Thực Trạng Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4, 5 Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, nội dung được đánh giá cao nhất đó là “Giúp học sinh biết yêu quê hương, quý trọng lịch sử và văn hoá dân tộc Việt Nam, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc” với 41.2% người được khảo sát đánh giá rất quan trọng, 45.9% ít quan trọng và 12.9% không quan trọng. Bởi vì trong chương trình môn Lịch sử - Địa lí, giáo viên sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến truyền thống lịch sử của ông cha, các nhân vật lịch sử tiêu biểu,… từ đó giúp cho học sinh thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Kế tiếp là nội dung “Giúp học sinh biết quan tâm, yêu quý cộng đồng, xã hội, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh” có 34.1% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ quan trọng, 44.7% ít quan trọng và 21.2% không quan trọng. Môn Lịch sử - Địa lí cung cấp những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa các vùng miền,… từ đó giúp các em thêm yêu quý cộng đồng, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các nội dung mà CBQL và giáo viên đánh giá tầm quan trọng thấp, cụ thể như nội dung “Giúp hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh” có 77.6% người được khảo sát đánh giá mức độ ít quan trọng và không quan trọng và ”Giúp học sinh biết trân trọng, yêu quý bản thân, yêu cuộc sống; tinh thần lạc quan, biết vươn lên trong cuộc sống” có 70.6% người được khảo sát đánh giá mức độ ít quan trọng và không quan trọng. Nguyên nhân hiện nay nhận thức của CBQL và giáo viên cho rằng môn Lịch sử - Địa lí là một môn học phụ, chính vì thế giáo viên chưa chú trọng đến việc cung cấp các kiến thức mới, đa dạng, hấp dẫn cho học sinh. Để thu hút các em tích cực, chủ động, tương tác trong quá trình học tập. Hầu như giáo viên chỉ dạy học theo các kiến thức trong chương trình học yêu cầu, mặt khác giáo viên chưa đầu tư đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh tự chủ, tự học trong quá trình học tập.

Nhìn chung, nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Lịch sử - Địa lí trong việc phát triển năng lực cho học sinh còn thấp. Vẫn còn một bộ phận CBQL và giáo viên cho rằng môn Lịch Sử - Địa lí là một môn học phụ, môn học nhàm chán. Chỉ giúp các em hiểu thêm về các nhân vật lịch sử tiêu biểu, thêm kiến thức về các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam… Tuy nhiên không giúp các em thêm yêu mến bản thân, giúp các em phát triển các năng lực tự chủ và

tự học, giao tiếp và hợp tác… Điều này là nhận thức sai lầm. Chính vì thế đòi hỏi trong thời gian tới các trường tiểu học thành phố Hạ Long cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của môn Lịch sử - Địa lí trong việc nâng cao, phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí, giáo viên ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh‌


STT


Phương pháp dạy học

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dạy học nêu vân đề

70

82.4

15

17.6

0

0.0

240

2.82

3

2

Dạy học bằng tình huống

32

37.6

21

24.7

32

37.6

170

2.00

6

3

Phương pháp động não

29

34.1

16

18.8

40

47.1

159

1.87

7

4

Phương pháp đóng vai

22

25.9

14

16.5

49

57.6

143

1.68

8

5

Phương pháp dạy học bằng

dự án

24

28.2

9

10.6

52

61.2

142

1.67

9

6

Phương pháp thuyết trình,

giải thích

85

100.0

0

0.0

0

0.0

255

3.00

1

7

Phương pháp thảo luận nhóm

51

60.0

18

21.2

16

18.8

205

2.41

4

8

Phương pháp trực quan

42

49.4

19

22.4

24

28.2

188

2.21

5

9

Phương pháp vấn đáp

78

91.8

7

8.2

0

0.0

248

2.92

2

10

Phương pháp thí nghiệm

12

14.1

15

17.6

58

68.2

124

1.46

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực - 8

Từ bảng số 2.5 chúng ta thấy rằng các phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa Lí mà giáo viên thường xuyên sử dụng đó là:

- Phương pháp thuyết trình giải thích với 100% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng là thường xuyên.

- Phương pháp vấn đáp có 91.8% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên, 8.2% chưa thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá chưa sử dụng.

- Dạy học nêu vân đề có 82.4% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên, 17.6% chưa thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá chưa sử dụng.

Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí vẫn là thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, vấn đáp. Trong môn Lịch sử - Địa lí, phương pháp thuyết trình thường dùng để lập luận, dẫn dắt, tìm tòi, giải thích vấn đề nghiên cứu.

Tuy nhiên các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học bằng dự án, phương pháp đóng vai…giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long chưa sử dụng thường xuyên, nhiều giáo viên còn chưa bao giờ sử dụng. Nguyên nhân, vì để sử dụng các phương pháp dạy học tích cực rất cần sự chủ động linh hoạt và hợp tác của học sinh, mà đối với học sinh tiểu học rất khó để áp dụng các phương pháp này. Ngoài ra, muốn sử dụng được các phương pháp dạy học tích cực cũng yêu cầu người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức phối hợp và xử lý linh hoạt các tình huống trên lớp, quan trọng hơn là nhận thức được vai trò tác dụng của từng phương pháp để thực hiện.

Qua phỏng vấn cô N.T.H.T giáo viên lớp 5 Trường Tiểu học Bãi Cháy, cô cho biết: ”Hiện nay phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình bởi vì nội dung kiến thức nhiều, thời gian có hạn, đề kiểm tra đánh giá yêu cầu cao… Ngoài ra, giáo viên giảng cũng không đủ thời gian, nếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để học sinh trình bày, sau đó giáo viên lại định hướng thì không thể đi hết nội dung bài học. Hơn nữa lớp học đông, có lớp đến gần 60 học sinh thì tổ chức các phương pháp dạy học tích cực là rất khó”.

Phương pháp đóng vai có đến 57.6% CBQL và giáo viên đánh giá chưa sử dụng. Bởi vì, phương pháp đóng vai đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng,

học sinh phải có khả năng nhập vai tốt. Trong khi đó học sinh tiểu học lại thường hay nhút nhát, có tâm lý e ngại.

Nhìn chung, giáo viên dạy học môn Lịch sử - Địa lí tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long vẫn sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Vẫn còn một bộ phận giáo viên được hỏi chưa bao giờ sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Nguyên nhân, bản thân giáo viên còn ngại học hỏi, ngại áp dụng cũng là một nguyên nhân lớn khiến các phương pháp dạy học tích cực còn ít được phổ biến trong giờ học môn Lịch sử - Địa lí. Mặt khác, do các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, áp dụng vào soạn bài.

2.3.3. Thực trạng hình thức dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Chúng tôi tiến hành khảo sát 85 khách thể về thực trạng hình thức dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, kết quả thu được như bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh‌


STT


Hình thức dạy học

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa sử dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dạy học trên lớp

85

100.0

0

0.0

0

0.0

255

3.00

1

2

Dạy học tham quan,

trải nghiệm thực tế.

0

0.0

29

34.1

56

65.9

114

1.34

2

Từ bảng số liệu 2.6 chúng ta thấy rằng hình thức dạy học môn Lịch sử - Địa lí có 100% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng là thường xuyên. Tuy nhiên đối với hình thức dạy học tham quan, trải nghiệm thực tế không có ý kiến nào đánh giá mức độ sử dụng là thường xuyên, 34.1% chưa thường xuyên và 65.9% chưa sử dụng.

Việc dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải tích cực tổ chức cho học sinh đi học tập, trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên do kinh phí để tổ chức các hoạt động tham quan thực tế rất hạn hẹp, nhà trường thường phải huy động phần lớn sự đóng góp từ phụ huynh học sinh, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh gia đình không có điều kiện đóng góp nên không thể tham gia. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới Ban giám hiệu các trường tiểu học cần có biện pháp huy động nhiều nguồn để tăng nguồn kinh phí cho hoạt động tham quan thực tế cho học sinh như: Xin kinh phí từ cơ quan quản lí giáo dục cấp trên, các doanh nghiệp trên địa bàn, các dự án,…

2.3.4. Thực trạng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, giáo viên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học


TT


Nội dung năng lực

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực tự

chủ và tự học

11

12.9

15

17.6

32

37.6

27

31.8

180

2.12

3


2

Năng lực giao tiếp và

hợp tác


29


34.1


26


30.6


18


21.2


12


14.1


242


2.85


1


3

Năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo


17


20.0


20


23.5


25


29.4


23


27.1


201


2.36


2

Hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, bước đầu đã đạt được các kết quả như sau:

- Thông qua học tập môn Lịch sử - Địa học sinh đã phát triển được khả năng diễn đạt, làm việc nhóm, biết chia sẻ, lắng nghe… Chính vì thế CBQL và giáo viên đánh giá nội dung “Năng lực giao tiếp và hợp tác” có 34.1% tốt và 30.6% là khá.

Tuy nhiên việc phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long vẫn còn chưa thực sự hiệu quả cụ thể như: Nội dung “Năng lực tự chủ và tự học” có đến 69.4% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu; Nội dung “Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” có 56.5% CBQL và giáo viên đánh giá là trung bình và yếu.

Qua phỏng vấn cô N.T.T.T Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Long, cô cho biết “Hiện nay học sinh của nhà trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long còn chưa tích cực. Trong giờ học môn Lịch sử - Địa lí yêu cầu mỗi cá nhân đều phải hoạt động và hợp tác làm việc, song thực tế thì những học sinh học yếu hơn lại chỉ “trông chờ” vào bạn giỏi hơn, nên năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự sáng tạo của học sinh hầu như chưa có”.

Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn cô C.T.P.Đ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Yên, cô cho biết: “Hiệu quả phát triển năng lực cho học sinh thông qua môn Lịch sử - Địa lí còn thấp. Nguyên nhân do, hiện nay giáo viên các trường tiểu học thành phố Hạ Long có trình độ không đồng đều, khả năng tư duy có hạn, trong quá trình dạy học giáo viên chưa biết khai thác những kiến thức lịch sử có liên quan đến thực tiễn để góp phần hình thành phát triển năng lực cho học sinh, qua đó tạo niềm tin, sự hứng thú học tập của đối với bộ môn Lịch sử - Địa lí, từ đó phát triển năng lực toàn diện cho học sinh”.

2.3.5. Thực trạng biểu hiện năng lực chuyên môn Lịch sử và Địa lí của học sinh trường tiểu học

Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về thực trạng biểu hiện năng lực chuyên môn Lịch sử và Địa lí của học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Thực trạng biểu hiện năng lực chuyên môn Lịch sử và Địa lí của học sinh trường tiểu học‌


TT

Nội dung năng lực chuyên môn Lịch

sử - Địa lí

Mức độ thực hiện


Tổng điểm


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiểu biết cơ bản về lịch

sử và địa lí


23


27.1


32


37.6


21


24.7


9


10.6


239


2.81


1


2

Tìm tòi, khám phá lịch sử và

địa lí


11


12.9


24


28.2


32


37.6


18


21.2


198


2.33


2


3

Vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí vào

thực tiễn


7


8.2


15


17.6


38


44.7


25


29.4


174


2.05


3

Việc dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, mới chủ yếu dừng lại ở mức độ cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử và địa lí cho học sinh. Các em học sinh có một số năng lực chuyên môn Lịch sử - Địa lí như: Các em kể tên được một số anh hùng lịch sử của dân tộc, biện nhận diện các hiện tượng tự nhiên… Chính vì thế nội dung “Hiểu biết

cơ bản về lịch sử, địa lí” có 27.1% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện tốt, 37.6% khá, 24.7% trung bình và 10.6% yếu.

Hình thức dạy học môn Lịch sử - Địa lí chủ yếu được thực hiện trên lớp, phương pháp dạy học mà giáo viên áp dụng thường xuyên đó là thuyết trình. Chính vì thế không thu hút được sự say mê môn học của học sinh, các em chưa chủ động, tích cực tìm tòi nghiên cứu trong quá trình học tập. Dẫn đến nội dung “Tìm tòi khám phá lịch sử, địa lí” có đến 58.8% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.

Nội dung “Vận dụng kiến thức lịch sử và địa lí vào thực tiễn” có đến 74.7% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi tiến hành phỏng vấn thầy P.N.Q Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thầy cho biết “Nguyên nhân của năng lực vận dụng kiến thức lịch sử và địa lý của học sinh vào thực tiễn còn kém là do, kiến thức các em được học toàn là kiến thức hàn lâm, lý thuyết suông. Các em không có quá trình cọ sát thực tế, nên việc tiếp thu đã khó, việc vận dụng lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường cần tăng cường cho học sinh đi tham quan, trải nghiệm, đồng thời lồng ghép các kiến thức môn Lịch sử - Địa lí, thông qua đó phát triển năng lực cho học sinh”.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng biểu hiện năng lực chuyên môn Lịch sử và Địa lí của học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chúng ta đi tìm hiểu kết quả học tập môn Lịch sử - Địa lí của các em học sinh lớp 4,5 tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023