sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện ở mức độ chưa tốt, cụ thể ở các nội dung sau:
- Nội dung “Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên thông qua khảo sát kết quả học tập của học sinh và lấy ý kiến của cha mẹ học sinh” có đến 65/85 (chiếm 76.5%) người được khảo sát cho rằng mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Hoạt động học tập của học sinh cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Tuy nhiên các trường tiểu học thành phố Hạ Long chưa phát huy được sự đóng góp của phụ huynh học sinh trong việc dạy dỗ con em mình.
- Nội dung “Phối hợp giữa BGH và tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực” có đến 51/85 (chiếm 60%) CBQL và giáo viên cho rằng mức độ thực hiện trung bình và yếu. Nguyên nhân là do mặc dù BGH nhà trường có thường xuyên chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí của giáo viên, tuy nhiên BGH chưa sát sao kiểm tra kết quả của thực hiện đến đâu. Mặc khác BGH chỉ đạo nội dung kiểm tra rất chung chung, không cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra như thế nào, dẫn đến kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên chưa thực sự hiệu quả.
Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long còn thực hiện rất qua loa, làm đối phó. Do nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh cho rằng đây là môn học phụ. Cho nên nội dung “Nhận xét, đánh giá; yêu cầu khắc phục và điều chỉnh sau kiểm tra” có đến 54.1% đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu.
Trong công tác quản lý, nếu nhà lãnh đạo thiếu kiểm tra, giám sát, đánh giá thì coi như đã đánh mất chức năng quản lý của mình. Không thực hiện tốt khâu quan trọng này, người quản lý sẽ không thể đánh giá được chính xác mức độ và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, không thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chính vì thế, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cần được BGH nhà trường quan tâm, khắc phục những hạn chế thiếu sóc, cần thực hiện đảm bảo sự công bằng, chính xác, thường xuyên, liên tục hơn. Có như vậy mới phát huy được vai trò của người quản lý trong nhà trường, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công tác dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường. Mặt khác, thông qua việc đánh giá, kiểm tra mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học, giúp cho Hiệu trưởng nắm bắt và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí đạt hiệu quả cao.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành điều tra trên 85 CBQL và giáo viên, nội dung đánh giá ở 3 mức độ: Rất ảnh hưởng (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), Không ảnh hưởng (1 điểm). Kết quả thu được như bảng 2.15 sau:
Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học
Các yếu tố ảnh hưởng | Mức độ ảnh hưởng | Tổng điểm | Thứ bậc | ||||||
Rất ảnh hưởng (3 điểm) | Ít ảnh hưởng (2 điểm) | Không ảnh hưởng (1 điểm) | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước. | 67 | 78.8 | 18 | 21.2 | 0 | 0.0 | 237 | 1 |
2 | Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động. | 48 | 56.5 | 35 | 41.2 | 2 | 2.4 | 216 | 8 |
3 | Điều kiện dạy học của nhà trường. | 55 | 64.7 | 30 | 35.3 | 0 | 0.0 | 225 | 5 |
4 | Sự phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trường tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp người quản lý đạt tốt mục tiêu giáo dục. | 53 | 62.4 | 32 | 37.6 | 0 | 0.0 | 223 | 6 |
5 | Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục | 50 | 58.8 | 35 | 41.2 | 0 | 0.0 | 220 | 7 |
6 | Trình độ và năng lực của nhà quản lý. | 61 | 71.8 | 24 | 28.2 | 0 | 0.0 | 231 | 3 |
7 | Trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên lịch sử địa lí. | 63 | 74.1 | 22 | 25.9 | 0 | 0.0 | 233 | 2 |
8 | Trình độ của học sinh | 57 | 67.1 | 28 | 32.9 | 0 | 0.0 | 227 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4, 5 Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh
- Kết Quả Học Tập Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4 Của Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Học Kỳ I Năm Học 2018 - 2019
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng
- Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4, 5 Ở Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh Theo
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Ở Các Trường Tiểu Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Mức Độ Cấp Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố “Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước”, với tổng điểm 237 là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bởi vì kiến thức và nội dung trương trình được giáo viên giảng dạy cho học sinh dựa trên hoàn toàn quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ 2 là “Trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí” với tổng điểm 233. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi giáo viên là người trực tiếp dạy học, cho nên có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ 3 là “Trình độ và năng lực của nhà quản lý” với tổng điểm 231. Thực tế đã chứng minh, cán bộ quản lý trong các nhà trường có trình
độ và năng lực cao thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bởi vì, CBQL sẽ là người định hướng, cũng như quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như kết quả của hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí. CBQL cũng là người trực tiếp giám sát điều chỉnh hoạt động dạy học của người giáo viên.
Yếu tố ảnh hưởng thứ 4 là “Trình độ của học sinh” với 227 điểm. Nếu học sinh có năng lực học tập tốt, thì sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mà giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí truyền đạt tới. Mặt khác dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi sự tương tác lớn của người học, người học càng có năng lực, trình độ cao thì sẽ có nhiều đóng góp cho quá trình dạy học của giáo viên.
Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ 5 là “Điều kiện dạy học của nhà trường” với 225 điểm. Cơ sở vật chất, TTBT dạy học sẽ khuyến khích giáo viên đổi mới PPDH, cũng như đổi mới nội dung dạy học. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho người học.
2.6. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng
2.6.1. Những ưu điểm
Hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch chung, kế hoạch quản lý phù hợp với thực tế nhà trường, có những quyết định đúng đắn kịp thời, tổ chức công việc tương đối hợp lý, khoa học.
Cán bộ quản lý nhà trường là những người có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn. Là người nhiệt tình, thiết tha với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động.
Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy dồn, hay cắt xén chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lí. Nhà trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện lịch báo giảng đều đặn.
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học mới, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại,... và đã thực hiện rất tốt.
Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả giáo viên qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi giáo viên giỏi được tổ chức thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong việc hoạt động giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên; dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý xây dựng giờ dự. Đa số các giáo viên đều mong muốn được giáo viên cùng bộ môn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình.
Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn nhà trường để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học.
Xây dựng được chế độ khen thưởng, tổ chức tuyên dương khen chê kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua.
Thực hiện tốt việc chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên bộ môn, GVCN để quản lý, giáo dục ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh. Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, có phẩm chất đạo đức tốt, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, chấp hành nghiêm túc các nội quy của lớp cũng như của trường đề ra.
2.6.2. Những hạn chế
Bản thân CBQL chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Một số CBQL giáo viên còn làm việc theo cảm tính, thiếu khoa học. Việc tác động đến ý thức, nhận thức của giáo viên tuy đã được thực hiện song còn chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, một số chưa chủ động trong việc dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học.
Việc quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý hoạt động tổ chuyên môn, quản lý việc kiểm tra đánh giá dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo hướng phát triển năng lực còn lỏng lẻo, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, chưa đi vào chiều sâu. Cụ thể:
- Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, nhà trường chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ nhóm chuyên môn và của cá nhân thì hết sức sơ sài, chiếu lệ, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch rất yếu. Bên cạnh đó, duyệt kế hoạch, thực chất chỉ là ký xác nhận kế hoạch của giáo viên. Phần lớn trong kế hoạch còn chưa thể hiện rõ dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.
- Về tổ chức, thực hiện kế hoạch, còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức giáo án chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án. Vẫn còn hiện tượng dạy chay. Dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy, còn mang tính chiếu lệ, ít chú ý tới phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ kiểm tra, đánh giá các bước lên lớp.
- Việc chỉ đạo dạy học theo phương pháp dạy học tích cực còn lúng túng. Phương pháp dạy học còn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên, chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên trẻ, giáo viên mới vào nghề.
- Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn, phát động phong trào thi đua làm thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học chưa thường xuyên.
- Do thiếu kinh phí nên CSVC-TBDH chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong tình hình mới. Nhà trường chưa chú ý bổ sung sách tham khảo cho giáo viên, trong thư viện nhà trường chủ yếu là sách được cấp phát.
Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn và việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề chưa được duy trì thường xuyên; việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho một bộ phận giáo viên đã giảng dạy nhiều năm nhưng trình độ chuyên môn chưa cao chưa được chú trọng đúng mức.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa GVCN, GVBM, trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của học sinh chưa đồng bộ.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh chưa khách quan, chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh, chưa kích thích được học sinh trong học tập.
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguồn ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế, việc huy động đóng góp từ phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn nên CSVC chưa hoàn thiện, bất cập so với yêu cầu đổi mới.
Chưa có khung chương trình rõ ràng của Bộ giáo dục về nội dung theo hướng phát triển năng lực người học ở bộ môn.
Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn, việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực của học sinh còn yếu và chưa chịu cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.
Đội ngũ CBQL đều trưởng thành đi lên từ giáo viên trực tiếp đứng lớp, đa số chưa qua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong công việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy diễn chủ quan của cá nhân.
Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp giáo dục. Thậm chí, một số còn chưa coi trọng đúng mức công tác dạy học, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp, do đó hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Chưa coi trọng xây dựng nền nếp dạy học và kiểm ra hoạt động dạy của giáo viên, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn chung chung nên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý giáo dục còn chậm.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, nhìn chung các trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn từ các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chất lượng giảng dạy môn Lịch sử - Địa Lí theo định hướng phát triển năng lực tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chưa cao. Vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên, học sinh và PHHS chưa đạt được kết quả như mong muốn;
Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực còn thực hiện qua loa, chống đối;
Phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí chủ yếu là phương pháp thuyết trình;
Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí còn chưa thực hiện thường xuyên, việc đánh giá còn mang tâm lý nể nang chưa thực chất.
Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực còn thiếu, chất lượng của các thiết bị kém nên chưa có tính ứng dụng cao.
Dựa vào những tồn tại và hạn chế trên tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực tại chương 3.