Các CBQL nhà trường phải tích cực tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí; cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp quản lí, áp dụng tích cực những giải pháp quản lí hoạt động dạy học Địa lí, với tinh thần chủ động, linh hoạt, không ỷ lại cấp trên.
Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản lí, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động, xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí, tạo sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường.
Xây dựng văn hóa tổ chức riêng tạo thương hiệu cho nhà trường.
Ưu tiên tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Địa lí nói riêng.
Tạo điều kiện cho giáo viên được đi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên ở các trường có kinh nghiệm và sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên Địa lí cần phát huy vai trò tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Địa lí, tích cực chủ động phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
2. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thu (2014), “Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ , Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.
6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới, ngày 26 tháng 12 năm 2018
7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
8. Chính phủ Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đoàn Minh Duệ, Trần Xuân Sinh (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
10. Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Trần Trung Dũng (2016), Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, Luận án tiến sĩ QLGD, Đại học Vinh.
12. Trần Khánh Đức (2014), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại- phát triển năng lực và tư duy sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Guy Palmade (1999), Các phương pháp sư phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.
16. Harold Koontz, Cyril O’ Donell và Heinz Weibrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên, 2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
18. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
22. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lý giáo dục và quản lý trường học , Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 17.
24. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Văn Kha (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.
26. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
27. Trần Kiểm (2002), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Lê Thùy Linh (2013), Dạy học Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Thái Nguyên
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên 2004), Một số vấn đề giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Luật Giáo dục (đã sửa đổi bổ sung) (2010), Quy định mới về giáo dục - đào tạo và quản lý trường học, Nxb Lao động.
33. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
34. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
35. Trần Thị Tuyết Oanh (2013), “Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường phổ thông , Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 92.
36. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), “Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ở trường phổ thông , Tạp Khoa học Giáo dục, số 112, tháng 1.
37. Nguyễn Văn Phương (2014), “Các hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học ở trường THPT , Tạp chí Giáo dục, số 330, tháng 3.
38. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình Quản lý Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Dạy học - Con đường hình thành nhân cách, Trường CBQLGD, Hà Nội.
40. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận, quản lý giáo dục - Trường cán bộ quản lý giáo dục TW1.
41. Nguyễn Văn Trường, (Biên dịch cùng nhóm tác giả) (2004), Phương pháp lãnh đạo, quản lý nhà trường hiệu quả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Nguyễn Thành Vinh (2012), “Đổi mới phương pháp dạy học và vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý phương pháp dạy học ở trường phổ thông , Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 79, tháng 4
44. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo trình quản lý nhà nước & quản lý giáo dục
- đào tạo và học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, TPHCM.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
(Về thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên)
Để có cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi ở sau. Những thông tin mà đồng chí cung cấp sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí!
======***=====
Phần 1. Thông tin về người được khảo sát
Đơn vị công tác:...................................................................................................
Chức vụ:
1. Cán bộ quản lý
2. Giáo viên
Số năm công tác:
1. Dưới 5 năm
2. Từ 5 đến 10 năm
3. Trên 10 năm
Phần 2: Nội dung khảo sát
Câu 1: Đồng chí hãy cho ý kiến của mình về yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh | Mức độ đánh giá | ||||
Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý 1 phần | Phân vân | Không đồng ý | ||
1 | Về mục tiêu dạy học: | ||||
1.1 | Chú trọng mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực | ||||
1.2 | Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. | ||||
2 | Về nội dung dạy học: | ||||
2.1 | Nội dung phải được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; | ||||
2.2 | Chú trọng dạy các kỹ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. | ||||
2.3 | Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới. | ||||
3 | Về phương pháp dạy học | ||||
3.1 | Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò. | ||||
3.2 | Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi | ||||
3.3 | Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực. | ||||
3.4 | Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện. | ||||
3.5 | Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực | ||||
4 | Về môi trường học tập: | ||||
4.1 | GV có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. | ||||
4.2 | Lớp học có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, | ||||
5 | Về đánh giá kết quả học tập | ||||
5.1 | Quan tâm đến đánh giá sản phẩm “đầu ra | ||||
5.2 | Đánh giá quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. | ||||
5.3 | Người học được tham gia vào quá trình đánh giá. |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Xây Dựng Chương Trình Dạy Học Môn Địa Lý Của Nhà Trường Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim
- Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Câu 1: Đồng chí hãy cho ý kiến của mình về đặc điểm của môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh | Mức độ đánh giá | ||||
Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý 1 phần | Phân vân | Không đồng ý | ||
1 | Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. | ||||
2 | Môn Địa lí trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, | ||||
3 | Môn Địa lý giúp học sinh làm quen với các phương pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế v.v… | ||||
4 | Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. | ||||
5 | Địa lí là một môn học có tính tổng hợp, nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. | ||||
6 | Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình môn Địa lý cấp THPT được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, tăng cường hứng thú học tập bộ môn cho các em học sinh. | ||||
7 | Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, "Địa lí" là môn học độc lập, môn học tự chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội. | ||||
8 | Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. | ||||
9 | Môn Địa lý giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; | ||||
10 | Địa lí góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung cho học sinh THPT | ||||
11 | Môn Địa lý phát triển năng lực chuyên môn như: năng lực nhận thức khoa học địa lí; năng lực tìm hiểu địa lí; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. |