- Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông theo ĐHPTNL;
- Thực trạng nội dung QLHĐDH môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông theo ĐHPTNL;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDH môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông theo ĐHPTNL;
2.1.2.3. Đối tượng, địa bàn
Đề tài tiến hành khảo sát tất cả 10 trường tiểu học trong thành phố Gia Nghĩa với 02 chuyên viên phụ trách tiểu học của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Gia Nghĩa; 23 cán bộ quản lý của các trường tiểu học (10 hiệu trưởng và 13 phó hiệu trưởng); 75 GV tiểu học dạy môn Tiếng Việt, trong địa bàn thành phố Gia Nghĩa, tổng số 25 CBQL và 75 GV tiểu học. Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 91 phiếu (chiếm 91%).
Khảo sát tại 10 trường: Trường Tiểu học Thăng Long, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, Trường Tiểu học Hà Huy Tập, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường Tiểu học Nguyễn Việt Xuân.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê và xử lý bằng phần mềm tin học.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Để chuẩn bị cho HS học lên trung học cơ sở, mục tiêu trọng tâm trong dạy học Tiếng Việt ở cấp tiểu học là phát triển kỹ năng, trong đó, điểm nhấn là các kỹ năng đọc - hiểu và kỹ năng viết (bao gồm viết chính tả và làm văn).
Kết quả khảo sát về thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học (Xem Phụ lục 3: Bảng 2. Thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho thấy: Các mục tiêu được đánh giá cao: Việc dạy học Tiếng Việt để hình thành năng lực nói Tiếng Việt cho HS bảo đảm việc nói đúng, không nói ngọng, bảo đảm âm điệu... thể hiện ở tiêu chí “Hình thành năng lực nói tiếng Việt cho học sinh” được đánh giá cao với ĐTB = 3.34/4 với 43.96% người được hỏi đánh giá tốt tương đương với 42/91 người; 46.15% người được hỏi đánh giá khá. Tiếp đến là tiêu chí “Hình thành năng lực nghe tiếng Việt cho học sinh” với ĐTB được đánh giá là 3.33/4 điểm.
Các tiêu chí được đánh giá ở mức khá với số ĐTB giao động từ 3.09 đến 3.18/4 điểm như: “Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” với 3.09/4 điểm; “Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác” với 3.10/4 điểm; Tiêu chí “Hình thành năng lực tự chủ và tự học” với 3.12/4 điểm; cuối cùng tiêu chí “Hình thành năng lực đọc cho học sinh” với 3.18/4 điểm.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy một số tiêu chí chưa được đánh giá cao như: Tiêu chí bị đánh giá thấp nhất “Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...)” chưa được các thầy cô triển khai hiệu quả với ĐTB được đánh giá là 2.80/4 điểm. Tiếp đến tiêu chí “Hình thành năng lực viết tiếng Việt cho học sinh” được các thầy cô đánh giá ở mức độ 2.93/4 điểm và tiêu chí “Những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người” là 2.95/4 điểm.
Đề tài phỏng vấn cô N.T.H.Yến (Trường Tiểu học Bế Văn Đàn) cho biết: “Thực tế việc thực hiện các mục tiêu trong dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL HS được các thầy cô rất quan tâm tìm hiểu. Bên cạnh những mục tiêu hình thành các năng lực cơ bản như nghe, nói, đọc và viết thì những mục tiêu giúp HS hình thành năng lực để tự bảo vệ mình hay năng lực tự học... đã được đưa vào trong giáo án và thảo luận tại các cuộc họp chuyên môn”.
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường Tiểu học thành phố Gia Nghĩa trong các năm học gần đây đều được triển khai nghiêm túc gắn với Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, qua đó giúp HS hình thành các năng lực cần thiết.
So với sách giáo khoa cũ, nội dung chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học được áp dụng hiện nay đã bám sát mục tiêu giáo dục, chú ý tới giáo dục toàn diện con người, đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, môn tiếng Việt ở tiểu học cũng giống như các môn học khác đều bị đóng khung bởi một chương trình và thời lượng cụ thể. Chương trình còn nặng và khó. Sách giáo khoa chưa được viết theo hướng tích hợp. Phân môn Tập làm văn chưa được viết theo hướng mở, GV chỉ sử dụng những đề tập làm văn có sẵn trong sách giáo khoa. Việc tổ chức cho HS viết văn cũng chưa đảm bảo tính logic. Ở các lớp 3,4, trong mỗi tiết học, HS không được viết toàn bộ bài mà chia thành từng phần: mở bài, thân bài, kết bài hoặc là viết đoạn. Đến lớp cuối cấp, HS mới được làm quen với việc viết cả bài. Đây cũng là lý do khiến GV không có sự sáng tạo trong việc ra đề tập làm văn phù hợp với đối tượng, đề bài không mang tính cập nhật những vấn đề xã hội, không mang tính ứng dụng vào thực tiễn. HS cũng khó khăn trong việc viết bài vì cảm xúc không liền mạch.
Kết quả khảo sát về thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học (Xem Phụ lục 3: Bảng 3. Thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho thấy, các nội dung được đánh giá cao là: kiến thức Tiếng Việt và kiến thức Văn học được đánh giá ở mức điểm khá là 3.20/4 điểm và 3.00/4.00 điểm. Vì đây là những nội dung đã được triển khai từ lâu ở các trường tiểu học nên các thầy cô thường triển khai hiệu quả hơn.
Các nội dung được đánh giá ở mức trung bình khá như: rèn luyện kỹ năng nghe và kỹ năng đọc hay kiến thức về tập làm văn được các thầy cô triển khai ở mức trung bình với mức điểm đánh giá ĐTB lần lượt là 2.95/4; 2.90/4 và 2.85/3 điểm. Bên cạnh đó, do đặc thù là địa phương tại khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ HS người dân tộc thiểu số đông nên việc rèn luyện kỹ năng nói và viết cho các em cũng
còn nhiều khó khăn khi năng lực nói bảo đảm được câu từ, ngữ điệu chưa được HS làm tốt. Hai nội dung này được đánh giá ở mức điểm trung bình lần lượt là 2,60/4 điểm và 2.70/4 điểm.
2.2.3. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Nhiệm vụ quan trọng của GV dạy Tiếng Việt là phải khơi gợi ở HS tình yêu đối với các tác phẩm văn học, biết thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách trung thực, biết diễn đạt suy nghĩ đó thông qua ngôn ngữ Tiếng Việt. Phương pháp mang tính đặc thù của bộ môn đó là phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp giảng giải. Bên cạnh đó, có thể áp dụng phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và phương pháp xây dựng và thực hiện các chủ đề, dự án trong dạy học. Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt hiện nay cũng ngày một đa dạng. Giờ đây có thể kết hợp học chính khóa với ngoại khóa, học trong lớp, học ngoài lớp, ngoài học cá nhân còn có học nhóm. Những hình thức này cũng được áp dụng trong dạy và học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Kết quả khảo sát về thực hiện phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt cho thấy (Xem phụ lục 3: Bảng 4. Thực hiện phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), phương pháp được GV sử dụng tốt là phương pháp giảng giải; vấn đáp, gợi mở, vì đây là hai phương pháp truyền thống mang tính đặc thù của bộ môn Tiếng Việt với số điểm đánh giá trung bình là 3,09/4 điểm và 3.20/4 điểm. Phương pháp đọc sáng tạo cũng là một phương pháp mang tính đặc thù của bộ môn và được diễn ra trong suốt quá trình học các phân môn của môn Tiếng Việt với nhiều mục đích và hình thức khác nhau được đánh giá với ĐTB = 2.98/4 điểm. Tiếp theo là phương pháp nêu vấn đề, vì đây là phương pháp động não, kích thích tư duy và sự sáng tạo của HS nên cũng được khá nhiều GV sử dụng. Xếp ở vị trí thứ cuối cùng là phương pháp xây dựng chủ đề, dự án trong dạy học. Do đây là phương pháp mới đòi hỏi người dạy phải có trình độ tin học, có sự liên kết giữa các GV, phải dành nhiều thời gian tìm tòi sáng tạo thiết kế giáo án trình chiếu, biết ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn cần đưa ra những giải pháp quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt, trong đó chú trọng sự phát huy ưu thế phương pháp dạy học cũ như vấn đáp, thuyết trình song song kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, nêu tình huống có vấn đề cùng với đổi mới phương pháp trong xây dựng và thực hiện các dự án trong dạy học một cách đồng bộ thông qua việc nâng cao nhận thức về đổi mới, bồi dưỡng trình độ công nghệ thông tin, đầu tư mua sắm thiết bị dạy học.
Qua kết quả khảo sát về hình thức dạy học cho thấy, việc tổ chức các hình thức dạy học trong môn Tiếng Việt còn chưa đa dạng, phong phú, tập trung chủ yếu ở hình thức nhóm, cả nhân, cả lớp. Hình thức sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt cũng được một số GV sử dụng song chưa thường xuyên. Hình thức tổ chức tiết học thông qua hoạt động ngoại khóa, tổ chức trải nghiệm bên ngoài lớp học còn hạn chế. Việc tổ chức theo mô hình câu lạc bộ, giao lưu,...gần như không được thực hiện. Nguyên nhân do nội dung và thời lượng chương trình cũng như kinh phí hạn hẹp nên khó khăn cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm hay mô hình câu lạc bộ,...
Như vậy, cần có biện pháp nâng cao nhận thức với đội ngũ GV về chất lượng dạy học Tiếng Việt qua việc tiếp thu và thực hiện các hình thức dạy học môn Tiếng Việt. Chỉ đạo sâu sát và có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Việt cho GV tiểu học thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông. Để tài phỏng vấn cô Đ.T.H.Đoàn (Trường Tiểu học Thăng Long, phường Nghĩa Đức) cho biết: “Ưu điểm dễ thấy nhất của chương trình lớp 1 là có sự chuyển hóa rõ nét về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Điển hình như trước đây GV dạy âm nào thì HS chỉ biết âm đó nhưng nay các em có thể tự tìm âm để ghép. GV chỉ cần định hướng để HS biết thêm nhiều từ có nghĩa khác, tạo thêm sự hứng thú cho các em”.
2.2.4. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Để bảo đảm hiệu quả trong thưc hiện dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông việc kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng nhằm giúp cán bộ quản lý, GV nắm bắt được thực trạng và nội dung liên quan đến triển khai các nhiệm vụ được giao.
Kết quả khảo sát về thực hiện kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tiếng Việt (Xem Phụ lục 3: Bảng 5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho thấy, nội dung được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra việc thực hiện nề nếp thông qua Lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài” với ĐTB được đánh giá là 3.00/4 điểm. Đa số CBQL và GV cho rằng việc Kiểm tra việc thực hiện nề nếp thông qua Lịch báo giảng, Sổ ghi đầu bài được tiến hành thường xuyên, thực hiện ở mức Khá và Tốt, có 39,56% ý kiến đánh giá Khá: 31,87% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 71,43%). Được biết, các trường đều thực hiện việc này theo định kỳ hàng tháng và đó cũng là một căn cứ để xếp loại GV. Tiếp đến là tiêu chí “Đánh giá GV bằng kết quả thi đua cuối năm” với điểm trung bình là 2.90/4 điểm. Việc Đánh giá GV bằng kết quả thi đua cuối năm mới chỉ được thực hiện ở mức Yếu và TB, 39,56% ý kiến đánh giá Yếu: 31,87% ý kiến đánh giá TB (tổng số ý kiến đánh giá Yếu và TB là 71,43%). Một số CBQL cho biết, đánh giá GV bằng kết quả thi đua cuối năm là căn cứ đánh giá quan trọng nhất hiện nay, tuy nhiên ở đa số các trường chưa xây dựng được quy chế với các định mức cụ thể nên chủ yếu đánh giá theo cảm tính và do vậy còn nhiều GV thắc mắc, cho rằng thiên vị, thiếu công bằng. Các trường cần tập trung xây dựng quy chế và làm tốt công tác thi đua - khen thưởng ở đơn vị mình.
Ngược lại các tiêu “Kiểm tra hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn” được đánh giá ở mức ĐTB = 2.10/4 điểm với đa số các ý kiến cho rằng, việc Kiểm tra hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn mới chỉ được thực hiện ở mức Yếu và TB, có tới 36,26% ý kiến đánh giá Yếu: 29,67% ý kiến đánh giá TB (tổng số ý kiến đánh giá Yếu và TB là 65,93%). Phỏng vấn một số CBQL nhiều kinh nghiệm được biết, do chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể nên khi thực hiện đánh giá GV qua việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn lúng túng, chủ yếu đánh giá bằng cảm tính. Hay tiêu chí “Đánh giá GV qua kết quả học tập môn Tiếng Việt của
HS” với mức điểm đánh giá là 2.63/4 điểm. Trong đó, đa số CBQL và GV cho rằng: việc Đánh giá GV qua kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS chỉ ở mức TB và Khá, 32,97% ý kiến đánh giá TB: 31,87% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý kiến đánh giá TB và Khá là 64,52%. Hỏi ý kiến một số CBQL nhiều kinh nghiệm được biết, do lo ngại GV chạy theo thành tích mà không đánh giá đúng kết quả học tập của HS nên đánh giá GV qua kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS chưa thực sự làm quyết liệt. Tỉ lệ đánh giá Yếu 13,19% cho thấy, một số trường chưa quan tâm chỉ đạo khâu này.
Các tiêu chí còn lại như: “Đánh giá giờ dạy qua dự giờ” với ĐTB được đánh giá là 2.6/4 điểm. Có thể nói việc Đánh giá giờ dạy qua dự giờ được tiến hành thường xuyên và mức độ thực hiện Khá và Tốt, có 35,16% ý kiến đánh giá Khá: 30,77% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 65,93%). Việc dự giờ để đánh giá GV được hiệu trưởng thực hiện cả định kỳ và đột xuất. Tuy nhiên, phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GV nhiều kinh nghiệm được biết, hầu hết CBQL không thể dự đủ số giờ theo quy định của ngành. Tiêu chí “Kiểm tra việc thực hiện chấm, chữa, trả bài, vào điểm của GV” với ĐTB = 2.87/4 điểm. Cả CBQL và GV đều cho rằng các trường đã thường xuyên Kiểm tra việc thực hiện chấm, chữa, trả bài, vào điểm của GV, mức độ thực hiện Khá và Tốt, 35,16% ý kiến đánh giá Khá: 29,03% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 64,84%). Đây là một công việc thường xuyên, định kì của Phó hiệu trưởng chuyên môn. Một số GV nhiều kinh nghiệm cho biết: cần phải chỉ đạo tổ Tiếng Việt quản lý việc nhận xét chung và lời phê cụ thể cho từng bài làm của HS. Bên cạnh đó, GV chưa có các biện pháp nhằm giúp HS tự đánh giá bài làm của mình, tự thấy cái sai và chủ động tìm cách khắc phục.
2.2.5. Thực trạng các phương tiên, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Các phương tiên, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được quan tâm đầu tư:
Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng phương tiên, trang thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Nội dung | Mức đánh giá | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | % | S L | % | S L | % | S L | % | |||
1 | Phương tiện truyền thống (Bảng, phấn, tranh, ảnh...) | 36 | 39.56 | 32 | 35.17 | 20 | 21.98 | 3 | 3.30 | 3.11 |
2 | Phương tiện nghe nhìn (băng video, đĩa CD, DVD micro..., đài catsette) | 25 | 27.47 | 30 | 32.97 | 24 | 26.34 | 12 | 13.19 | 2.74 |
3 | Phương tiện truyền thông đa chiều(máy chiếu LCD, máy tính…). | 18 | 19.78 | 21 | 23.08 | 26 | 28.57 | 26 | 28.57 | 2.34 |
4 | Các đồ dùng học tập, trang thiết bị khác | 22 | 24.18 | 29 | 31.87 | 32 | 35.17 | 8 | 8.79 | 2.71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp, Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học
- Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng Của Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Trong Quản Lý
- Nhận Thức Và Năng Lực Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Của Cán Bộ Quản Lý Ở Các
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Gia Nghĩa,
- Thực Trạng Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh
- Chỉ Đạo Thực Hiện Đổi Mới Sinh Hoạt Tổ Chuyên Môn, Khuyến Khích Hoạt Động Trong Dạy Học Của Giáo Viên Theo Hướng Phát Triển Năng Lực
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng phương tiện, trang thiết bị cho thấy, nội dung được đánh giá cao nhất là “Phương tiện truyền thống (Bảng, phấn, tranh, ảnh...)” với điểm đánh giá trung bình là 3.11/4 điểm (Trong đó: 39.56% người được hỏi đánh giá ở mức độ tốt, 35.17% đánh giá khá và chỉ có 3.30% đánh giá yếu). Tiếp đến là “Phương tiện nghe nhìn (băng video, đĩa CD, DVD micro..., đài catsette)” được đánh giá ở mức 2.74/4 điểm tương đương với mức trung bình khá. Ngược lại, nội dung “Phương tiện truyền thông đa chiều(máy chiếu LCD, máy tính…)” chưa được đánh giá cao vì hiện nay hầu hết các thầy cô chưa được tập huấn về sử dụng các thiết bị số mới việc sử dụng và ứng dụng các trang thiết bị truyền thống vẫn được ưu tiên.Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, thiết bị dạy học là một thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học, góp phần quan trọng cho GV dạy học đạt kết quả cao, chúng hỗ trợ tích cực cho việc triển khai phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS do vậy có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện dạy học phát triển năng lực. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, các trường tiểu học thành phố Gia Ngĩa đã có nhiều cố gắng đầu tư mua sắm để hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới PPDH theo phát triển năng lực.