Thực Tiễn Thu Hút Fdi Từ Asean Vào Các Ngành Dịch Vụ Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Triển Khai Cam Kết Hội Nhập Aec


rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết trong WTO của mỗi nước thành viên. Các gói cam kết sau có mức độ cam kết cao hơn các gói cam kết trước nhằm tiến đến thực hiện các mục tiêu về tự do hóa dịch vụ đặt ra trong AEC Blueprint.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Như vậy, Chương 2 nghiên cứu tổng quan về FDI, ngành dịch vụ, FDI vào các ngành dịch vụ và tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến thu hút FDI, bao gồm:

1/ Giới thiệu tổng quan về FDI – khái niệm, đặc điểm và vai trò, các yếu tố tác động đến thu hút FDI nói chung, trong đó tập trung tác động của liên kết kinh tế khu vực đến thu hút FDI. Theo đó, các yếu tố thu hút FDI được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm nhóm yếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thể chế - tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Trong các yếu tố thu hút FDI, các liên kết kinh tế khu vực được cho là có tác động đến thu hút FDI của một quốc gia nói chung, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các liên kết kinh tế đến các nước là khác nhau.

2/ Giới thiệu tổng quan về dịch vụ - khái niệm, đặc điểm và các yếu tố tác động

– trong đó khẳng định FDI là một yếu tố tác động đến phát triển ngành dịch vụ của một quốc gia. Đây sẽ là tiền đề để phân tích các chính sách thu hút và xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ các nước ASEAN vào ngành dịch vụ của Việt Nam ở Chương 4.

3/ Giới thiệu tổng quan về AEC và các hiệp định chính trong AEC. Theo đó, trong khuôn khổ AEC, các cam kết về đầu tư trong các ngành dịch vụ được quy định trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS).


CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC


3.1. Tổng quan về các ngành dịch vụ Việt Nam

Tại Việt Nam, trong một vài thập kỷ trở lại đây, mặc dù đã đã đạt được mức tăng trưởng nhanh song tỷ trọng và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế còn rất khiêm tốn. Trong giai đoạn 1986-1990, Việt Nam chủ yếu đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Từ khoảng những năm 1990, giai đoạn sau Đổi mới, khi Việt Nam tập trung hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành dịch vụ mới bắt đầu được phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ vẫn không được chú trọng như các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất hàng hoá. Phải đến những năm 2000, khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa thị trường với việc gia nhập WTO và ký kết một loạt FTA trong khu vực, các ngành dịch vụ Việt Nam mới thực sự được chú trọng. Mặc dù tỷ trọng và vai trò trong nền kinh tế còn khiêm tốn, các ngành dịch vụ của Việt Nam ngày càng phát triển, cạnh tranh hơn và có nhiều triển vọng trong tương lai (VCCI, 2019).

3.1.1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP (1988-2020)

Tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây – từ 2008 đến 2020 – duy trì tương đối ổn định ở mức khoảng 41%.

100

90

80

70

Đơn vị: %

60

50

40

30

20

10

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Sơ bộ 2020

0


Nông. lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành trong tổng GDP của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2021)

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng trưởng thấp của ngành dịch vụ là do sự thay đổi trong phương pháp tính tổng GDP. Theo đó,


trước đây GDP chỉ được tính dựa trên 3 khu vực là nông lâm nghiệp – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thì từ năm 2010 trở đi, Tổng cục Thống kê đã tách giá trị của các loại thuế sản phẩm ra khỏi các giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và trở thành một thành tố riêng trong GDP, do đó làm giảm tỷ trọng của các thành tố đang có trước đó (VCCI, 2019).

Mặc dù đã thay thế công nghiệp và xây dựng, trở thành lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân nhưng tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Năm 2020, các ngành dịch vụ đóng góp 41,63% trong tổng GDP, so với 33,72% của các ngành công nghiệp – xây dựng và 14,85% của các ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong khi đó, các nước phát triển có tỷ trọng dịch vụ trong GDP rất cao – tỷ trọng trung bình ngành dịch vụ có thể lên tới 70% ở các nước OECD (Xem Biểu đồ 3.2).

80 70,9

54,8 58,3


54,5 57


54,4




49,3














41,6 44,4


























































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 9

70

Đơn vị: %

60

50

40

30

20

10

0

Việt Nam Indonesia Malaysia Thái Lan Singapore Ấn Độ Trung


70,1


Hàn Quốc Các nướcCác nước

Quốc

OECD*

thu nhập trung bình và

thấp


Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của một số nước năm 2020

(Nguồn: WDI, 2021)

3.1.2. Cơ cấu các ngành dịch vụ

Theo phân loại của Tổng cục Thống kê (2021), khu vực dịch vụ của Việt Nam bao gồm 12 phân ngành. Trong đó, tính đến hết năm 2020, ngành có tỷ trọng lớn nhất là Bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác – chiếm 28,02% tổng giá trị khu vực dịch vụ; tiếp đến là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm – chiếm 12,9% và Hoạt động kinh doanh bất động sản – chiếm 10.61%. Các ngành dịch vụ còn lại đều chiếm tỷ trọng dưới 10%, trong đó các ngành dịch vụ hỗ trợ làm trung gian đầu vào cho sản xuất như Vận tải và kho bãi (5.95%), Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (3,09%), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (0.73%)…đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Tổng cục Thống kê, 2021). Điều này


cho thấy các ngành dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất vẫn chưa thực sự được chú trọng phát triển.

Bảng 3.1: Cơ cấu các phân ngành dịch vụ của Việt Nam*


STT

Các ngành dịch vụ

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

1

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác

734.007

28,02

2

Vận tải, kho bãi

155.964

5,95

3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

197.333

7,53

4

Thông tin và truyền thông

42.493

1,62

5

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

338.150

12,9

6

Hoạt động kinh doanh bất động sản

277.990

10,61

7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

81.012

3,09

8

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

19.213

0,73


9

Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc


180.527


6,89

10

Giáo dục và đào tạo

253.322

9,67

11

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

188.750

7,2

12

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

35.573

1,35

13

Hoạt động dịch vụ khác

104.383

3,98


14

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình


10.748


0,41


Tổng

2.619.538

100

* Số liệu sơ bộ năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

3.1.3. Doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp lớn nhất với hơn 451 nghìn doanh nghiệp tính đến cuối năm 2019, cao gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp và xây dựng (205.902 doanh nghiệp) và gấp hơn 60 lần so với số lượng doanh nghiệp trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ nhiều hơn hẳn so với các ngành khác một phần là do ngành dịch vụ đang chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ là không cần nhiều vốn và lao động như các ngành sản xuất, vì vậy việc thành lập doanh nghiệp dịch vụ không yêu cầu vốn lớn và nguồn nhân lực dồi dào. Điều này cũng được thể hiện rất rõ khi nhìn vào quy mô doanh nghiệp theo nguồn vốn và lao động trong từng khu vực kinh tế trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3.

Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô vốn nhỏ, dưới 5 tỷ đồng chiếm tới hơn 55.4% tổng số doanh nghiệp dịch vụ, cao nhất so với các khu vực còn lại. Trong khi đó, tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, từ 200 tỷ trở lên, trong ngành dịch vụ chi chiếm 2% so với hơn 4% của khu vực công nghiệp-xây dựng-sản xuất và 5-6% của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng. Do đặc thù dự án, các phân ngành


dịch vụ có nhiều doanh nghiệp với quy mô vốn lớn bao gồm (i) Hoạt động kinh doanh bất động sản, (ii) Bán buôn bán lẻ, (iii) Vận tải - kho bãi, (iv) Dịch vụ lưu trú.

Bảng 3.2: Số doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và quy mô vốn*


Quy mô vốn


Các ngành


Tổng số

Dưới 0,5 tỷ đồng

Từ 0,5

đến dưới 1 tỷ đồng

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

Từ 10

đến dưới 50 tỷ

Từ 50

đến dưới 200

Từ 200

đến dưới 500 tỷ

Từ 500 tỷ đồng trở lên

TỔNG SỐ

668.503

60.633

58.989

251.749

108.911

133.789

36.642

9.386

8.404

Nông-lâm- ngư nghiệp

7.471

643

543

2.797

1.002

1.491

601

200

194

Khai khoáng

3.677

150

118

897

670

1.201

421

119

101

Công nghiệp-Xây

dựng-Sản xuất


205.902


11.631


13.262


72.527


36.929


48.138


15.389


4.355


3.671

Dịch vụ

451.453

48.209

45.066

156.772

70.310

82.959

20.231

4.712

4.438

* Tính đến 31/12/2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Bảng 3.3: Số doanh nghiệp chia theo khu vực kinh tế và quy mô lao động*


Quy mô


Các ngành


Tổng số


Dưới 5 người


5-9

người


10-49

người


50-199

người

200-

299

người

300-

499

người

500-

999

người

1000-

4999

người

5000

người trở

lên

TỔNG SỐ

668.503

340.462

171.779

123.550

23.144

3.027

2.660

2.067

1.581

233

Nông-lâm – ngư nghiệp

7.471

3.193

1.830

1.835

431

50

48

42

39

3

Khai khoáng

3.677

1.279

903

1.211

194

26

20

13

27

4

Công nghiệp- xây dựng-sản

xuất


205.902


82.957


51.888


50.247


13.863


2.064


1.920


1.569


1.217


177

Dịch vụ

451.453

253.033

117.158

70.257

8.656

887

672

443

298

49

* Tính đến 31/12/2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Tính đến cuối năm 2019, có tới gần 82% doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ có số lượng lao động dưới 9 người, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp-xây dựng và nông-lâm-ngư nghiệp là khoảng 60%. Cũng như vậy, không có nhiều doanh nghiệp có quy mô lao động lớn trong ngành dịch vụ. Số doanh nghiệp có từ 200 lao động trở lên chỉ chiếm 0,5% tổng số doanh nghiêp (so với 3,4% của khu vực công nghiệp-xây dựng-sản xuất và 2,4% của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp).

3.1.4. FDI vào các ngành dịch vụ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (với hơn 50% số dự án, chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ đứng vị trí thứ hai – chiếm hơn 46% số dự án và gần 28% tổng


vốn đăng ký (số liệu luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2020). Phát triển dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài cung cấp vốn và công nghệ cho hoá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Bảng 3.4: FDI của Việt Nam theo phân ngành kinh tế *



Tỷ trọng (%)


Số dự án

Tỷ trọng (%)

Vốn đăng ký (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Tổng số

33.062

100

386.233,5

100

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

505

1,5

3.709,9

1,0

Khai khoáng

108

0,3

4.897,6

1,3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

15.126

45,8

228.547,9

59,2

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

151

0,5

28.641

7,4

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

81

0,2

2.926

0,8

Xây dựng

1.751

5,3

10.679,4

2,8

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

5.182

15,7

8.505

2,2

Vận tải, kho bãi

875

2,6

5.418,3

1,4

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

889

2,7

12.509

3,2

Thông tin và truyền thông

2.326

7,0

3.974,8

1,0

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

78

0,2

784,2

0,2

Hoạt động kinh doanh bất động sản

938

2,8

60.320,3

15,6

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

3.537

10,7

3.683,5

1,0

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

490

1,5

975,1

0,3

Giáo dục và đào tạo

583

1,8

4.411,5

1,1

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

153

0,5

1.999,8

0,5

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

138

0,4

3.391,5

0,9

Hoạt động dịch vụ khác

151

0,5

858,7

0,2

* Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)

Vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ tập trung nhiều nhất ở Hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng số 938 dự án và vốn luỹ kế 60 tỷ USD. Tiếp theo là Dịch vụ lưu trú và ăn uống (889 dự án, 12 tỷ USD), Dịch vụ bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (5182 dự án, 8 tỷ USD), Dịch vụ vận tải, kho bãi (875 dự án, 5,4 tỷ USD)...Tổng số dự án trong lĩnh vực dịch vụ là 15.340 dự án, với tổng vốn đăng ký 106,8 tỷ USD (Tổng cục Thống kê, 2021).

Mặc dù các ngành dịch vụ như bán buôn bán lẻ, hoạt động ngân hàng – bảo hiểm và bất động sản đã có nhiều triển vọng, Việt Nam hiện vẫn thiếu một nền kinh tế dịch vụ hiện đại và hiệu quả được định hướng bởi một số dịch vụ hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tiếp cận với công nghệ cao và có tiềm năng tạo ra giá trị xuất khẩu lớn, thu hút nhiều FDI.


3.2. Tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam

Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ trong giai đoạn 2016-2020, đầu tư nội khối ASEAN vẫn là nguồn vốn FDI lớn nhất của khu vực (Xem Biểu đồ 3.3). Năm 2020, trong khi hầu hết các nguồn FDI chính vào ASEAN đều giảm do ảnh hưởng của đại dịch, đầu tư nội khối ASEAN lại cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. Năm 2020, FDI nội khối ASEAN tăng 5% lên 23 tỷ USD, đẩy tỷ trọng FDI trong khối ASEAN trong khu vực từ 12% lên 17%. Trong đó, hội nhập quốc tế trong khu vực được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kết quả đáng ghi nhận của hoạt động đầu tư nội khối.

17,3

15,3

17

12,1

26,4

28,1

22,8

22,1

23,3

30 22,725

25 20

Tỷ USD

20

15

%

15

10

10

5 5

0 0

2016 2017 2018 2019 2020


Giá trị đầu tư nội khối ASEAN (Tỷ USD)

Cơ cấu đầu tư nội khối ASEAN trên tổng đầu tư vào ASEAN (%)


Biểu đồ 3.3: Dòng vốn đầu tư nội khối ASEAN giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: ASEAN Secretariat, 2021)

Theo Báo cáo đầu tư ASEAN 2020, Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành nước nhận đầu tư nội khối lớn thứ 2 trong ASEAN (Xem Biểu đồ 3.4). Năm 2020, đầu tư nội khối từ ASEAN vào Việt Nam tăng 2,6 lần so với năm 2019, lên mức kỷ lục 6,3 tỷ USD. Theo nghiên cứu của Cục đầu tư nước ngoài, trong khu vực, Indonesia, Thái Lan và Malaysia là những đối thủ cạnh tranh trong thu hút FDI lớn nhất của Việt Nam. Indonesia tiếp tục là nước nhận đầu tư nội khối lớn nhất trong khu vực, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, chủ yếu nhờ quy mô thị trường lớn nhất trong khu vực và chi phí cạnh tranh – tuy nhiên, hạn chế trong cấu trúc địa lý của một quốc đảo, cũng như sự khác biệt về văn hoá-chính trị của Indonesia cũng gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Thái Lan và Malaysia có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ phụ trợ và cơ sở hạ tầng phát triển – tuy nhiên đến nay, hai quốc gia này đã có những điểm nghẽn mà nhà đầu tư cần tính toán như chi phí cao và thị trường đã bão hoà. Vì vậy, Việt Nam đang trở thành một điểm nhấn trong quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư ASEAN nói riêng (Đỗ Nhất Hoàng, 2020).


Indonesia Việt Nam Malaysia Singapore Thái Lan Myanmar Campuchia Philippines

Lào Bru-n1e8i

-1000

6880

8198

6278

1418

2441

2528

2434

2152

3521

5243

877

1171

640

708

2020

2019

98

662

72

4

80

0

1000 2000 3000

4000

Triệu USD

5000 6000 7000 8000 9000

Biểu đồ 3.4: Đầu tư nội khối ASEAN tính theo nước nhận đầu tư 2019-2020

(Nguồn: The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021)

3.2.1. Quy mô vốn theo số lượng dự án đầu tư

Bắt đầu với dự án đầu tiên năm 1988, sau hơn 30 năm, FDI từ ASEAN vào Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển. Xu thế FDI từ ASEAN vào Việt Nam cũng phù hợp với xu thế FDI vào Việt Nam nói chung. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài 1987 chính thức có hiệu lực, các làn sóng FDI liên tiếp đổ vào Việt Nam. Làn sóng FDI thứ nhất vào Việt Nam được đánh dấu với sự bùng nổ khởi nguồn năm 1990, tuy nhiên đã chững lại vào giai đoạn 1998 – 2004 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Làn sóng thứ hai bắt đầu năm 2005, FDI liên tục ở mức cao. Mặc dù có những thời điểm chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làn sóng FDI tiếp theo được cho là đang dồn dập đổ tới Việt Nam.

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

2018

2020

0


1988

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

Tống vốn Số dự án


Biểu đồ 3.5: Số lượng dự án và tổng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam

giai đoạn 1988-2020

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023