Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Mức Độ Cấp Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học

dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học”; Biện pháp 4: “Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh”. Để nâng cao quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí thì không thể thiếu biện pháp 5: “Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Bởi vì, nhân tố điều kiện CSVC - trang thiết bị phụ vụ hoạt động dạy học rất cần thiết và quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

Như vậy, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể, nhóm biện pháp nào đó có thể có vai trò lớn hơn, cần ưu tiên thực hiện hơn cả, có những nhóm biện pháp có thể thực hiện sau. Vì vậy, trong tiến trình thực hiện biện pháp Hiệu trưởng cần căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, bám sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành để có những quyết định đúng đắn nhất.

3.4. Khảo nghiệm sư phạm

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 85 người bao gồm: 25 CBQL và 60 giáo viên.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh

Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học


STT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Rất cấp

thiết

Ít cấp

thiết

Không

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực học

sinh


71


83.5


14


16.5


0


0.0


241


2.84


5


2

Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng dạy học phát triển năng lực học

sinh cho giáo viên


80


94.1


5


5.9


0


0.0


250


2.94


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực - 14

STT


Biện pháp

Mức độ cấp thiết


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Rất cấp

thiết

Ít cấp

thiết

Không

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%


3

Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực

người học


75


88.2


10


11.8


0


0.0


245


2.88


3


4

Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển

năng lực học sinh


77


90.6


8


9.4


0


0.0


247


2.91


2


5

Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


72


84.7


13


15.3


0


0.0


242


2.85


4



Qua bảng 3.1 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần phải áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, có những biện pháp được đánh giá cấp thiết ở mức độ cao như: Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên; Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh; Hướng dẫn

tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học;... Không có biện pháp nào bị đánh giá ở mức độ không cần thiết.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp cần xét trên khả năng và đối tượng phù hợp để có thể kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học‌


STT


Biện pháp

Tính khả thi


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Rất

khả thi

Ít khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển

năng lực học sinh


70


82.4


15


17.6


0


0.0


240


2.82


4


2

Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng dạy học phát triển năng lực học sinh

cho giáo viên


71


83.5


14


16.5


0


0.0


241


2.84


3


3

Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực

người học


76


89.4


9


10.6


0


0.0


246


2.89


1


4

Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát

triển năng lực học sinh


73


85.9


12


14.1


0


0.0


243


2.86


2


5

Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


68


80.0


17


20.0


0


0.0


238


2.80


5

Qua bảng 3.2 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi. Biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá khả thi nhất là Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học với 89.4% rất khả thi và 10.6% ít khả thi. Kế tiếp là Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh có 85.9% rất khả thi, 14.1% ít khả thi. Đây là những biện pháp được đánh giá mang tính khả thi cao. Nguyên nhân do chúng không tốn kém chi phí, không đòi hỏi nhiều lực lượng cùng tham gia vào giải pháp.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên.

Biện pháp 3: Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 5: Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên ở các

trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định cả 05 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Hiệu trưởng các trường nên thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.

Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao chất lượng dạy học; là quản lý việc chấp hành những quy định, quy chế về hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh đối với môn Lịch sử - Địa lí.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực còn thực hiện qua loa, chống đối; Phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí chủ yếu là phương pháp thuyết trình; Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí còn chưa thực hiện thường xuyên, việc đánh giá còn mang tâm lý nể nang chưa thực chất. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực còn thiếu, chất lượng của các thiết bị kém nên chưa có tính ứng dụng cao.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên.

Biện pháp 3: Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí ở các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 5: Đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, mà đề tài đã đề xuất bước đầu đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long

Đưa ra chính sách phù hợp để động viên đội ngũ giáo viên này yêu ngành, yêu nghề, hết lòng vì học sinh.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường tiểu học trong đó có môn Lịch sử - Địa lí để giáo viên thực hiện giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học nói chung và giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học nói riêng thực hiện có hiệu quả.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm của những trường có thành tích cao, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ QLGD từ cấp tổ trở lên của các nhà trường.

Chỉ đạo các trường tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn Lịch sử - Địa lí theo các cụm trường, gắn với thực tiễn bài học và định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy.

2.2. Đối với cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với những GV có khả năng sáng tạo trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ QLGD và giáo viên về sự cần thiết phải dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở môn Lịch sử - Địa lí, thực hiện tốt quy trình đổi mới với những bước đi thích hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023