Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lý Theo Hướng Tích Hợp

để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục” [24]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “Quản lý nhà trường là tổ chức hoạt động dạy học. Có tố chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” [14]

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của nó. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.

Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang phát triển lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào việc phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Nội dung quản lý trong nhà trường bao gồm:

+ Quản lý đội ngũ các thầy giáo, cán bộ công nhân viên và tập thể học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường.

+ Quản lý các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT.

+ Quản lý việc học tập của học sinh: bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập.

+ Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

+ Quản lý nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước, đồng thời thực hiện xã hội hóa giáo dục, động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục và dạy học.

Như vậy, nói một cách khái quát: Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang - 6

- Quản lý hoạt động dạy học

Trong nhà trường, quản lý hoạt động dạy học là quá trình CBQL quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, nội quy, quy chế...) về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của nhà trường, của cộng đồng và xã hội để đưa hoạt động dạy học đến mục tiêu”. [7]

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình sư phạm đặc thù bao gồm nhiều thành phần cấu trú như: Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy học, trò với hoạt động học, kết quả dạy học.

Hoạt động dạy học của giáo viên chính là một hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học làm cho quá trình đó vận hành một cách có kế hoạch có tổ chức và được chỉ đạo kiểm tra một cách thường xuyên nhằm đạt được mục tiêu đề ra: Một cách cụ thể hơn, quản lý hoạt động dạy bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và các hoạt động đổi mới phương pháp bảo đảm cho các hoạt động dạy học tích cực và hiệu

quả.


- Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Quản lý kế hoạch bài dạy.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên.

- Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Trong mỗi nhà trường, thông qua giáo viên, nhà quản lý sẽ thực hiện việc

quản lý hoạt động học của học sinh. Quản lý hoạt động học của học sinh thông qua phản ánh của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và kết quả học tập rèn luyện của học sinh. Quản lý hoạt động học bao gồm việc quản lý việc giáo dục phương pháp học tập của học sinh; nề nếp, thái độ của học sinh; các biện pháp hỗ trợ học tập cho học sinh...

- Quản lý dạy học môn Lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp

Trên các cơ sở của các khái niệm về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, trong phạm vị đề tài này, khái niệm Quản lý dạy học môn Lịch sử - địa lý theo hướng tích hợp được hiểu là: “Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) đến khách thể quản lý dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm đạt được mục tiêu của môn Lịch sử - Địa lý đồng thời tích hợp được những kiến thức về Lịch sử và địa lý của địa phương”.

1.4.2. Nội dung Quản lí hoạt động dạy học Môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên

Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc quản lý dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên trường THCS gồm nội dung chính sau:

- Quản lý việc triển khai và thực hiện chương trình môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp:

Chương trình môn học là văn kiện pháp lý mang tính pháp quy do Nhà nước mà cụ thể là do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định một cách cụ thể: vị trí môn học trong kế hoạch dạy học; mục đích yêu cầu từng môn học (yêu cầu, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi), nội dung các môn học (các chương, các phần, các bài); kế hoạch, thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài và số tiết dành cho ôn tập hay kiểm tra... Thực hiện chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp là thực hiện kế hoạch giảng dạy theo mục tiêu và yêu cầu của nhà trường.

Chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp là công cụ chủ yếu để Nhà trường lãnh đạo vào giám sát, kiểm tra hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học của nhà trường. Đồng thời cũng là căn cứ để các nhà trường và giáo viên tổ chức triển khai và thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp thống nhất.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp, mà cụ thể là phân phối chương trình môn học phù hợp với điều kiện dạy học của thể của nhà trường, của địa phương do các cơ quan quản lý giáo dục các cấp quy định. Giáo viên phải nắm chắc chương trình, phương pháp dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và phát huy tính chủ động, phát triển năng lực của người học.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và hồ sơ chuyên môn của giáo viên thực hiện dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp

Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa vào Chương trình giáo dục, dựa vào trình độ giáo viên, dựa trên trình độ học sinh. Quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp trên thực tế đó là chương trình, kế hoạch dạy học chi tiết với từng nội dung của môn học, tới từng lớp do giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lý, lớp đó trực tiếp xây

dựng dựa trên khung chương trình của Bộ, chuẩn kiến thức kỹ năng và đặc điểm cụ thể của học sinh. Hiệu trưởng duyệt chương trình và kế hoạch đó và nó là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý giáo dục kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học của giáo viên, của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng phải quản lý được giáo viên xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp như vậy có đúng với khung chương trình của Bộ không, có phù hợp với thực tế của trường, của học sinh lớp đó không, có đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng không? có đáp ứng được mục tiêu dạy học không?

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là công cụ, phương tiện đắc lực giúp giáo viên thực hiện đầy đủ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người thầy trong giờ lên lớp. Thông qua quản lý hồ sơ, Hiệu trưởng sẽ quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Theo quy định hiện nay, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có các loại sau: kế hoạch dạy học, sổ lưu đề chấm chữa, sổ báo giảng, sổ gọi tên ghi điểm, sổ dự giờ. Hiệu trưởng cần phải hướng dẫn, yêu cầu cụ thể cho từng loại hồ sơ, cần quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu. Có kế hoạch kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để thu thập, đánh giá chất lượng hồ sơ, kết quả thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

- Quản lý việc phân công chuyên môn

Phân công chuyên môn cho giáo viên liên quan đến chất lượng dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp và đây là nhiệm vụ trực tiếp của hiệu trưởng trường THCS. Giáo viên là người được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, có kiến thức khoa học chuyên ngành, có phẩm chất, tư tưởng tốt. Tuy nhiên trong thực tế thì trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hoàn cảnh, điều kiện của các giáo viên trong trường THCS rất khác nhau đặc biệt là ở các vùng còn có nhiều khó khăn. Do đó, việc phân công giảng dạy cho giáo viên phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn phù hợp với trình độ, năng lực, thái độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy. Để đảm bảo phân công chuyên môn giảng dạy có chất lượng và hiệu quả, hiệu trưởng cần phải hiểu rõ đội ngũ giáo viên của trường THCS thông qua nắm bắt thông tin, sàng lọc thông tin để đảm bảo phân công

giảng dạy đúng người, đúng việc.

- Quản lý giờ lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp.

Mỗi tiết dạy - học quyết định chất lượng dạy học mà trong đó giáo viên là người điều khiển, hướng dẫn học sinh để đạt kết quả học tập theo mong muốn. Do vậy để quản lý giờ dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp của giáo viên Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo quy định của ngành và điều kiện thực tế của nhà trường THCS. Cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp của môn Lịch sử - Địa lý một cách linh hoạt, nhằm đảm bảo khách quan công bằng trong đánh giá và tạo động lực cho giáo viên trong hoạt động giảng dạy.

Để thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tích hợp cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực, trình độ và khả năng tiếp nhận, sức khỏe, độ tuổi của học sinh. Để làm tốt yêu cầu đó đòi hỏi Hiệu trường phải chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học hướng giáo viên được chủ động trong việc lựa chọn tịch hợp nội dung, chủ đề và phương pháp cũng như tăng cường trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dạy- học

- Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Chỉ đạo các tổ, nhóm rà soát nội dung chương trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Từ đó giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và soạn bài cụ thể từ mục đích, nội dung, hình thức, yêu cầu... Bên cạnh đó nhà trường cần có những quy định chung để quản lý nền nếp, chất lượng hoạt động của từng tổ nhóm chuyên môn như: tổ chức nghiên cứu chương trình, xây dựng chủ đề dạy học, thảo luận chương bài, sinh hoạt nhóm đa dạng nội dung, hình thức dạy học.

Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi thao giảng, hội giảng, các chuyên đề để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đó nhân rộng và áp dụng vào giảng dạy của nhà trường.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích hợp môn học:

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm cung cấp thông tin phải hồi chính xác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Để việc quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt mục đích, cần xác định đúng trình độ và khả năng của học sinh so với mục tiêu đề ra; xem xét nội dung chương trình học, nội dung, chủ đề tích hợp, phương pháp dạy học có phù hợp với học sinh hay không để có kế hoạch điều chỉnh; phát hiện những lỗi hoặc những khó khăn của học sinh khi tích hợp hai môn học mà học sinh hay mắc phải để giúp các em khắc phục; điều chỉnh cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

Thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích hợp môn học, Hiệu trưởng cần chỉ đạo sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra viết, kiểm tra nói, phân tích các sản phẩm học tập của học sinh, tổ chức thi định kỳ trong năm học. Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá hiệu quả quản lý của nhà trường, từ đó nhà trường có dự kiến, chương trình tổ chức, điều hành và điều chỉnh các thành tố của quá trình quản lý cho phù hợp. Với giáo viên kết quả kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên xác định kết quả của quá trình dạy học để có kế hoạch điều chỉnh nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp cho phù hợp. Với học sinh kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy kết quả học tập từ đó giúp các em điều chỉnh phương pháp, kĩ năng trong học tập cũng như hình thành động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập.

- Quản lý việc hướng dẫn học sinh tự học tự nghiên cứu nội dung học tập:

Một vấn đề quan trọng trong dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp là việc tổ chức cho học sinh được học tập và tìm hiểu, nghiên cứu theo các chủ đề của hai môn tích hợp. Tự tìm hiểu, nghiên cứu nội dung tích hợp của môn học là cơ hội để học sinh chia sẻ ý tưởng, các dự án khoa học, hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh. Hiệu trưởng cần có kế hoạch, hướng dẫn và phân công giáo viên, tổ chuyên môn để giúp học sinh đăng ký và dành thời gian nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thực hiện dạy học theo hướng tích hợp:

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên dạy học theo hướng tích hợp là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung dạy học theo hướng tích hợp nói riêng. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được thực hiện thông qua tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng theo chuyên đề, hay bồi dưỡng thường xuyên. Vì vậy Hiệu trưởng phải có chương trình, kế hoạch và quy định, yêu cầu để giáo viên chủ động tự bồi dưỡng hoặc tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Ngoài ra cần có các tư liệu (nhất là băng hình) hướng dẫn cụ thể theo những nội dung, chủ đề được tích hợp của môn Lịch sử - Địa lý.

1.4.2.2. Quản lý hoại động học của học sinh

Quản lý hoạt động học của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu được trong quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, phương pháp học tập đúng đắn nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Quản lý hoạt động học của học sinh gồm các nội dung chính sau:

- Quản lý nền nếp và ý thức học tập của học sinh:

Nền nếp được xem là khâu quan trọng nhất trong mỗi nhà trường khi thực hiện công tác giáo dục, dạy học. Nền nếp học tập giúp cho hoạt động của nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023