Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động: Theo tác giả Lê Phương Nga, “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [46].
Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp - năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển.
Việc dạy học Tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực:
- Dạy học các tri thức Tiếng Việt (chữ, âm, tiếng, từ, câu).
- Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu).
- Dạy học tạo lập ngôn bản (nói, viết, trình bày).
Hoạt động dạy môn tiếng Việt của GV: đó là việc chuẩn bị lên kế hoạch giảng dạy môn tiếng Việt của GV. GV cần lên kế hoạch giảng dạy cho cả năm học, theo học kỳ và linh hoạt theo từng tuần. GV cần căn cứ yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt ở từng tiết dạy, tiến hành tổ chức các hoạt động kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hình thành kiến thức, luyện tập thực hành, củng cố. Để đạt được mục tiêu đề ra, GV cần phối hợp các phương pháp, sử dụng phương tiện và quỹ thời gian một cách có hiệu quả.
Hoạt động học tập môn tiếng Việt của HS: là để tìm hiểu kiến thức hay luyện tập thực hành, HS có thể tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo sự dẫn dắt, định hướng của GV và hoạt động tự học môn tiếng Việt của HS thông qua xây dựng kế hoạch tự học, nội dung, thời gian và nề nếp tự học; công tác tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân.
Trong nhà trường, dạy tiếng Việt phải được xem như là dạy một công cụ giao tiếp và tư duy, nhằm trang bị cho HS một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Như vậy, nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Việt của GV là phải trả lời những câu hỏi cụ thể như: thầy lựa chọn những phương pháp dạy học nào, tại sao lại chọn chúng, thầy tổ chức công việc của HS ra sao, giúp đỡ các em thế nào
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 1
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 2
- Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học
- Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng Của Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Trong Quản Lý
- Nhận Thức Và Năng Lực Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Của Cán Bộ Quản Lý Ở Các
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
trong quá trình học tập, thầy kiểm tra việc nắm tri thức, kĩ năng của HS như thế nào, thầy giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi ra sao?...
Hoạt động dạy môn Tiếng Việt của GV trong trường tiểu học được thực hiện thông qua việc dạy học các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn với nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Cụ thể trong giờ học, các hoạt động chủ yếu của GV là:
- Giao việc cho HS: cho HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập; cho HS làm mẫu một phần câu hỏi, bài tập; tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò HS.
- Kiểm tra HS: xem HS có làm việc không, có hiểu việc phải làm không, trả lời thắc mắc của HS.
- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: báo cáo trực tiếp với GV, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp với các biện pháp báo cáo bằng miệng, bằng phiếu học tập hoặc thi đua giữa các nhóm, trình bày cá nhân.
- Tổ chức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp với biện pháp đánh giá là khen, chê (định tính) hay cho điểm (định lượng).
Theo tác giả Đỗ Ngọc Hùng, luận văn xác định hoạt động dạy học môn tiếng Việt bậc tiểu học cần hình thành cho học sinh các năng lực sau:
(1) Năng lực nói Tiếng Việt cho học sinh
- Năng lực phát âm: phát âm đúng các phụ âm, nguyên âm, âm tiết tiếng Việt;
- Năng lực đặt câu để nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩa cá nhân, bộc lộ tình cảm thích hợp;
- Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả: kể, trình bày, hỏi, yêu cầu, đề nghị;
- Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình, lớp học, nhà trường và trong cuộc sống v.v.
- Năng lực nói về một nội dung cho trước;
- Năng lực đối thoại, trao đổi.
(2) Năng lực nghe tiếng Việt cho học sinh:
- Năng lực nghe - hiểu nghĩa tường minh: nghe người khác nói, nghe người khác đọc, nghe đài, ti vi…
- Năng lực nghe - hiểu nghĩa hàm ẩn trong hội thoại
- Năng lực đánh giá, nhận xét về lời nói của người khác
- Năng lực nghe - phản hồi ý kiến của người khác
- Năng lực nghe - ghi, nghe - tóm tắt ý chính bài học
(3) Năng lực đọc
- Năng lực đọc đúng, đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu bài học ;
- Năng lực đánh giá về các câu, đoạn, văn bản đã đọc;
- Năng lực đọc thầm;
- Năng lực đọc - hiểu bài học, văn bản thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống.
- Năng lực đọc - hiểu, cảm nhận, phân tích hình tượng trong bài học
- Năng lực đọc để tóm tắt bài học;
- Năng lực đọc để thu thập thông tin phục vụ cho một chủ đề cho trước.
(4) Năng lực viết tiếng Việt cho học sinh
- Năng lực viết đúng: chuyển từ âm nghe được đến chữ;
- Năng lực viết đúng chính tả, sử dụng dấu câu thích hợp;
- Năng lực viết câu phản ánh đúng tư tưởng, suy nghĩ của cá nhân, bộc lộ cảm xúc phù hợp;
- Năng lực viết bài văn, đoạn văn, lời nhắn cá nhân;
- Năng lực viết đoạn văn, bài văn: miêu tả, kể chuyện, phân tích.
1.2.3.3. Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học
Phương pháp dạy học môn tiếng việt theo hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học nhằm phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả các tình hống, nhiệm vụ trong quá trình học tập, đồng thời giúp HS có thể tự mình giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Phương pháp dạy học này khuyến khích tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác qua đó hình các năng lực xã hội.
Các phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh bao gồm:
(1) Đọc sáng tạo
(2) Vấn đáp gợi mở
(3) Giảng giải
(4) Nêu tình huống có vấn đề
(5) Xây dựng và thực hiện các chủ đề, dự án trong dạy học
Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Tiếng Việt ở trưởng tiểu học nói riêng phụ thuộc chương trình giáo dục ĐHPTNL như:
- Cần phát huy tinh thần chủ động tự giác, tích cực của người học, qua đó hình thành và phát triển năng lực tự học của HS, đồng thời qua đó trau dồi các phẩm chất của tư duy HS một cách linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
- Khi lựa chọn các phương pháp dạy học cần lựa chọn một cách linh hoạt và khi sử dụng phương pháp dạy học phải đảm bảo được yêu cầu: HS phải tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình dưới sự hướng dẫn của GV.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học phải luôn đi liền với việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học. Do vậy, tùy theo mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học cụ thể mà GV có thể lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở thực tế...
- Để dạy học hiệu quả, GV cần quan tâm sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học theo quy định. Cùng với đó có thể khuyến khích GV sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu các phương tiện đó phù hợp với nội dung dạy học, với đối tượng HS. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và khai thác tài liệu dạy học.
Hình thức dạy học môn Tiếng Việt là cách thức tổ chức hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên và học sinh tiểu học được tiến hành trong một không gian, thời gian, số lượng và theo một trật tự nhất định. Để thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh thì các hình thức dạy học phải hướng đến tính tích cực của học sinh tiểu học; Kết hợp các hình
thức dạy học khác nhau và phải đa dạng hóa hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học.
Các hình thức dạy học môn Tiếng Việt thường được thực hiện khi giảng dạy trong nhà trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh bao gồm:
(1) Tổ chức dạy học theo nhóm, cá nhân, lớp
(2) Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt
(3) HS học thông qua hoạt động ngoại khóa; tổ chức các tiết học trải nghiệm bên ngoài lớp học
(4) Câu lạc bộ theo sở thích, giao lưu với nhà văn, nhà thơ
1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học
Kiểm tra - đánh giá là khâu kết thúc của quá trình dạy học, là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Do vậy GV khi tiến hành quá trình dạy học cần xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp, lự chọn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như kĩ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả quá trình dạy học, GV có thể thu thập thông tin phản hồi từ HS, với kết quả phản hồi GV có cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình.
Đánh giá theo năng lực, là đánh giá khả năng học tập của HS dựa trên kết quả cuối cùng của một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm kết quả về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó. Đánh giá năng lực HS giúp GV có được thông tin về kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình và giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập.
Định hướng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực:
- Sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích điều chỉnh phản hồi kịp thời kết quả quá trình dạy học;
- Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng (ghi nhớ, hiểu kiến thức…) sang đánh giá năng lực (vận dụng, giải quyết các vấn đề của thực tiễn…);
- Tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra - đánh giá,
Với đặc trưng riêng của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, căn cứ vào định hướng nêu trên, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt cần phải:
- Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng theo định hướng tiếp cận năng lực, đặt ra yêu cầu cơ bản cần đạt. Nội dung mỗi đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ… cần giúp GV đánh giá chính xác năng lực nào được hình thành và phát triển ở HS ở mức độ nào.
- Kết hợp các hình thức đánh giá, tăng cường và phát huy vai trò tự đánh giá của HS, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình,…;
- Kết hợp giữa đánh giá trắc nghiệm khách quan, thực hành và tự luận;
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá công bằng, trung thực, toàn diện có khả năng phân loại giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy học. Với những đơn vị có điều kiện nên mạnh dạn cài đặt phần mềm hỗ trợ, lập ngân hàng đề và tổ chức kiểm tra trên hệ thống máy tính.
1.2.3.5. Phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học
Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trực tiếp để nâng cao hiệu quả dạy học. Do đó, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật giảng dạy là sự tác động phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý trường học đến đối tượng quản lý có liên quan tới lĩnh vực cơ sở vật chất kỹ thuật giảng dạy, bao gồm: phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học - công nghệ... được huy động vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường, nhằm hỗ trợ các hoạt động giảng dạy môn tiếng Việt ở các trường tiểu học vận hành đạt tới mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó, thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giảng dạy đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học
1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học
Quản lý là một hiện tượng xã hội, có vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khái niệm về quản lý dưới góc độ khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý mang ý nghĩa của động từ: “Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định” [68].
Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý là: “Tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [41].
Theo quan điểm kinh tế học, nhà kinh tế học người Mỹ - Frederic Wiliam Taylor (1856-1915) cho rằng quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất.
Từ các quan niệm trên, ta thấy: quản lý là một quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường. Quá trình quản lý mang tính tổng hợp, không tuân theo những quy định cứng nhắc mà phải mềm dẻo linh hoạt.
QLHĐDH nói chung, hoạt động dạy học môn tiếng Việt nói riêng là nội dung vô cùng quan trọng trong quản lý ở trường trung học cơ sở hiện nay, vì giáo dục thực hiện cả chức năng giáo dục và chức năng phát triển. GV môn tiếng Việt cùng với GV các bộ môn khác không chỉ là chủ thể của mọi hoạt động dạy học mà còn là người điều khiển quá trình học tập của HS. Nhiệm vụ chính của GV là hoạt động giảng dạy, đó là việc truyền đạt kiến thức về ngôn ngữ, tiếng Việt và văn học và những giá trị về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, phẩm chất cần trang bị cho HS. Đồng thời, GV có nhiệm vụ phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, tu dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy của mình.
QLHĐDH thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. QLHĐDH tập trung vào những nội dung sau:
QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy môn học của GV và học tập của HS, nhằm bảo đảm cho hoạt động dạy học môn học đạt được mục đích đã xác định.
Trên cơ sở khái niệm quản lý hoạt động dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, trong phạm vi luận văn, quản lý dạy học môn tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh được hiểu là tác động có mục đích có chương trình, kế hoạch của hiệu trưởng và các cấp quản lí trong nhà trường đến hoạt động dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường cùng giáo viên và học sinh để đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt và phát triển được năng lực cho học sinh.
Khái niệm trên cho thấy mục tiêu của quản lý dạy học môn tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh là nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường tiểu học và phát triển năng lực.
Chủ thể quản lý dạy học môn tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường tiểu học bao gồm nhiều chủ thể: hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên môn, trong nhà trường, trong đó nhấn mạnh đến 2 chủ thể theo văn bản pháp qui Nhà nước là hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn. Chủ thể chính trong luận văn là hiệu trưởng quản lý dạy học môn tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Đối tượng quản lý là toàn bộ nội dung hoạt động dạy học môn tiếng Việt cùng với giáo viên và học sinh, những lực lượng thực hiện hoạt động dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường.
Nội dung quản lý bao gồm quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giảng dạy trên lớp của giáo viên; quản lý hoạt động học tập của học sinh; quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh và quản lý các điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy học môn tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực học sinh