Biện Pháp 3: Chỉ Đạo Đổi Mới Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Môn Tiếng Việt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Tại Các Trường Tiểu

Cán bộ quản lý các trường phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo về triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào quản lý soạn bài của GV trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Cán bộ quản lý các trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học của GV nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn

a. Mục tiêu

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức dạy học môn Tiếng Viể cho học sinh để thu thập các thông tin minh chứng cụ thể, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường. Trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công việc, kịp thời khen thưởng, phát huy ưu điểm đồng thời thực hiện tốt việc hỗ trợ, tư vấn, uốn nắn kịp thời các sai lệch để đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả và có chất lượng cao.

Giám sát, hỗ trợ kịp thời tạo cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý trong các giai đoạn của quá trình thực hiện cũng như đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức thực hiện dạy học của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

b. Nội dung

Cán bộ quản lý cấp phòng và cấp trường đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của GV tiểu học định kì hàng năm theo nội dung sau: đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá kĩ năng sư phạm; đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục.

c. Cách thức thực hiên

Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá rõ ràng, đối với cấp tiểu học kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cuối năm là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên định kỳ về phẩm chất và năng lực theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

Xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra, đánh giá dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, kế hoạch của nhà trường, của năm học. Khi xác định mục tiêu kiểm tra, phải luôn chú ý tới các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà

nhà trường có nhiệm vụ giải quyết; quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc kiểm tra, đánh giá trong toàn thể cán bộ quản lý cấp trường, GV. Làm cho cán bộ, GV nhận thức đứng đắn công tác kiểm tra, giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm sau khi kiểm tra; lập kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, nêu rõ hình thức, cách thức kiểm tra, đánh giá.

Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên hay đột xuất.

d. Điều kiện

Phải có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức và chỉ đạo về quản lý kiểm tra, đánh giá GV đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá phải là những người có năng lực quản lý, có năng lực chuyên môn.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn

a. Mục tiêu

- Đảm bảo môn Tiếng Việt được thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp Tiểu học, phù hợp đối tượng và các yêu cầu khác.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất của nhà trường và địa phương phục vụ tốt cho dạy học môn Tiếng Việt.

b. Nội dung

Hàng năm có kế hoạch mua sắm, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng trong dạy học cũng như tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh;

Chỉ đạo khai thác sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; khai thác các lợi thế của địa phương nơi trường đóng để tổ chức cho học sinh một cách hợp lý trong sự phối hợp với cộng đồng.

c. Cách thức thực hiện

Thường xuyên chỉ đạo viên giáo viên tích cực sử dụng các phương tiện để dạy học; tham gia tổ chức tốt hội thi làm đồ dùng dạy học có chất lượng tại đơn vị, cụm trường.

Để quản lí khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC, các trang TBDH hiện có, CBQL cấp Phòng và cấp trường cần làm tốt công tác tư tưởng về thực hành tiết kiệm đối với toàn thể CB, GV và HS, làm cho cán bộ quản lí và GV thấy được giá trị và ý nghĩa của CSVC cùng các trang TBDH có trong các nhà trường.

d. Điều kiện

Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường trong đó có kế hoạch môn Tiếng Việt phù hợp trên cơ sở các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Tôn trọng, đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn, trách nhiệm của cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng bên ngoài trong việc huy động các nguồn lực vật chất hiện có của địa phương để phục vụ dạy học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất ở trên đều dựa trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng, mỗi biện pháp đều nhằm tác động đến việc thực hiện hiệu quả hơn hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp Tiểu học. Mỗi biện pháp đều nhằm một mục đích riêng mà có tính độc lập tương đối.

Tuy nhiên, giữa các biện pháp này luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Do đó, để thực hiện thành công công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng. Các biện pháp có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, cụ thể:

Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn các trường tiểu học huyện Vân Đồn. Giúp cho quá trình chỉ đạo điều hành trong nhà trường đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao, làm căn cứ để thực hiện tốt các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp 2: “Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn”. Biết được tiết độ thực hiện nội dung chương trình, đề ra các biện pháp tối ưu trong quá trình thực hiện.

Biện pháp 3: “Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn”. Để cung cấp các bằng chứng xác thực trong việc ra các quyết định khen thưởng hay điều chỉnh hoạt động của các thành viên trong tổ chức dạy học. Một mặt tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Kiểm tra cũng phải dựa trên kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra đánh giá cũng phải góp phần tạo ra ý thức tự giác cho mỗi giáo viên, thúc đẩy họ trong tổ chức dạy học đạt hiệu quả.

Biện pháp 4: “Đổi mới quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn” phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở đánh giá biện pháp được đánh giá cần thiết và khả thi nhất trong số các biện pháp đề xuất.

* Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm trên 2 nội dung: (1) Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất; (2) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

* Cách thức tiến hành khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát trên 140 mẫu (bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ phòng giáo dục, cán bộ lãnh đạo các đơn vị, giáo viên tiểu học) trên địa bàn huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.

Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả khảo sát trên 3

mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.

Phiếu trưng cầu ý kiến được tổng hợp và xử lý kết quả. Trên cơ sở đó, tác giả có những phân tích, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Luận văn đã tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý cấp phòng (lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiểu học): 02 người. Cán bộ cấp trường (HT, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) và giáo viên trên địa bàn huyện Vân Đồn: 140 người.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp



Nội dung

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Chưa cấp

thiết

Điểm TB

Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Điểm TB

Thứ bậc

3

2

1



3

2

1



Xây dựng kế hoạch dạy học

môn...


92


44


4


2,63


1


90


44


6


2,60


1

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

môn...


85


42


13


2,51


2


80


44


16


2,45


2

Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học

môn...


65


59


16


2,35


3


64


63


13


2,36


3

Đổi mới quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học

môn...


60


68


12


2,34


4


61


66


13


2,34


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 10

Nội dung

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Chưa

cấp thiết

Điểm TB

Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Điểm TB

Thứ bậc

3

2

1



3

2

1



Cộng




2,46





2,44



(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Bảng 3.1. Cho thấy, những biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết với điểm trung bình từ 2,34 - 2.63. Biện pháp được cho là cần thiết nhất là biện pháp 1: Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn. Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp này là khá hợp lý bởi vì muốn thực hiện tốt việc quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt người quản lý phải xây dựng tốt kế hoạch, từ đó triển khai đến giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các ý kiến cho rằng 5 biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tinh khả thi, có thể thực hiện được. Cụ thể: điểm trung bình từ 2,34 - 2,6. Trong đó, Biện pháp 1: Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu

học huyện Vân Đồn cũng được đánh giá ở mức rất khả thi cao nhất X= 2,6.


Trong số 5 biện pháp được đề xuất, Biện pháp 4: Đổi mới quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn được đánh giá tính khả thi thấp hơn các biện pháp nêu trên. Trao đổi thêm về tính khả thi của biện pháp này, thầy giáo Lưu Bá N. là cán bộ quản lý trường Tiểu học Hạ Long cho biết: Cơ sở vật chất các trường học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học, tuy nhiên nhiều trang thiết bị được cấp đến nay đã hỏng, kinh phí mua sắm không có (đa số kinh phí sửa chưa nhỏ), các trang thiết bị do Sở GDĐT cấp.

Như vậy, mặc dù có sự chênh lệch trong đánh giá thể hiện ở điểm trung bình khác nhau, song có sự thống nhất cao trong việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp. Do đó, để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý thực hiện dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học cần phải kết hợp linh hoạt các biện pháp đã nêu trên.

* Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi khi thực hiện các biện pháp quản ý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn

So sánh kết quả đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

92

85

65

68

59

60

44

42

Rất cấp thiết

cấp thiết

Chưa cấp thiết

13

16

12

4

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

90

80

64 63

66

61

44

44

Rất cấp thiết

cấp thiết

Chưa cấp thiết

16

13

6

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp








13





Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí