các hoạt động tập thể.

Tăng cường chỉ đạo nề nếp học tập theo nhóm, sinh hoạt tập thể theo các mục tiêu dạy học khác nhau, gắn với phương thức hoạt động tập thể khuyến khích học sinh tích cực học tập.

Khuyến khích đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp, giữa các lớp trong trường, tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, kể chuyện về bác Hồ, thi viết chữ đẹp... theo từng chủ điểm hoạt động trong năm để tăng cường học tập tiếng Việt cho học sinh.

- Ngay trong nhà trường cần tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội sử dụng Tiếng Việt.

- Ngoài việc tích cực chỉ đạo giáo viên thường xuyên rèn luyện kĩ năng tiếng Việt thông qua các môn học, các hoạt động tập thể... cần tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức nhiều hoạt động ngoài nhà trường, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh được rèn luyện và nâng cao khả năng tiếng Việt.

- Thường xuyên kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa phản ánh kết quả việc dạy của giáo viên và đánh giá khả năng học tập của học sinh; Qua đó nhà trường tìm ra biển pháp phát huy sự nỗ lực của giáo viên và động viên tinh thần, thái độ học tập của học sinh.

- Để có được kết quả đánh giá một cách khách quan, chính xác người quản lý cần phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn

của giáo viên, bài làm của học sinh; Kiểm tra thông qua đối thoại trực tiếp với học sinh ở trong lớp, ngoài lớp học, ngoài nhà trường; Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, với chính quyền địa phương...

- Nhà trường đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh không chỉ trong phạm vi môn Tiếng Việt mà có thể còn thông qua các môn học khác. Thông qua kết quả đánh giá học sinh từ đó đánh giá khả năng và kết quả giảng dạy của giáo viên, dựa vào đó mà người quản lý có những chỉ đạo về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh.

- Ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc quản lý hoạt động học và tự học ở nhà của học sinh.

- Hằng năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, cuối học kì I, cuối năm, thông qua việc họp phụ huynh nhà trường thống nhất được mục đích giáo dục với gia đình, yêu cầu họ tạo điều kiện tự học cho con em mình.

- Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần hình thành và bồi dưỡng kĩ năng tự học cho học sinh, nhân rộng các tấm gương tự học điển hình. Có đánh giá và nhận xét thái độ, kết quả việc tự học trong từng tuần. Khen thưởng, kỉ luật kịp thời.

- Hướng dẫn phụ huynh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, quản lý học sinh thông qua sách vở ghi chép trên lớp, sổ liên lạc, gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

3.2.7. Biện pháp 7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

* Mục tiêu biện pháp

- Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, hoạt động diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều nội dung khác nhau. Trong quá trình đó sẽ có những người thực hiện tốt và người thực hiện chưa tốt. Chính vì vậy mà việc kiểm tra đánh giá là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong các trường tiểu học nói chung và các trường

PTDTBT Tiểu học nói riêng. Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học nhằm mục tiêu nắm bắt một cách chính xác kết quả dạy học của nhà trường, những kết quả đó đã đạt được so với các yêu cầu, mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường, nhằm thúc đẩy tính tích cực hóa của hoạt động dạy học trong nhà trường tăng cường các hoạt động dạy học, giúp cho hiệu trưởng điều chỉnh được các hoạt động dạy học.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học là kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy và học của cả thầy và trò. Kiểm tra đánh giá tốt các nội dung của hoạt động dạy và học và kiểm tra quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ qua các giai đoạn của năm học.

+ Đối với giáo viên: việc kiểm tra đánh giá các nội dung hoạt động dạy học và việc thực hiện chương trình dạy học, nghiên cứu thiết kế bài dạy và giờ dạy trên lớp, những quy định về chuyên môn.

+ Đối với học sinh: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó xác định chất lượng, trình độ nhận thức, khả năng lĩnh hội của học sinh để đánh giá một cách chính xác, khách quan công tác dạy học của thầy.

- Người hiệu trưởng phải coi đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường do vậy họ phải xác định được những yêu cầu của việc đổi mới, kiểm tra đánh giá hoạt đọng dạy học của trường PTDTBT Tiểu học đó là:

+ Phát hiện đánh giá được tinh thần, thái độ cũng như chất lượng công việc, hiệu quả và mức độ đạt được mục tiêu đề ra, những vấn đề còn thiếu sót, lệch lạc... của giáo viên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Đánh giá được thực chất chất lượng học tập của từng học sinh của lớp do từng giáo viên phụ trách.

+ Chỉ ra được cho thầy và trò phương hướng, biện pháp khắc phục, những tồn tại thiếu sót bồi dưỡng cho chính bản thân người hiệu trưởng những vấn đề mới, những kinh nghiệm hay về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Xây dựng được nền nếp dạy học, phân công, phân cấp quản lý rõ ràng và nâng cao tác dụng của công tác kiểm tra hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Nội dung dạy học môn Tiếng Việt trong trường PTDTBT Tiểu học rất đa dạng, phong phú. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi trường, tùy vào đặc điểm nhận thức năng lực và trình độ của học sinh trường mình, của mỗi giai đoạn mà hiệu trưởng xác định được những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng kì học và theo từng đợt.

- Nội dung kiểm tra là bao gồm đầy đủ các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt như: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, Kiểm tra kế hoạch bài dạy, kế hoạch dạy học tuần và kiểm tra quá trình nghiên cứu xây dựng giờ học của giáo viên, kiểm tra việc giảng dạy trên lớp và dự giờ của giáo viên, kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học là văn bản pháp quy mà mọi giáo viên đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Để kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên hiệu trưởng phải căn cứ vào:

+ Bảng phân phối chương trình môn học Tiếng Việt ở tiểu học

+ Căn cứ vào hướng dẫn giảng dạy môn học ở tiểu học, các tài liệu về yêu cầu chỉnh lý, điều chỉnh nội dung dạy học của môn tiếng Việt.

+ Kế hoạch dạy học của tổ khối chuyên môn và của cá nhân Cách thức kiểm tra việc thực hiện chương trình:

+ Lập sổ theo dõi thường xuyên việc thực hiện thời khóa biểu hàng ngày, hàng tháng, hàng tuần và cả năm của giáo viên.

+ Lên lịch kiểm tra theo đề chung của môn học và vở ghi chép bài của học sinh.

+ Cuối mỗi tuần mỗi tháng mỗi học kì cần ghi nhận xét và đánh giá việc thực hiện chương trình và thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.

+ Kiểm tra kế hoạch bài dạy của giáo viên: Hiệu trưởng căn cứ vào quy định cụ thể đã đề ra về nội dung, yêu cầu và mục tiêu cần đạt được của một giờ lên lớp. Trong kiểm tra nội dung của một kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt cần đặc biệt lưu ý các yêu cầu sau:

+ Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí