3.4.3. Nội dung khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm 6 biện pháp đã trình bày trong luận văn; chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá về hai vấn đề: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp.
3.4.4. Các bước tiến hành
- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát.
- Xin ý kiến chuyên gia.
- Tổ chức tiến hành khảo sát đối với CBQL và giáo viên.
- Thu thập phiếu, xử lý bằng phần mềm excel, công thức toán học.
- Xác định số liệu, phân tích và nhận xét.
- Tổng kết chung
3.4.5. Cách xử lý kết quả khảo nghiệm
Việc điều tra sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo 4 mức độ và thang đo điểm như sau:
+ Rất cấp thiết/Rất khả thi: 3 điểm.
+ Cấp thiết/Khả thi: 2 điểm.
+ Ít cấp thiết/Ít khả thi: 1 điểm
Xử lý định lượng ý kiến đánh giá đối với CBQL và giáo viên Tính giá trị trung bình X
3.4.6. Kết quả khảo nghiệm
3.4.6.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí
Biện pháp | Mức độ cần thiết | ̅ | Thứ bậc | ||||||
Ít cần thiết | Cần thiết | Rất cần thiết | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí , giáo viên và học sinh về dạy học và quản lí dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 0 | 0 | 8 | 30.7 | 18 | 69.3 | 2.69 | 1 |
2 | Chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 0 | 0 | 9 | 34.6 | 17 | 65.4 | 2.65 | 2 |
3 | Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài học học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 1 | 3.9 | 11 | 42.3 | 14 | 53.8 | 2.5 | 4 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 0 | 0 | 9 | 34.6 | 17 | 65.4 | 2.65 | 2 |
5 | Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 1 | 3.9 | 11 | 42.3 | 14 | 53.8 | 2.5 | 4 |
6 | Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 1 | 3.9 | 10 | 38.5 | 15 | 57.6 | 2.54 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Của Cbql, Gv Về Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Chỉ Đạo Xây Dựng Chương Trình Dạy Học Môn Địa Lý Của Nhà Trường Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 15
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
3.4.6.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Mức độ khả thi | Mức độ khả thi | X | Thứ bậc | ||||||
Ít khả thi | Khả thi | Rất khả thi | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí , giáo viên và học sinh về dạy học và quản lí dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 0 | 0 | 8 | 30.8 | 18 | 69.2 | 2.69 | 1 |
2 | Chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 1 | 3.8 | 12 | 46.2 | 13 | 50 | 2.46 | 4 |
3 | Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài học học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 1 | 3.8 | 12 | 46.2 | 13 | 50 | 2.46 | 4 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 0 | 0 | 9 | 34.6 | 17 | 65.38 | 2.65 | 2 |
5 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 1 | 3.8 | 12 | 46.2 | 13 | 50 | 2.46 | 4 |
6 | Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 1 | 3.8 | 10 | 38.5 | 15 | 57.5 | 2.54 | 3 |
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tên biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||
X | TB | X | TB | ||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của dạy học và quản lí dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 2.69 | 1 | 2.69 | 1 |
2 | Xây dựng chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 2.65 | 2 | 2.46 | 4 |
3 | Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài học học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 2.5 | 4 | 2.46 | 4 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 2.65 | 2 | 2.65 | 2 |
5 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS | 2.5 | 4 | 2.46 | 4 |
6 | Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh | 2.54 | 3 | 2.54 | 3 |
Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lí, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lí luận và hạn chế thực trạng hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh và quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, đề tài đã đề ra được 6 biện pháp quản lí. Bao gồm:
1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về dạy học và quản lí dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2. Chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học môn Địa lý của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh
3. Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài học học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS
6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản lí, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục với thực trạng còn hạn chế.
Qua kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 06 biện pháp đều khả thi và cần thiết đối với quản lí hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động”, tác giả đi đến một số kết luận sau:
- Trên cơ sở kế thừa và hệ thống, luận văn đã nghiên cứu đầy đủ, lôgic và có hệ thống lí luận khoa học quản lí, lí luận khoa học quản lí giáo dục, lí luận quản lí nhà trường, dạy học…. Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề lí luận về nội dung quản lí dạy học môn Địa lí trong trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng, khoa học khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động hiện nay. Công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động hiện nay đã đạt được ưu điểm nhất định về nhận thức, mục tiêu dạy học, nội dung cũng như cách thức kiểm tra, đánh giá…. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động còn nhiều hạn chế, bất cập về quản lí, lập kế hoạch, năng lực dạy học của một số giáo viên, đặc biệt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ...
- Dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng, tác giả mạnh dạn để ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng
phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động hiện nay.
Những biện pháp quản hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi cao với điểm trung bình tính cần thiết được đánh giá với điểm trung bình từ 2.50 đến 2.69 và với điểm trung bình tính khả thi được đánh giá với điểm trung bình từ 2.46 đếm 2.69.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
Cần xây dựng văn bản hướng dẫn các trường nâng cao chất lượng tự bồi dưỡng chuyên môn và chủ động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhất là bồi dưỡng kiến thức liên quan đến hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
Tăng cường chỉ đạo trường THPT tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí, hoạt động ngoại khóa môn học...
Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường THPT để xây dựng phòng học bộ môn, chỉ đạo các trường tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn Địa lí, xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán trong tỉnh.
Tăng cường kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất hoạt động dạy học môn Địa lí của các trường THPT.
2.2. Với trường THPT
Hiệu trưởng cần tiến hành đồng bộ các biện pháp và nội dung quản lí hoạt động dạy học ở trường THPT.
Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí nhằm tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tự học trong dạy học Địa lí.