Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Địa Lí Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim

b. Cách thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tổ chức các lớp tập huấn, tạo điều kiện cho GV Địa lí tham gia các khóa học đổi mới phương pháp dạy học, các lớp tập huấn do ngành tổ chức để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cung cấp và trang bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu về thiết kế bài học cho GV.

- Kiểm tra hồ sơ GV đột xuất và theo định kì. Chỉ đạo tổ chuyên môn Địa lí kiểm tra, kí duyệt giáo án, đánh giá, xếp loại giáo án GV.

- Kết hợp kiểm tra giáo án và dự giờ đột xuất để đánh giá việc thực hiện đổi mới thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

c. Điều kiện thực hiện

- Nhận thức của cán bộ quản lí về việc quản lí đổi mới thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là khâu quan trọng trong hoạt động quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học của mỗi nhà trường.

- Nhận thức của GV về tính bắt buộc của khâu thiết kế bài học trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tư liệu, thư viện sách, thư viện mở để GV thực hiện việc thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Có quy chế đánh giá việc thực hiện nền nếp chuyên môn đối với GV Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 13

a. Mục tiêu của biện pháp:

- Phát huy tác dụng của các phương pháp dạy học tích cực đang là xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay. Mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là

phát huy hiệu quả của giờ dạy môn Địa lí: HS chủ động, tích cực, sáng tạo tiếp nhận kiến thức, phát triển tối đa các năng lực chung cũng như các năng lực chuyên biệt của môn học. GV tổ chức hướng dẫn các hoạt động dạy học một cách linh hoạt làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, hiệu quả và có chất lượng cao.

- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Quan tâm đúng mức đến việc trao đổi cách thức dạy học hướng vào mục tiêu năng lực; đảm bảo các phương pháp dạy học phát huy tác dụng để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh; cung cấp được kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực vận dụng kiến thức cho HS. Có ý thức cao trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, trong sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết.

b. Nội dung của biện pháp:

- Giúp cho GV Địa lí nắm được các khâu của dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và cách kiểm tra đánh giá HS.

- Giúp GV xác định mục tiêu giáo dục dạy học môn Địa lí định hướng năng lực, đó là kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội.

- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học Địa lí. Đặc biệt là tăng cường quản lí chương trình, kế hoạch giảng dạy, đề cương giáo án của GV qua đó chỉ đạo GV đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực, cụ thể:

+ Căn cứ kế hoạch giảng dạy đã được phê duyệt, GV chuẩn bị giáo án đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS, phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, chú ý phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy.

+ Ban Giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy, giáo án của GV, đảm bảo trước khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải được lãnh đạo ký duyệt, kiểm tra theo quy chế chung.

+ Tiến hành dự giờ thăm lớp thường xuyên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, thống nhất phương án để xử lý các tình huống cụ thể.

+ Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo việc xếp thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo chương trình dạy học, đồng thời quản lí có hiệu quả việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.

- Triển khai viết và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao. Tổ chức thi GV giỏi cấp cơ sở hằng năm, động viên khuyến khích, giúp đỡ GV có đủ năng lực và điều kiện tham gia thi GV dạy giỏi cấp Tỉnh.

- Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các mô hình giáo dục hiệu quả.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và GV của nhà trường phải hiểu biết về lí luận của các phương pháp dạy học, có thể vận dụng thành thạo về quy trình thao tác từng phương pháp giảng dạy vào thực tiễn hoạt động giảng dạy.

- GV có thể lựa chọn được các phương pháp hoạt động phù hợp với nội dung kiến thức từng bài và từng tiết học; phù hợp với đặc điểm người học và điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường.

- Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ phục vụ đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học dạy học môn Địa lí và các môn học khác.

2.3.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

a. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp GV hiểu đúng mục đích của kiểm tra đánh giá là phải vì sự tiến bộ của HS; không so sánh HS này với HS khác; coi trọng việc động viên,

khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS và cha mẹ HS.

- GV biết và thực hiện các hình thức đánh giá đa dạng phù hợp với môn Địa lí trong trường THPT như: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS, bằng trình bày miệng, thảo luận/tranh luận thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm.

- GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau.

- Thông qua đổi mới kiểm tra đánh giá làm cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn và có sự tiến bộ, thay đổi bản thân (không chỉ làm chủ kiến thức, kỹ năng mà còn thay đổi cả thái độ, niềm tin).

b. Nội dung của biện pháp

- Chỉ đạo GV đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá.

+ Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chủ yếu là kiểm tra đánh giá tái hiện kiến thức của HS mà ít kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể, điều này dẫn tới tình trạng học ứng thí của HS.

+ Ngoài kiểm tra đánh giá các năng lực nhận thức như trí thông minh, khả năng sáng tạo, phải kết hợp kiểm tra đánh giá các năng lực phi nhận thức như sự tự tin, tinh thần vượt khó, trách nhiệm công dân; năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập,…đây là những năng lực quan trọng giúp HS có thể thích ứng những hoàn cảnh, điều kiện không ngừng thay đổi của cuộc sống.

- Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá yêu cầu GV sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá mới và truyền thống. Đặc biệt chú trọng các phương pháp và hình thức có hiệu quả trong việc phát triển năng lực HS như kiểm tra thực hành, cho điểm sản phẩm cá nhân, cho điểm sản phẩm của nhóm, cho điểm ý tưởng sáng tạo, cho điểm khi HS giải quyết được các vấn đề thực tế,…; kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình học tập của HS.

- Chỉ đạo GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS được đánh giá lẫn nhau.GV phải hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. GV giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt động học của mình dưới sự hướng dẫn. Điều này giúp HS tích cực hơn, tự tin hơn, hình thành được tư duy phản biện, năng lực đánh giá và tự đánh giá ở HS

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

a) Mục đích của biện pháp

- Việc quản lí chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất góp phần đổi mới phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

- Làm cho đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trong việc thực hiện tổ chức Hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học, khai thác cơ sở vật chất vào hoạt động dạy học và giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT trong việc thực hiện tổ chức, quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó có tinh thần trách nhiệm trong quản lí chỉ đạo sử dụng tốt cơ sở vật chất, có ý thức xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động tổ chức họp thảo luận, nghiên cứu về thiết kế bài giảng, xây dựng tiêu chỉ thực hiện mô hình mới, trang bị cơ sở vật

chất cho công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo môi trường làm việc hiện đại cho cán bộ quản lí, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên để họ làm tốt công việc của mình. Đồng thời cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lí đổi mới dạy học, vì hoạt động dạy học môn Địa lí nếu có đầy đủ thiết bị sẽ phát triển năng lực của học sinh, chính vì vậy mà cần có hệ thống phòng học đa năng, các thiết bị dạy học phải đầy đủ và hiện đại.

- Đầu tư trang thiết bị nhà trường. Trang thiết bị trong nhà trường là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học và giáo dục. Trang thiết bị hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.

- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho học sinh hơn, có điều kiện tối ưu hóa quá trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh.

- Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động cần phải được thực hiện:

- Các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ dạy học:

+ Khuôn viên trường học đảm bảo diện tích theo quy định chuẩn.

+ Hệ thống cảnh quan môi trường, bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát.

+ Phòng học, phòng chức năng: Xây dựng đủ mỗi lớp 1 phòng học đảm bảo diện tích, ánh sáng theo hướng chuẩn quốc gia. Đủ các phòng: Phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, văn phòng nhà trường, phòng hoạt động âm nhạc, phòng y tế học đường... thoả mãn các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.

- Nâng cao nhận thức lí luận và thực tiễn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu

quản lí giáo dục trong và ngoài nước; tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí tập trung; tham quan học tập các trường có cơ sở vật chất và phương pháp quản lí tốt.

- Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng, bảo quản các trang thiết bị đáp ứng hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh:

+ Tổ chức hội thi sử dụng đồ dùng dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh; hội thi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đạt chất lượng, khen thưởng GV sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện.

+ Tăng cường quản lí, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn, kiểm tra hoạt động của phòng thư viện, phòng thiết bị.

+ Quản lí, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải không đem lại hiệu quả thiết thực.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, cơ sở vật chất đối với việc nâng cao chất lượng dạy học

- Trường cần tham mưu cấp có thẩm quyền (Sở GD&ĐT và UBND tỉnh) để có được sự quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các trường THPT trên địa bàn huyện kinh phí mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các cơ quan đoàn thể, làm tốt công tác tham mưu với các cấp chính quyền, Hội cha mẹ học sinh để khai thác các nguồn lực.

- Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện phải có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí hoạt động dạy học trong mỗi nhà trường. Khi quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất biện chứng nhưng mỗi trường có những đặc điểm khác nhau và ở trong cùng một nhà trường trong những giai đoạn khác nhau lại có những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết khác nhau. Vì vậy tùy vào đặc điểm của mỗi nhà trường và đặc điểm nhà trường trong từng giai đoạn mà Hiệu trưởng tập trung vào một hoặc một số biện pháp cụ thể để công tác quản lí hoạt động dạy học đảm bảo tính hiệu quả theo hướng phát triển năng lực người học Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đề xuất đòi hỏi nhà quản lí phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, không coi trọng hoặc xem nhẹ biện pháp nào.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, GV dạy Địa lí các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Phương pháp và khách thể khảo nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến thông qua khảo sát và phỏng vấn đối với CBQL và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn địa lí ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 26 người.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí