Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung tổ chức | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Tổ chức xây dựng chỉ tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cụ thể cho tổ (nhóm) chuyên môn Lịch sử - Địa lí, theo học kỳ và theo cả năm học | 19 | 22.4 | 10 | 11.8 | 34 | 40.0 | 22 | 25.9 | 196 | 2.31 | 6 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đáp ứng yêu cầu dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. | 32 | 37.6 | 23 | 27.1 | 18 | 21.2 | 12 | 14.1 | 245 | 2.88 | 1 |
3 | Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh | 28 | 32.9 | 21 | 24.7 | 21 | 24.7 | 15 | 17.6 | 232 | 2.73 | 3 |
4 | Tổ chức xây dựng hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo huớng phát triển năng lực. | 24 | 28.2 | 23 | 27.1 | 22 | 25.9 | 16 | 18.8 | 225 | 2.65 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khát Quát Về Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4, 5 Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh
- Kết Quả Học Tập Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4 Của Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Học Kỳ I Năm Học 2018 - 2019
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Tỉnh
- Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Lớp 4, 5 Ở Trường Tiểu Học Thành Phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh Theo
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử - Địa Lí Ở Các Trường Tiểu Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nội dung tổ chức | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
5 | Tổ chức dạy thử nghiệm, triển khai hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh và phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. | 23 | 27.1 | 21 | 24.7 | 24 | 28.2 | 17 | 20.0 | 220 | 2.59 | 5 |
6 | Tổ chức dự giờ, kiểm tra các tiết áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. | 30 | 35.3 | 21 | 24.7 | 20 | 23.5 | 14 | 16.5 | 237 | 2.79 | 2 |
7 | Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực như: ngoại khóa, câu lạc bộ, động viên, khen thưởng. | 14 | 16.5 | 18 | 21.2 | 32 | 37.6 | 21 | 24.7 | 195 | 2.29 | 7 |
Kết quả bảng 2.12 cho chúng ta thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số mặt như:
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là một yêu cầu mới trong hoạt động dạy học của giáo viên. Chính vì thế Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các nhà trường đã có tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhằm giúp giáo viên trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm. Chính vì thế nội dung “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” có 37.6% CBQL và giáo viên đánh giá tốt, 27.1% khá, 21.2% trung bình và 14.1% yếu.
- Để có thể dạy học theo hình thức phát triển năng lực cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các phương pháp sư phạm mới như: Phương pháp dự án, phương pháp đóng vai, phương pháp trực quan,… Chính vì thế các nhà cường đã tăng cường tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Hiệu trưởng nhà trường thường giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức thực hiện. Chính vì thế việc đổi mới phương pháp giáo dục tại các nhà trường chưa thực sự hiệu quả, các cá nhân làm rất hời hợt, làm để đối phó với cấp trên. Chính vì thế nội dung “Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” có đến 42.4% CBQL và giáo viên đánh giá nội dung này là trung bình và yếu.
- Tổ chức dạy thử nghiệm, triển khai hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh và phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh là một trong những hoạt động rất quan trọng vì nó là cơ hội cho giáo viên chia sẻ, cũng như học tập phương pháp, cách thức để cải thiện hoạt động dạy học của mình theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên hoạt động này chưa được áp dụng thường xuyên, mức độ hiệu quả còn thấp có đến 48.2% ý kiến đánh giá là trung bình và yếu.
- Nội dung “Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho dạy học môn Lịch sử - Địa lí
theo định hướng phát triển năng lực như: ngoại khóa, câu lạc bộ, động viên, khen thưởng” có 62.4% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và yếu. Hiện nay hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long đều chưa có câu lạc bộ em yêu Lịch sử - Địa lí. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường cần tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa,… để thu hút được nhiều học sinh tham gia, nhằm khơi dạy niềm hứng thú học môn Lịch sử - Địa lí trong học sinh, cũng như là nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập môn Lịch sử - Địa lí cho các em học sinh trong nhà trường.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, thì nhìn chung đối tượng được phỏng vấn có cùng quan điểm cho rằng dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là một hoạt động cần thiết và hết sức quan trọng, tuy nhiên đây là một nội dung còn nhiều khó khăn cho nên ngoài việc hiệu trưởng tổ chức cho CBQL, giáo viên học tập lí luận khoa học về kiến thức về dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực, thì nhà trường cũng nên mời các chuyên gia về tại trường để bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng dạy học cho CBQL và giáo viên theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về thực trạng chỉ đạo dạy học môn Lịch sử
- Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung chỉ đạo | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. | 24 | 28.2 | 23 | 27.1 | 25 | 29.4 | 13 | 15.3 | 228 | 2.68 | 3 |
2 | Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lí để phát triển năng lực người học. | 36 | 42.4 | 22 | 25.9 | 18 | 21.2 | 9 | 10.6 | 255 | 3.00 | 1 |
3 | Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo hướng phát triển năng lực của người học. | 23 | 27.1 | 21 | 24.7 | 25 | 29.4 | 16 | 18.8 | 221 | 2.60 | 5 |
4 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. | 28 | 32.9 | 23 | 27.1 | 20 | 23.5 | 14 | 16.5 | 235 | 2.76 | 2 |
5 | Chỉ đạo nề nếp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho người học. | 20 | 23.5 | 19 | 22.4 | 27 | 31.8 | 19 | 22.4 | 210 | 2.47 | 6 |
6 | Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. | 25 | 29.4 | 22 | 25.9 | 23 | 27.1 | 15 | 17.6 | 227 | 2.67 | 4 |
Qua bảng khảo sát 2.13 chúng ta thấy rằng, nội dung mà hiệu trưởng trong các trường tiểu học thành phố Hạ Long quan tâm chỉ đạo cao nhất đó là: “Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lí để phát triển năng lực người học” với 68.2% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung này là tốt và khá. Việc thực hiện đúng nội dung và chương trình dạy học môn Lịch sử - Địa lí là yêu cầu bắt buộc của Bộ GD&ĐT. Chính vì thế nội dung này luôn được CBQL trong các nhà trường quan tâm chỉ đạo.
Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí trong các nhà trường tiểu học thành phố Hạ Long, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, đọc cho học sinh chép. Chưa sử dụng các phương pháp như đóng vai, hoạt động nhóm để khơi dậy sự chủ động sáng tạo, thực hành của học sinh. Vì thế chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được Hiệu trưởng quan tâm và có 60% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện tốt và khá đối với nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học”.
Nội dung “Chỉ đạo nề nếp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho người học” có 54.1% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện nội dung này là trung bình và yếu. Nguyên nhân, việc chỉ đạo nội dung này vẫn còn mang tính chung chung chưa đi vào cụ thể, chưa có chiều sâu điều, việc quản lý nề nếp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học chưa được quan tâm.
Nội dung “Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên” có 28.2% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt, 31,2% đôi khi, 27.1% khá, 29.4% trung bình và 15.3% yếu. Mặc dù hiện nay các nhà trường đã chú trọng đến việc khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên CBQL nhà trường chưa sát sao kiểm tra xem mức độ thực hiện của giáo viên dạy học môn Lịch sử - Địa lí đến đâu. Mặt khác chưa có cơ chế cụ thể khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn để phục vụ tốt hơn việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Nhìn chung, lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học nhằm hình thành năng lực cho người học trong quá trình dạy học môn Lịch sử - Địa lí. Tuy nhiên những nội dung trong quá trình chỉ đạo quản lý chưa thể hiện sự liên tục, logic mà mới dừng ở nhận thức và chỉ đạo chung chung chưa đi sâu vào cụ thể, có chiều sâu, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó, đặc biệt trong một số nội dung mang tầm quan trọng để có hiệu quả thì lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đó cũng là một trong những khó khăn để thực hiện dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực cho người học ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Để tìm hiểu về công tác kiểm tra, đánh giá, dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Nội dung kiểm tra | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. | 14 | 16.5 | 19 | 22.4 | 25 | 29.4 | 27 | 31.8 | 190 | 2.24 | 8 |
2 | Phối hợp giữa BGH và tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn | 15 | 17.6 | 19 | 22.4 | 27 | 31.8 | 24 | 28.2 | 195 | 2.29 | 7 |
Nội dung kiểm tra | Mức độ thực hiện | Tổng điểm | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
Lịch sử - Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. | ||||||||||||
3 | Kiểm tra, đánh giá việc dạy học của giáo viên thông qua dự giờ có báo trước | 19 | 22.4 | 20 | 23.5 | 25 | 29.4 | 21 | 24.7 | 207 | 2.44 | 4 |
4 | Kiểm tra, đánh giá việc dạy học của giáo viên thông qua dự giờ đột xuất | 20 | 23.5 | 27 | 31.8 | 21 | 24.7 | 17 | 20.0 | 220 | 2.59 | 3 |
5 | Kiểm tra, đánh giá việc dạy học của giáo viên thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn | 22 | 25.9 | 28 | 32.9 | 20 | 23.5 | 15 | 17.6 | 227 | 2.67 | 2 |
6 | Kiểm tra, đánh giá việc dạy học của giáo viên thông qua vở ghi của học sinh | 18 | 21.2 | 18 | 21.2 | 27 | 31.8 | 22 | 25.9 | 202 | 2.38 | 6 |
7 | Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên thông qua khảo sát kết quả học tập của học sinh và lấy ý kiến của cha mẹ học sinh | 9 | 10.6 | 11 | 12.9 | 34 | 40.0 | 31 | 36.5 | 168 | 1.98 | 9 |
8 | Nhận xét, đánh giá; yêu cầu khắc phục và điều chỉnh sau kiểm tra | 17 | 20.0 | 22 | 25.9 | 24 | 28.2 | 22 | 25.9 | 204 | 2.40 | 5 |
9 | Sử dụng kết quả kiểm tra trong việc đánh giá giáo viên | 25 | 29.4 | 28 | 32.9 | 18 | 21.2 | 14 | 16.5 | 234 | 2.75 | 1 |
Bảng 2.14 cho thấy, việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Lịch