Khái Quát Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Và Sự Phát Triển Giáo Dục Của Huyện Vân Đồn

dạy học môn Tiếng Việt. Có nhận thức đúng thì cán bộ, giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình dạy học môn Tiếng Việt.

b) Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý

Hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh cái riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; phải quản lý thuyết phục cán bộ, GV trong đơn vị bằng năng lực của mình; phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục.

Hiệu trưởng là người có trình độ quản lý chắc chắn, vững vàng và có kinh nghiệm, có uy tín về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp.

Trong công tác tổ chức thực tiễn, hiệu trưởng phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết quản lý con người. Chính vì vậy, lao động quản lý của nhà quản lý vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn trong đổi mới. Trong quá trình quản lý, đòi hỏi hiệu trưởng không dừng ở các kinh nghiệm thực tiễn của bản thân mà mỗi nhà quản lý dù được đào tạo như thế nào vẫn phải luôn tự bồi dưỡng để tiếp cận các thành tựu liên quan tới việc quản lý đối tượng của mình nhằm nâng cao chất lượng công việc quản lý nhà trường.

c) Chương trình, nội dung giáo dục phổ thông mới

Chương trình và nội dung giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình môn Tiếng Việt đối với cấp tiểu học đã được ban hành và chính thức áp dụng đối với cấp tiểu học từ lớp 1 vào năm học 2020 - 2021. Chương trình và nội dung đã thể hiện rất rõ trong các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên việc vận dụng những yêu cầu về chương trình, nội dung đã quy định cần phải bám sát vào thực tiễn của nhà trường, của địa phương. Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tốt cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nâng cao nhận thức về chương trình, nội dung của môn Tiếng Việt đối với cấp Tiểu học. Để từ đó

có sự quản lý, chỉ đạo cũng như điều chỉnh kịp thời với cán bộ, giáo viên trong nhà trường làm tốt việc thực hiện môn Tiếng Việt theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

d) Điều kiện về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh

Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý cấp trường là nhằm nâng cao chất lượng dạy của thầy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học của trò, mục tiêu này đạt tới ở mức độ nào phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng GV. Đặc điểm lao động sư phạm của GV đòi hỏi rất cao ở tính sáng tạo và linh hoạt.

Cuối cùng là phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực tự học của giáo viên để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.

Như vậy, có thể nói rằng: Số lượng và chất lượng của đội ngũ GV và HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

e) Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức dạy học môn Tiếng Việt.

Để tổ chức tốt hoạt động dạy học môn Tiếng Việt, ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy học. Đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh yêu cầu về CSVC lại càng cao. Vì thế, để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cơ sở vật chất ở các trường tiểu học cần được xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học của GV cần quan tâm chỉ đạo tăng cường CSVC, đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất cho hoạt động dạy học trong các nhà trường.

g) Nhận thức, tâm lý của phụ huynh và xã hội về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Một quan niệm đã ăn sâu vào tâm lý của đông đảo học sinh, phụ huynh và trở thành tâm lý chung của xã hội đó là, học để đi thi, để vào được đại học chứ không phải học để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Do đó khi chuyển mục tiêu học tập sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học cần làm thay đổi quan niệm của phụ huynh và xã hội về mục tiêu học tập. Đây là một việc làm không đơn giản nhưng nhất thiết phải làm.

Đồng thời cũng phải làm cho phụ huynh và xã hội nhận thức được rằng, bản thân họ cũng phải có trách nhiệm tham gia vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.

Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường, nó được quy định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng quy định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Người hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường.

Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của người hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người hiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Đổi mới quản lý hoạt động dạy học có tác động mạnh mẽ đến hoạt động dạy học trong các nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý cấp trường cũng thay đổi tương ứng theo yêu cầu, đó là yếu tố quan trọng quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở tiểu học bao gồm:

Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động dạy cán bộ quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện cơ sỏ vật chất.

Những vấn đề lý luận trên sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, phấn tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp hiệu quả nhất để “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và sự phát triển giáo dục của huyện Vân Đồn

2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất tự nhiên là 55.320ha, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã.

Cơ cấu hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn, gồm 79 thôn, khu phố, dân số trên địa bàn huyện gồm trên 4,8 vạn người. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).

Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 55.133ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212ha, trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo xa trải rộng gồm 5 xã.

Ngày 17-2, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định số 226/QĐ- TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040; Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên phạm vi nghiên cứu toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn, Quảng Ninh với 2.171,33km2. Trong đó, diện tích tự nhiên là 581,83km2, diện tích vùng biển là 1.589,5km2.

Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại

chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Vân Đồn được xác định là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và là khu vực có vị trí bền vững về an ninh quốc phòng.

2.1.2. Một số đặc điểm về giáo dục và đào tạo cấp tiểu học huyện Vân Đồn

Toàn huyện 08 trường Tiểu học và 06 trường có cấp tiểu học. Mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý trên địa bàn huyện đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh; học sinh lưu ban hàng năm chiếm tỉ lệ khoảng 0,4%; không có học sinh bỏ học; 100% học sinh 6 tuổi.

Bảng 2.0. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp tiểu học


5000

4500

4366

4116

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

3749

3505

3564

Số trường

Số lớp Số HS

177

176

178

182

185

2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Vân Đồn)

- Về chất lượng giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục: Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, học sinh xếp loại hoàn thành tốt các môn học và hoạt động giáo dục đạt tỷ lệ cao. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục vẫn còn, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua thực tế điều tra, chất lượng học tập thường ở những trường tuyến vùng sâu, những học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở những điểm trường lẻ, học sinh dân tộc thiểu số, điều kiện địa phương còn khó

khăn, bênh cạnh đó bố mẹ bạn làm ăn nên việc quan tâm đến con cái thường giao phó cho nhà trường.

Những tồn tại trên ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp thu nội dung học tập môn Tiếng Việt, dẫn đến chất lượng giáo dục không được như mong đợi.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động giáo dục trong 4 năm qua



Năm học

Số học sinh

Hoàn thành chương trình tiểu

học

Hoàn thành chương trình

lớp học

Chưa hoàn thành chương trình lớp

học

2015 -2016

3505

643 = 100%

3473= 99,1%

32 = 0,9%

2016 -2017

3564

637 = 100%

3534 = 99,2%

30 = 0,8%

2017 -2018

3749

689 = 100%

3703 = 98,7%

46 = 1,3%

2018 -2019

4116

703 = 100%

4096 = 99,5%

20 = 0,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 6

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Vân Đồn)


- Về số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học:

Đội ngũ giáo tiên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn về mặt số lượng được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ và giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn

Đơn vị tính: Người



Năm học


Số lớp

Tổng số giáo viên tiểu học

Giáo viên/ lớp


Tổng số

Số giáo viên

Giáo viên

làm quản lý

2015 - 2016

177

296

263

33

1,49

2016 - 2017

176

298

264

34

1,50

2017 - 2018

178

295

261

34

1,47

2018 - 2019

182

293

262

31

1,44

2019 - 2020

185

295

264

31

1,43

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Vân Đồn

Bảng 2.2 cho thấy, tổng số cán bộ, giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn trong 5 năm học vừa qua tương đối ổn định. Về cơ bản số lượng giáo viên đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho hoạt động giáo dục và đào tạo tiểu học trên địa bàn.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Mục đích nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động này, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi và khó khăn, bất cập và nguyên nhân, cung cấp cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp có tính cần thiết, khả thi và hiệu quả trong việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Thực trạng Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3. Tiến hành khảo sát

* Phương pháp và hình thức khảo sát

+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên.

+ Thu thập các thông tin, tư liệu, báo cáo của các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

* Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

* Quy mô mẫu khảo sát: Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc lựa chọn

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí